intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10,11 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH NĂM HỌC: 2024-2025 Khóa thi ngày 04 tháng 4 năm 2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2 2222 Môn thi: GDKT&PL Lớp:10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (3,0 điểm) Thông tin: “... Ba nhà viễn thông lớn nhất Việt Nam công bố tăng dung lượng 4G lên gấp nhiều lần cho mọi người dùng nhưng giá không đổi. Mở màn là Viettel, ngay đầu tháng 5, nhà mạng này đã tuyên bố tăng gấp 5 lần dung lượng 4G cho người dùng và không tăng giá. Đến cuối tháng 6, VinaPhone và MobiFone đồng loạt gây “sốc” khi tuyên bố tăng gấp 6 lần gói dung lượng 4G và tất nhiên giá không đổi” `(Nguồn: Dân trí ngày 16/7/2018) Vận dụng kiến thức kinh tế đã học anh (chị) hãy lí giải hiện tượng trên. Câu 2. (5,0 điểm) Anh N sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. a) Trong tình huống trên anh N đã thực hiện những hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích? b) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. Câu 3: (4,0 điểm) Năm 2023 Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12/2022 bình quân năm 2023 CPI tăng 3,25%, so với năm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4,5% Quốc hội đặt ra; lạm phát cơ bản tăng 4,16%. Từ những kết quả tích cực này, năm 2024 áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn. (Trích Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Kịch bản và dự báo diễn biến lạm phát năm 2024 ngày 6/1/2024) a) Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? b) Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? c) Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? Câu 4: (4,0 điểm) Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại xã X, ông S là Tổ trưởng tổ bầu cử, chị P là thành viên tổ bầu cử, anh A, anh D, anh K là cử tri. Biết anh K là người mất năng lực hành vi dân sự nên ông S xóa tên anh K khỏi danh sách cử tri. Trong lúc chị P đang niêm yết danh sách ứng cử viên tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, anh K đã đến gặp và to tiếng với chị. Lập tức, chị P báo cáo sự việc với ông S nên ông S đã liên hệ với lực lượng an ninh đến giải quyết. Tại thời điểm bỏ phiếu, sau khi bỏ phiếu bầu hộ đồng nghiệp đang đi công tác, anh D được anh A vận động để lựa chọn đại biểu là người thân của anh A và được anh D đồng ý bỏ phiếu. a) Những ai trong tình huống trên vi phạm quyền bầu cử của công dân? Giải thích.
  2. b) Công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ về bầu cử và ứng cử để lại hậu quả như thế nào? Câu 5: (4,0 điểm) Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách lớp 9 và lớp 12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a) Thông tin trên thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? b) Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? ---Hết---
  3. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: GDKT&PL 10 (Câu) Nội dung Điểm Thông tin:’... Ba nhà viễn thông lớn nhất Việt Nam công bố tăng dung lượng 4G lên gấp nhiều lần cho mọi người dùng nhưng giá không đổi. Mở màn là Viettel, ngay đầu tháng 5, nhà mạng này đã tuyên bố 1 tăng gấp 5 lần dung lượng 4G cho người dùng và không tăng giá. Đến 3,0 (3,0đ) cuối tháng 6, VinaPhone và MobiFone đồng loạt gây “sốc” khi tuyên bố tăng gấp 6 lần gói dung lượng 4G và tất nhiên giá không đổi” (Nguồn: Dân trí ngày 16/7/2018) Vận dụng kiến thức kinh tế đã học anh (chị) hãy lí giải hiện tượng trên. - Đây là hiện tượng cạnh tranh lành mạnh 0,25 - Nêu khái niệm cạnh tranh: Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế 0,25 nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, qua đó thu được lợi nhuận tối đa. - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh + Sự tồn tại cảu nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế 0,5 độc lập, tự do trong sản xuất kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế để có chổ đứng trên thị trường. + Trong cạnh tranh các chủ thể kinh tế buộc phải sử dụng các nguồn 0,5 lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. + Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh rủi ro bất lợi trong sản 0,25 xuất, trao đổi hàng hoá thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là tất yếu. Giải thích 0,25 - Là sự cạnh tranh của 3 nhà mạng - Ba nhà mạng cạnh tranh với nhau vì: 0,25 + Ba nhà mạng trên cùng kinh doanh một loại hình thức dịch vụ hoạt động độc lập với nhau. 0,25 + Có cùng mục đích: thu lợi nhuận nhiều. + Thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh 0,25 + Các nhà mạng phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất 0,25 lượng đội ngũ lao động... nâng cao chất lượng dịch vụ, phụ vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế đất nước; Nâng cao năng lực cạnh tranh của nghành viễn thông Việt Nam...
