intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn GDCD THCS năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Hướng Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học sinh giỏi môn GDCD THCS năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Hướng Hóa" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn GDCD THCS năm 2024-2025 - Phòng GD&ĐT Hướng Hóa

  1. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HÓA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA THCS NĂM HỌC 2024-2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 150 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1 (4.0 điểm) Ca dao có câu: “Khó mà biết lẽ, biết trời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang” Câu tục ngữ trên nhắc tới phẩm chất nào mà em đã học trong chương trình GDCD lớp 8? Nêu hiểu biết của em về phẩm chất đó? Câu 2 (4.0 điểm) Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. a. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? b. Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3 (3,0 điểm) Khi bàn về chủ đề: Lao động cần cù, sáng tạo có ý kiến cho rằng: “Học sinh chúng ta có thể rèn luyện được tính cần cù chứ sáng tạo là phẩm chất riêng của Thiên tài”. a. Quan điểm của em về ý kiến trên? b. Trình bày ý nghĩa của lao động cần cù và sáng tạo? c. Học sinh cần làm gì để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động? Câu 4 (4,0 điểm) Khi tranh luận về việc xác định mục tiêu cá nhân, bạn N cho rằng: “Học sinh lớp 8 còn nhỏ tuổi, chưa cần xác định được mục tiêu cá nhân và xây dựng kế hoạch để thực hiện”. a. Em đồng ý với ý kiến của bạn N hay không? Vì sao? b. Em hãy nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân? Câu 5 (5,0 điểm) Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy. Thông qua những bức ảnh dưới đây, em hãy trình bày suy nghĩ và hiểu biết của mình về tình trạng bạo lực gia đình hiện nay. ------------------Hết----------------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm; Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG HÓA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA THCS LỚP 8, NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Giáo dục công dân (HDC gồm 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Ý Nội dung Điểm 1 Ca dao có câu: 4.0 “ Khó mà biết lẽ, biết trời Biết ăn biết ở hơn người giàu sang” Câu tục ngữ trên nhắc tới phẩm chất nào mà em đã học trong chương trình GDCD lớp 8? Nêu hiểu biết của em về phẩm chất đó? - Đoạn trích trên muốn nhắc tới phẩm chất: bảo vệ lẽ phải 0.5 - Hiểu biết về bảo vệ lẽ phải + Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí, quy tắc, chuẩn mực và 0.5 lợi ích chung của xã hội. + Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng 0.5 đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo lẽ phải; không chấp nhận và không làm những việc sai trái. + Biểu hiện: Trung thực, không nói dối; dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm; 0.5 không bao che khuyết điểm, sai lầm của người khác; góp ý, nhắc nhở người khác sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm… Ví dụ: (Mỗi học sinh có thể nêu ví dụ khác nhau, giám khảo chấm linh động 0,25 cho điểm) Ý nghĩa - Việc bảo vệ lẽ phải giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần đẩy 0.5 lùi cái sai, cái xấu, để làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển; cũng cố niềm tin của con người vào cộng đồng và lương tri. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tin tưởng. - Nếu không biết bảo vệ lẽ phải, lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân và cộng 0.5 đồng sẽ bị vi phạm, gây mất ổn định xã hội, làm mất niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri. Để bảo vệ lẽ phải, mỗi người cần: + Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; 0.25 + Biết điểu chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực; 0.25 + Phê phán, đấu tranh với những hành vi sai trái, không hợp lẽ phải. 0.25 2 Có ý kiến cho rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú 4.0 nên cần phải khai thác và sử dụng tối đa thì mới đáp ứng được các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt. a. Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao? b. Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? a Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời 0.5 sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. - Không đồng tình với ý kiến trên 0.25 - Vì: + Tuy nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta rất phong phú nhưng nếu con 0.5 người khai thác và sử dụng bừa bãi sẽ cạn kiệt và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
