intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

  1. SỞ GD-ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CỤM TÂN YÊN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: HOÁ HỌC LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 3 trang) MÃ ĐỀ: 101 Họ tên: …………………………………………… Lớp: ……… Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hoá học. Cho biết: Nguyên tử khối: Be=9; Mg=24; Ca=40; Ba=137; Sr=88; Al=27; Fe=56; Zn=65; N =14; Ag=108; C=12; S=32; O=16; Pb=207. Số hiệu nguyên tử: Ba=56; Fe=26; S=16; O=8; Pb=; Cl=17; P=15; Mg=12; Al=13; Na=11; F=9; Ne=10; Ar=18 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14 điểm) Câu 1: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, chỉ thu được sản phẩm khử là 0.992 lít (đkc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. % theo khối lượng của iron trong hỗn hợp ban đầu là : A. 61,80%. B. 38,20%. C. 38,18%. D. 61,82%. Câu 2: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì. B. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X. C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2. D. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì. Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. H2SO4 + Na2O → Na2 SO4 + 2H2 O. B. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3 ) 3 + 3H2 O. C. Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2.  t0 D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3 ) 2 + 2AgCl ↓. Câu 4: Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 7,437 lít khí (ở đkc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) và (m + a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là A. 6,72 và 57,6. B. 3,36 và 14,4. C. 3,36 và 28,8. D. 6,72 và 28,8. Câu 5: Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hydroxide của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính base là: A. Z’
  2. A. CO2, C2H2, MgO. B. NH3, CO2, Na2S. C. NH3 , CO2, C2H2. D. CaCl2, Na2S, MgO. Câu 12: Có các phát biểu sau (1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. (2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối. (3) Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử. (4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân. (5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron. Sô phát biểu không đúng là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 13: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl, vai trò của H2S là A. vừa acid vừa khử. B. chất oxi hóa. C. chất khử. D. acid. Câu 14: Cho 3,425 gam kim loại A (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 0,56 lit H2. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng. A. Ca. B. Be. C. Ba. D. Mg. Câu 15: Mỗi phân tử XY2 có tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Nguyên tố X,Y lần lượt là A. S và O. B. C và O. C. Fe và S. D. Pb và Cl. Câu 16: R thuộc chu kì 2 nhóm VA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của R có bao nhiêu electron s? A. 6. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 17: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt không mang điện gấp 1,091 lần số hạt proton. Xác định số khối X? A. 24. B. 23. C. 27. D. 11. Câu 18: Cho các chất: H2S, S, H2SO3, H2SO4, SO2, SO3. Xác định số oxi hóa của S trong các chất trên A. -2, 0, +3, +4, +4, +6. B. +2, 1, +4, +6, +4, -3. C. -2, 0, +4, +6, +2, +3. D. -2, 0, +4, +6, +4, +6. Câu 19: A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Ba. B. Be và Sr. C. Mg và Ba. D. Mg và Ca. Câu 20: Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH Tỉ lệ hệ số của chất khử và chất oxi hóa sau khi cân bằng là A. 2:3. B. 3:4. C. 4:3. D. 3:2. Câu 21: Cho phương trình hoá học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O, biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3: 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là A. 46: 6: 9. B. 44: 6: 9. C. 44: 9: 6. D. 46: 9: 6. Câu 22: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố M (thuộc chu kỳ 3) là ns2np1. Xác định M? A. B. B. Mg. C. Al. D. Na. Câu 23: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là A. S. B. P. C. O. D. Mg. Câu 24: Cho từng chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là A. 6. B. 5. C. 7. D. 8. Câu 25: Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl, thu được 1,983 lít khí H2 (đkc). Phần 2 nung trong oxygen, thu được 2,84 gam hỗn hợp các oxide. Khối lượng hai kim loại trong hỗn hợp đầu là A. 1,56 gam. B. 1,8 gam. C. 3,12 gam. D. 2,2 gam. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Liên kết trong phân tử oxygen có cả liên kết δ và liên kết π. B. Liên kết H-I được hình thành bằng sự xen phủ s-s. C. Liên kết đơn và liên kết đôi gọi chung là liên kết bội. D. Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion. Câu 27: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm A. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực. Mã đề 101 - Trang 2/4