  4. Anh N sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định 2 của pháp luật. (5,0 đ) a. Trong tình huống trên anh N đã thực hiện những hình thức thực 5.0 hiện pháp luật nào? Giải thích? b. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. a./ Trong tình huống trên anh N đã thực hiện những hình thức thực hiện pháp luật: sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. 0.5 - Giải thích: + Anh N sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Việc làm này thể hiện anh N có thể mở cửa hành kinh doanh hoặc không mở cửa hàng kinh doanh đều không vi phạm pháp luật. (Anh N 0.5 sử dụng quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm).- Sử dụng pháp luật + Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. 0.5 Hành vi đóng thuế cho nhà nước thể hiện nghĩa vụ của người kinh doanh, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định -Thi hành pháp luật. b/.* Những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật: 0.5 + Giống nhau: Đều là quá trình hoạt động có mục đích nhằm đưa những quy định pháp luật vào đời sống trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. + Khác nhau: Cách thức Yều cầu Chủ thể thực hiện đối với chủ thể Cá nhân, Làm những gì pháp Có thể làm hoặc không Sử dụng tổ chức. luật cho phép. làm, không bị ép buộc. 3.0 pháp luật (Xử sự chủ động) Cá nhân, Làm những gì pháp Phải làm, nếu không Thi hành tổ chức. luật quy định phải làm sẽ bị xử lý theo quy pháp luật làm. định của pháp luật. (Xử sự tích cực) Cá nhân, Không làm những Không được làm, nếu Tuân thủ tổ chức. việc mà pháp luật làm sẽ bị xử lý theo quy pháp luật cấm làm. định của pháp luật. (Xử sự thụ động) Cơ quan Căn cứ vào thẩm Bắt buộc phải tuân theo Áp dụng công quyền và quy định các thủ tục, trình tự pháp luật chức nhà của pháp luật để ra chặt chẽ do pháp luật
  5. nước có các quyết định. quy định. thẩm (Bắt buộc thực hiện) quyền. 3 Năm 2023 Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt (4.0 đ) lạm phát khi CPI tháng 12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12/2022 bình quân năm 2023 CPI tăng 3,25%, so với năm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4,5% Quốc hội đặt ra; lạm phát cơ bản tăng 4,16%. Từ những kết quả 4.0 tích cực này, năm 2024 áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn. (Trích Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Kịch bản và dự báo diễn biến lạm phát năm 2024 ngày 6/1/2024) a)Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? b)Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? c)Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? a.Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? • Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) đo giá cả một số lượng lớn các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: Lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục, năng lượng, nhà ở,… đối với mức tiêu dùng trung bình trong 0,25 một thời gian nhất định. ( Trường hợp học sinh trả lời: Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của một số lượng cố định các loại hàng hóa, dịch vụ (được gọi là giỏ hàng hóa) được chọn đại diện cho tiêu dùng phục vụ đời sống bình thường của người dân mà một hộ gia đình điển hình mua tại một thời điểm so với thời kỳ gốc. ) thì vẫn tính điểm Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? 0,25 Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, ( Trường hợp học sinh trả lời: Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế ( thường được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định
  6. Hoặc lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền) thì vẫn được tính điểm. Hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát vừa phải. 0,25 Vì: + Mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%) hoặc ( 0% < tỉ lệ lạm phát < 10%) + Cụ thể trong thông tin trên, khi CPI tháng 12/2023 tăng 3.58% so với tháng 12/2022, bình quân năm 2023 CPI tăng 3.25% so với ănm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4.5% Quốc hội đặt ra, lạm phát cơ bản tăng 4.16%. Nghĩa là mức độ tăng của giá cả ở một con số trong năm 2022 và 2023. Vì vậy, trong điều kiện lạm phát thấp, gái cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định, không gây hậu quả đáng kể đến nền kinh tế. b. Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh 0,25 tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 0,25 Không đồng ý với ý kiến trên. Vì Căn cứ vào các mức độ lạm phát gồm có ba loại hình lạm phát, mỗi 0,5 loại hình có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hàng năm (0% - dưới 10%) hoặc ( 0% < tỉ lệ lạm phát < 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm nền kinh tế được coi là ổn định, không gây hậu quả đáng kể đến nền kinh tế. 0,5 Lạm phát phi mã: mức độ tăng giá ở hai con số trở lên hàng năm (10% - 1000%) hoặc ( 10% < tỉ lệ lạm phát < 1000%) , mức độ lạm phát này gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế đồng tiền mức giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế, giảm người dân tránh giữ tiền mặt gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đến nền kinh tế. 0,5 Siêu lạm phát giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức Lạm phát phi mã ( >1000%) hoặc ( tỉ lệ lạm phát >=1000%). Mức độ lạm phát này gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế nền kinh tế lâm vào khủng 0,25 hoảng. Vì vậy mức độ lạm phát vừa phải thì có tác dụng tích cực kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội còn lạm phát Phiên mã và chia lạm phát ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. c.Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? - Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách pháp 0,25 luật, biện pháp sử dụng các công cụ điều tiết nhằm kiềm chế và kiểm
  7. soát lạm phát như: Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ cho người gặp khó khăn. 0,25 - Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường duy trì tỉ lệ lạm phát ở mức cho phép. 0,25 - Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất (trong trường hợp lạm phát do chi phí đầy). 0,25 - Đưa ra các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh: Giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị trường. 4 Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các 4,0 (4,0 cấp tại xã X, ông S là Tổ trưởng tổ bầu cử, chị P là thành viên tổ bầu điểm) cử, anh A, anh D, anh K là cử tri. Biết anh K là người mất năng lực hành vi dân sự nên ông S xóa tên anh K khỏi danh sách cử tri. Trong lúc chị P đang niêm yết danh sách ứng cử viên tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, anh K đã đến gặp và to tiếng với chị. Lập tức, chị P báo cáo sự việc với ông S nên ông S đã liên hệ với lực lượng an ninh đến giải quyết. Tại thời điểm bỏ phiếu, sau khi bỏ phiếu bầu hộ đồng nghiệp đang đi công tác, anh D được anh A vận động để lựa chọn đại biểu là người thân của anh A và được anh D đồng ý bỏ phiếu. a)Những ai trong tình huống trên vi phạm quyền bầu cử của công dân? Giải thích. b)Công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ về bầu cử và ứng cử để lại hậu quả như thế nào? a)Anh A và Anh D 0,5 + Anh A đã vận động anh D bỏ phiếu bầu cho đại biểu là người thân của anh A, điều này vi phạm nguyên tắc bầu cử tự do và không bị ép 0,5 buộc. Công dân có quyền tự do lựa chọn đại biểu mình muốn bầu mà không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của người khác. Việc anh D đồng ý bỏ phiếu theo sự vận động của anh A là một hành 0,5 động không đúng với nguyên tắc bầu cử công bằng, tự do và không bị tác động.(HS làm đúng đáp án được điểm tối đa, HS làm sai và thiếu chỉ tính 0,25đ) b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. 0,5 -Đối với xã hội: +Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà 0,25 nước. 0,25
  8. + Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử, 0,25 + Làm sai lệch kết quả bầu cử, 0,25 +Gây lãng phí ngân sách nhà nước. - Đối với cá nhân: 0,25 +Xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, +Cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh 0,25 tế, công việc của công dân;... + Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về 0,5 bầu cử, ứng cử, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.... 5 Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách lớp 9 4,0 (4,0 và lớp 12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N đã có văn bản chỉ điểm) đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a)Thông tin trên thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? b)Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? a./ Thông tin trên thể hiện đặc điểm - Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 0.5 + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Nội dung của văn bản do cơ quan nhà 1.0 nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp. Pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào. 0.5 (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo_Nội dung này thể hiện tính chặt chẽ về mặt hình thức) 3. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 0,25 - Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. + Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. 0,25 + Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiềm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thồ của mình. + Pháp luật tạo cơ sở pháp lí đề Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh 0,25 trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đằng và tiến bộ xã hội. 0,25