  3. + Để đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và sinh hoạt, chúng ta cần khai thác 0.5 hợp lí và sử dụng tiết kiệm tài nguyên. + Ví dụ/dẫn chứng: (Mỗi học sinh có thể nêu ví dụ/dẫn chứng khác nhau, 0.25 giám khảo chấm linh động cho điểm) b - Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên + Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy, nổ, 0.5 săn bắn, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật. + Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lí nhà nước 0.5 có thẩm quyền cho phép. + Nghiêm cấm hủy hoại nguồn lợi thủy sản, nơi cư trú của các loại thủy sản; 0.5 khai thác, nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến môi trường sống. + Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiểm, suy thoái, cạn kiệt 0.5 nguồn nước, vào lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy.... 3 Khi bàn về chủ đề Lao động cần cù, sáng tạo, có ý kiến cho rằng: “Học sinh 3.0 chúng ta có thể rèn luyện được tính cần cù chứ sáng tạo là phẩm chất riêng của Thiên tài”. a. Quan điểm của em về ý kiến trên? b. Trình bày ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động? c. Học sinh cần làm gì để rèn luyện sự cần cù, sáng tạo trong học tập và lao động? a - Ý kiến trên hoàn toàn sai, vì: 0,25 + Thực tiễn đã chứng minh, học sinh có thể rèn luyện được tính cần cù như: 0.5 Chăm chú nghe thầy cô giảng bài, tự giác hoàn thành bài tập, quyết tâm vượt khó trong học tập… + Tuy nhiên, học sinh vẫn rèn luyện được tính sáng tạo như: Tìm ra nhiều cách 0.5 giải cho một bài tập; tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT…Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện… + Ví dụ: (Mỗi học sinh có thể nêu ví dụ khác nhau, giám khảo chấm linh 0.25 động cho điểm) b Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động: + Hoàn thiện và phát triển phẩm chất năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao 0.25 hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương đất nước. + Tạo ra được nhiều giá trị vật chất, tinh thần góp phần cải thiện và nâng cao 0.25 đòi sống. + Được mọi người yêu quý, kính trọng. 0.25 c Học sinh cần: + Chủ động trong học tập, lao động. 0.25 + Quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong học tập và lao 0.25 động. + Phê phán những biểu hiện lười biếng, ỷ lại trong học tập, lao động. 0.25 4 Khi tranh luận về việc xác định mục tiêu cá nhân, bạn N cho rằng: “Học sinh 4.0 lớp 8 còn nhỏ tuổi, chưa cần xác định được mục tiêu cá nhân và xây dựng kế hoạch để thực hiện”. a. Em đồng ý với ý kiến của bạn N hay không? Vì sao? b. Em hãy nêu các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân? a - Ý kiến của bạn N là sai, vì: 0.25 + Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt 0.5 được trong một khoảng thời gian nhất định. + Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực hơn 0.75
  4. trong cuộc sống. Đồng thời còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được những thất bại không đáng có. + Vì vậy học sinh lớp 8 cũng cần xác định được mục tiêu cá nhân và xây dựng 0.5 được kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. + Học sinh lớp 8 có thể xác định và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu những 0.5 mục tiêu phù hợp với khả năng, lứa tuổi của bản thân như: học tập, sức khỏe, hoạt động thể dục thể thao, tham gia các câu lạc bộ… b Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân: Có 6 bước B1: Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu. 0.25 B2: Ưu tiên công việc cần thực hiện trước. 0.25 B3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. 0.25 B4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân. 0.25 B5: Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi. 0.25 B6: Cam kết thực hiện kế hoạch. 0.25 5 Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp 5.0 phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy. Thông qua những bức ảnh dưới đây, em hãy trình bày suy nghĩ và hiểu biết của mình về tình trạng bạo lực gia đình hiện nay. * Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có 0.5 khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. * Thực trạng: - Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu. 0.25 - Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện 1.25 công tác phòng chống bạo lực gia đình, song đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức như: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục. * Nguyên nhân: - Từ nhận thức của mỗi người: bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân 0.25 gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình. - Từ kinh tế: khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực, căng thẳng, bế tắc 0.25 dễ dẫn tới những mâu thuẫn, tranh chấp có thể gây nên bạo lực gia đình. - Từ tệ nạn xã hội: như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…là những 0.25 nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bạo lực gia đình. * Hậu quả: - Đối với người bị bạo lực: gây tổn thưởng đến cuộc sống người bị bạo lực 0.25 (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế…) - Đối với gia đình: là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình. 0.25 - Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn 0.25 xã hội. * Giải pháp: - Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo 0.25 lực gia đình. - Đẩy mạnh thực hiện xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh. 0.25 - Xử lí nghiêm minh người có hành vi bạo lực gia đình. 0.25 * Liên hệ trách nhiệm bản thân: Nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình. Phê phán mọi biểu hiện của bạo lực 0.75 gia đình, tích cực chủ động trong việc phòng, chống bạo lực gia đình. - - - Hết - - -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2