  3. B. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực. C. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực. D. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực. Câu 28: Cho các phát biểu sau: (I) F là phi kim mạnh nhất. (II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất (III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất. (IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA Số các phát biểu đúng là? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 29: Cho 3 ion : 11Na+, 12Mg2+, 9F-. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. 3 ion trên có số electron bằng nhau. B. 3 ion trên có số proton bằng nhau. C. 3 ion trên có số neutron khác nhau. D. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau. Câu 30: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết: • Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46. • Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’. • Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là A. 19, 8 và liên kết ion. B. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị. C. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị. D. 15, 16 và liên kết ion. Câu 31: Nguyên tố X và Y thuộc nhóm A; nguyên tử nguyên tố X có 7 electron trên các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 17 electron trên các phân lớp p. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y; liên kết hóa học trong hợp chất đó là: A. X5Y; liên kết cộng hoá trị. B. X7Y; liên kết cộng hoá trị. C. XY; liên kết ion. D. Y2X; liên kết ion. Câu 32: Ion X có tổng số hạt là 80; số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20; tổng số hạt a+ trong hạt nhân của ion Xa+ là 56. Hãy cho biết cấu hình electron đúng của Xa+? A. [Ar]3d8 B. [Ar]3d6. C. [Ar]3d44s2. D. [Ar]3d4. Câu 33: Liên kết hoá học trong phân tử Cl2 được hình thành A. sự xen phủ bên của 2 orbital p chứa electron độc thân. B. nhờ sự xen phủ trục của 2 orbital p chứa electron độc thân. C. sự cho - nhận electron giữa 2 nguyên tử chlorine. D. sự xen phủ trục của 2 orbital s. Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4. B. Số orbital có trong lớp M là 8. C. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4. D. Số orbital có trong lớp N là 9. Câu 35: Một ion X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 92, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số 2+ hạt không mang điện là 20. Số hạt neutron và electron trong ion X2+ lần lượt là A. 36 và 27. B. 29 và 36. C. 36 và 29. D. 27 và 36. Câu 36: Cho 20 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Zn, ZnO, Al, Al2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl thì thu được dung dịch X và 0,15 mol khí H2. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là A. 48,90 gam. B. 44,40 gam. C. 42,00 gam. D. 30,65 gam. Câu 37: Cho các phân tử : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. SO2 ; HBr. B. N2 ; SO2. C. H2 ; HBr. D. H2 ; N2. Câu 38: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hydrogen, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là A. 40%. B. 60%. C. 27,27%. D. 50%. Câu 39: Nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong oxide cao nhất của R thì R chiếm 43,66% khối lượng. Tính số lượng mỗi loại hạt của nguyên tử R A. neutron 15; electron 15; proton 15. B. neutron 16; electron 14; proton 14. C. neutron 16; electron 15; proton 14. D. neutron 16; electron 15; proton 15. Câu 40: Trong cation NH4 có những loại liên kết hoá học nào? + A. Liên kết cộng hoá trị, liên kết ion. B. Chỉ có liên kết cộng hoá trị. Mã đề 101 - Trang 3/4
  4. C. Liên kết ion, liên kết cho nhận. D. Liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) 1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 152 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 48 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ nhiều hơn trong ion Y2- là 11 hạt. Số khối của nguyên tử Y2- nhỏ hơn số khối của nguyên tử X3+ là 11 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M. 2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất). a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M. b. Viết cấu hình electron của X2−, Y−, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích? Câu 2. (2,0 điểm) 1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron. a. FexOy + H2SO4  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O  b. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4  Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O  2) Khử hoàn toàn 3,828 gam một oxide kim loại cần 1636 ml H2(đkc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 1227,1 ml H2 (đkc). Xác định công thức của oxide kim loại đã dùng? Câu 3. (2,0 điểm) 1. Cho hoá các hoá chất: Na, Mg, dung dịch phenolphtalein, nước cất và các dụng cụ cần thiết. Em hãy trình bày thí nghiệm so sánh tính kim loại của sodium và magnesium - Nêu cách tiến hành thí nghiệm. - Hiện tượng thí nghiệm xảy ra. - Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. - Lưu ý khi thực hiện thí nghiệm. 2. Từ kết quả của thí nghiệm ở phần 1 em hãy cho biết hiện tượng và phương trình hoá học khi cho các kim loại trên lần lượt tác dụng với dung dịch CuSO4 dư. -----HẾT----- (Cán bộ coi thi không cần giải thích thêm) Mã đề 101 - Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2