  9. - Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. + Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực 0,25 đời sống xã hội. 0,25 + Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa bản thân. 0,25 + Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 0,25
  10. SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 10, 11 TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT TỈNH NĂM HỌC: 2024-2025 Khóa thi ngày 04 tháng 4 năm 2025 ĐỀ THI CHÍNH THỨC 02 22022 Môn thi: GDKT&PL Lớp: 11 (Đề có 02 trang ) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (4,0 điểm) Nhận thức được tác hại của túi ni lông với môi trường, chị T đã chuyển sang sử dụng túi vải khi đi chợ. Chị không còn mua sắm theo thói quen, sở thích. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, không gây hại cho môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hóa chung. Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. a) Chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để xây dựng văn hóa tiêu dùng? b) Em hãy cho biết những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới hành vi văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng? c) Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”? d) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam? Câu 2. (5,0 điểm) Anh H sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. a) Trong tình huống trên anh H đã thực hiện những hình thức thực hiện pháp luật nào? Giải thích? b) So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. Câu 3: (4,0 điểm) Năm 2023 Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt lạm phát khi CPI tháng 12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12/2022 bình quân năm 2023 CPI tăng 3,25%, so với năm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4,5% Quốc hội đặt ra; lạm phát cơ bản tăng 4,16%. Từ những kết quả tích cực này, năm 2024 áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn. (Trích Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Kịch bản và dự báo diễn biến lạm phát năm 2024 ngày 6/1/2024) a) Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? b) Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? c) Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? Câu 4: (4,0 điểm) Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại xã X, ông S là Tổ trưởng tổ bầu cử, chị P là thành viên tổ bầu cử, anh A, anh D, anh K là cử tri. Biết anh K là người mất năng lực hành vi dân sự nên ông S xóa tên anh K khỏi danh sách cử tri.
  11. Trong lúc chị P đang niêm yết danh sách ứng cử viên tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, anh K đã đến gặp và to tiếng với chị. Lập tức, chị P báo cáo sự việc với ông S nên ông S đã liên hệ với lực lượng an ninh đến giải quyết. Tại thời điểm bỏ phiếu, sau khi bỏ phiếu bầu hộ đồng nghiệp đang đi công tác, anh D được anh A vận động để lựa chọn đại biểu là người thân của anh A và được anh D đồng ý bỏ phiếu. a) Những ai trong tình huống trên vi phạm quyền bầu cử của công dân? Giải thích. b) Công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ về bầu cử và ứng cử để lại hậu quả như thế nào? Câu 5: (3,0 điểm) Khi bàn về vai trò của pháp luật. H cho rằng pháp luật làm cho con người mất tự do, bị hạn chế nhiều điều. Do vậy, Nhà nước không nên quản lí bằng pháp luật, chỉ cần quản lí bằng đạo đức là đủ. a) Em đồng tình với ý kiến của H không? Vì sao? b) Phân tích các đặc điểm của pháp luật. Lấy ví dụ minh họa.
  12. HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: GDKT&PL 11 (Câu) Nội dung Điểm Nhận thức được tác hại của túi ni lông với môi trường, chị T đã chuyển 4,0 sang sử dụng túi vải khi đi chợ. Chị không còn mua sắm theo thói quen, sở thích. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp 1 Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia (4,0đ) đình, tốt cho sức khỏe, không gây hại cho môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hóa chung. Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. a) Chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để xây dựng văn hóa tiêu dùng? b) Em hãy cho biết những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới hành vi văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng? c) Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”? d) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam? a. Chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để xây dựng văn hóa tiêu dùng? 0,25 + Khái niệm văn hóa tiêu dùng: Văn hóa tiêu dùng là nét đẹp trong thói quen, tập quán tiêu dùng của cá nhân, nhóm, cộng đồng kinh doanh, phát triển theo thời gian và biểu hiện qua hành vi tiêu dùng - Chủ thể trong trường hợp trên đã làm gì để xây dựng văn hóa tiêu 0,25 dùng? + Xu hướng tiêu dùng của chị T trong trường hợp trên đang thực hiện tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng có trách nhiệm. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, không gây 0,25 hại cho môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hóa chung. + Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. 0,25 + Từ đó, mỗi người tiêu dùng Việt Nam cần thực hiện tiêu dùng hợp lý,phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội nhằm bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng học tập văn hóa tiêu dùng văn minh và tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới. b. Em hãy cho biết những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới hành vi văn hóa tiêu dùng của người tiêu dùng? 0,25
  13. + Văn hóa: Những giá trị văn hóa chung của một quốc gia, vùng miền sẽ ảnh hưởng đến cách mà người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm. Ví dụ vào dịp tết Nguyên đán mỗi gia đình người Việt Nam hều như đều mua 0,25 chuối để thờ cúng ông bà tổ tiên. + Phong tục tập quán có thể ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn sản phẩm. Chẳng hạn, người Hồi giáo sẽ không tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn, trong khi người Ấn Độ thường tránh thịt bò. + Độ tuổi: Các thế hệ khác nhau, có những sở thích và xu hướng tiêu 0,25 dùng khác biệt. Ví dụ, người trẻ có thể ưu tiên các sản phẩm công nghệ và sáng tạo, trong khi người lớn tuổi lại có xu hướng chọn sản phẩm liên quan đến sức khỏe và ổn định. + Thu nhập: Mức thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng lớn đến sự 0,25 lựa chọn sản phẩm. Những người thuộc giai cấp cao thường có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cao cấp và xa xỉ, trong khi những người thu nhập thấp sẽ chọn các sản phẩm giá rẻ hơn. + Yếu tố tâm lý: phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. 0,25 c) Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”? + Câu nói "Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc" nhấn mạnh sự liên kết giữa hành vi tiêu dùng và ý thức về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc. Đây là một 0,25 quan điểm mang tính khuyến khích, đề cao việc ủng hộ các sản phẩm trong nước nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia. Em có thể suy nghĩ về câu nói này theo các khía cạnh sau: 0,25 + Lòng yêu nước qua việc hỗ trợ kinh tế trong nước: Khi người dân 0,25 chọn mua sản phẩm Việt Nam, họ đang góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, và giúp duy trì sự ổn định kinh tế. Việc tiêu dùng hàng Việt đồng nghĩa với việc giữ lại lợi nhuận trong nước thay vì chảy ra các nền kinh tế 0,25 nước ngoài. + Tự tôn dân tộc: Sử dụng hàng Việt Nam cũng là cách thể hiện niềm tự hào về sự tự cường của dân tộc. Khi người Việt ưa chuộng sản phẩm do chính người Việt làm ra, điều này khẳng định rằng chúng ta tin tưởng vào chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt trên thị trường. + Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng 0,25 hướng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện 0,25 với môi trường. d) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng 0,25 Việt Nam? * Trách nhiệm của công dân để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng 0,25
  14. - Học tập văn hòa tiêu dùng văn minh và tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới, đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng - Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường - Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước, hưởng ứng cuộcva65n động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” - Lên án, phê phán các hành vi tiêu dùng không phù hơp thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Anh N sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định 2 của pháp luật. (5,0 đ) a. Trong tình huống trên anh N đã thực hiện những hình thức thực 5.0 hiện pháp luật nào? Giải thích? b. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật. a./ Trong tình huống trên anh N đã thực hiện những hình thức thực hiện pháp luật: sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật. 0.5 - Giải thích: + Anh N sau khi tốt nghiệp đại học đã mở cửa hàng để kinh doanh áo quần. Việc làm này thể hiện anh N có thể mở cửa hành kinh doanh hoặc không mở cửa hàng kinh doanh đều không vi phạm pháp luật. (Anh N 0.5 sử dụng quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép làm).- Sử dụng pháp luật + Hằng năm anh luôn chủ động nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. 0.5 Hành vi đóng thuế cho nhà nước thể hiện nghĩa vụ của người kinh doanh, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định -Thi hành pháp luật. b/.* Những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật: 0.5 + Giống nhau: Đều là quá trình hoạt động có mục đích nhằm đưa những quy định pháp luật vào đời sống trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. + Khác nhau: Cách thức Yều cầu Chủ thể thực hiện đối với chủ thể Cá nhân, Làm những gì pháp Có thể làm hoặc không Sử dụng tổ chức. luật cho phép. làm, không bị ép buộc. 3.0 pháp luật (Xử sự chủ động)
  15. Cá nhân, Làm những gì pháp Phải làm, nếu không Thi hành tổ chức. luật quy định phải làm sẽ bị xử lý theo quy pháp luật làm. định của pháp luật. (Xử sự tích cực) Cá nhân, Không làm những Không được làm, nếu Tuân thủ tổ chức. việc mà pháp luật làm sẽ bị xử lý theo quy pháp luật cấm làm. định của pháp luật. (Xử sự thụ động) Cơ quan Căn cứ vào thẩm Bắt buộc phải tuân theo công quyền và quy định các thủ tục, trình tự Áp dụng chức nhà của pháp luật để ra chặt chẽ do pháp luật pháp luật nước có các quyết định. quy định. thẩm (Bắt buộc thực hiện) quyền. 3 Năm 2023 Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước kiểm soát tốt (4.0 đ) lạm phát khi CPI tháng 12/2023 tăng 3,58% so với tháng 12/2022 bình quân năm 2023 CPI tăng 3,25%, so với năm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4,5% Quốc hội đặt ra; lạm phát cơ bản tăng 4,16%. Từ những kết quả 4.0 tích cực này, năm 2024 áp lực lạm phát được dự báo sẽ không lớn. (Trích Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Kịch bản và dự báo diễn biến lạm phát năm 2024 ngày 6/1/2024) a)Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? b)Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? c)Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? a.Theo thông tin trên, chỉ số CPI là gì? Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? • Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) đo giá cả một số lượng lớn các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như: Lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế, giáo dục, năng lượng, nhà ở,… đối với mức tiêu dùng trung bình trong 0,25 một thời gian nhất định. ( Trường hợp học sinh trả lời: Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ số phản ánh sự thay đổi mức giá trung bình của một số lượng cố định các loại hàng hóa, dịch vụ (được gọi là giỏ hàng hóa) được chọn đại diện cho tiêu dùng phục vụ đời sống bình thường của người dân mà một hộ gia đình điển hình mua tại một thời điểm so với thời kỳ gốc. ) thì vẫn tính điểm Em hãy làm rõ hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát nào? 0,25
  16. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định, ( Trường hợp học sinh trả lời: Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế ( thường được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định Hoặc lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định làm giảm giá trị và sức mua của đồng 0,25 tiền) thì vẫn được tính điểm. Hiện tượng trong thông tin trên thuộc loại hình lạm phát vừa phải. Vì: + Mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% - dưới 10%) hoặc ( 0% < tỉ lệ lạm phát < 10%) + Cụ thể trong thông tin trên, khi CPI tháng 12/2023 tăng 3.58% so với tháng 12/2022, bình quân năm 2023 CPI tăng 3.25% so với ănm 2022 và thấp hơn mục tiêu 4.5% Quốc hội đặt ra, lạm phát cơ bản tăng 4.16%. Nghĩa là mức độ tăng của giá cả ở một con số trong năm 2022 và 2023. Vì vậy, trong điều kiện lạm phát thấp, gái cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định, không gây hậu quả đáng kể đến nền kinh tế. 0,25 0,25 b. Có ý kiến cho rằng: “Lạm phát luôn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế”. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Không đồng ý với ý kiến trên. Vì 0,5 Căn cứ vào các mức độ lạm phát gồm có ba loại hình lạm phát, mỗi loại hình có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến nền kinh tế. Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hàng năm (0% - dưới 10%) hoặc ( 0% < tỉ lệ lạm phát < 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm nền kinh tế được coi là ổn định, 0,5 không gây hậu quả đáng kể đến nền kinh tế. Lạm phát phi mã: mức độ tăng giá ở hai con số trở lên hàng năm (10% - 1000%) hoặc ( 10% < tỉ lệ lạm phát < 1000%) , mức độ lạm phát này gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế đồng tiền mức giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế, giảm người dân tránh giữ tiền mặt 0,5 gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động đến nền kinh tế. Siêu lạm phát giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức Lạm phát phi mã ( >1000%) hoặc ( tỉ lệ lạm phát >=1000%). Mức độ lạm phát này 0,25 gây ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế nền kinh tế lâm vào khủng hoảng. Vì vậy mức độ lạm phát vừa phải thì có tác dụng tích cực kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và không ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội còn lạm phát Phiên mã và chia lạm phát ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
  17. c.Theo em, Nhà nước cần làm gì để duy trì và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo? - Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách pháp 0,25 luật, biện pháp sử dụng các công cụ điều tiết nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát như: Tăng lãi suất, giảm mức cung tiền, cắt giảm chi tiêu công, hỗ trợ cho người gặp khó khăn. - Luôn theo dõi biến động giá cả trên thị trường duy trì tỉ lệ lạm 0,25 phát ở mức cho phép. - Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giảm thuế cải tiến kỹ thuật tăng 0,25 năng suất lao động giảm chi phí sản xuất (trong trường hợp lạm phát do chi phí đầy). - Đưa ra các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh: Giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu tăng của thị 0,25 trường. 4 Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các 4,0 (4,0 cấp tại xã X, ông S là Tổ trưởng tổ bầu cử, chị P là thành viên tổ bầu điểm) cử, anh A, anh D, anh K là cử tri. Biết anh K là người mất năng lực hành vi dân sự nên ông S xóa tên anh K khỏi danh sách cử tri. Trong lúc chị P đang niêm yết danh sách ứng cử viên tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, anh K đã đến gặp và to tiếng với chị. Lập tức, chị P báo cáo sự việc với ông S nên ông S đã liên hệ với lực lượng an ninh đến giải quyết. Tại thời điểm bỏ phiếu, sau khi bỏ phiếu bầu hộ đồng nghiệp đang đi công tác, anh D được anh A vận động để lựa chọn đại biểu là người thân của anh A và được anh D đồng ý bỏ phiếu. a)Những ai trong tình huống trên vi phạm quyền bầu cử của công dân? Giải thích. b)Công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ về bầu cử và ứng cử để lại hậu quả như thế nào? a)Anh A và Anh D 0,5 + Anh A đã vận động anh D bỏ phiếu bầu cho đại biểu là người thân của anh A, điều này vi phạm nguyên tắc bầu cử tự do và không bị ép 0,5 buộc. Công dân có quyền tự do lựa chọn đại biểu mình muốn bầu mà không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của người khác. Việc anh D đồng ý bỏ phiếu theo sự vận động của anh A là một hành 0,5 động không đúng với nguyên tắc bầu cử công bằng, tự do và không bị tác động.(HS làm đúng đáp án được điểm tối đa, HS làm sai và thiếu chỉ tính 0,25đ)
  18. b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực. 0,5 -Đối với xã hội: +Ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà 0,25 nước. 0,25 + Gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử, 0,25 + Làm sai lệch kết quả bầu cử, 0,25 +Gây lãng phí ngân sách nhà nước. - Đối với cá nhân: 0,25 +Xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, +Cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh 0,25 tế, công việc của công dân;... + Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về 0,5 bầu cử, ứng cử, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.... 5 Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách lớp 9 4,0 (4,0 và lớp 12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N đã có văn bản chỉ điểm) đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. a)Thông tin trên thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao? b)Em hãy nêu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? a./ Thông tin trên thể hiện đặc điểm - Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. 0.5 + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Nội dung của văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà 0,5 nước cấp trên ban hành; nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp. Pháp luật quy định rõ ràng, chặt chẽ cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào. (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N đã có văn bản chỉ đạo các 0.5 trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo_Nội dung này thể hiện tính chặt chẽ về mặt hình thức) b)Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 0,25 - Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội. 0,25
  19. + Pháp luật điều chỉnh, định hướng các quan hệ xã hội theo khuôn mẫu chung thống nhất, tạo nên trật tự xã hội ổn định, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. 0,25 + Pháp luật là phương tiện để Nhà nước kiểm tra, kiềm soát hoạt động của cá nhân, tổ chức, trong phạm vi lãnh thồ của mình. + Pháp luật tạo cơ sở pháp lí đề Nhà nước phát huy quyền lực, sức mạnh 0,25 trong quản lí nhà nước nhằm đảm bảo dân chủ, công bằng, bình đằng và 0,25 tiến bộ xã hội. 0,25 Ví dụ: - Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 0,25 + Pháp luật xác lập, ghi nhận các quyền của công dân trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. 0,25 + Tạo cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền và yêu cầu Nhà nước bảovệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa bản thân. 0,25 0,25 + Tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. - Ví dụ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0