intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Thọ Xuân

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi HSG tốt hơn. TaiLieu.VN mời các em tham khảo Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Thọ Xuân để giúp các em ôn tập và hệ thống kiến thức môn học, nâng cao kĩ năng giải đề và biết phân bổ thời thời gian hợp lý trong bài thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Phòng GD&ĐT Thọ Xuân

  1. PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN KỲ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TP. THANH HÓA - TRIỆU SƠN NĂM HỌC 2019- 2020 Môn: HÓA HỌC – LỚP 9 THCS ĐỀ GIAO LƯU Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày 12/01/2020 Đề có 10 câu, gồm 02 trang Họ và tên học sinh: .................................................................................... SBD: ................ Câu 1. (2,0 điểm): Một dung dịch nồng độ 30% không hòa tan chiếcđinh sắtở nhiệt độ thường. Thêm nước cẩn thận vào dung dịchaxit nói trên thu được dung dịch X 100% và dung dịch này cũng không hòa tan chiếcđinh sắt. Nếu tiếp tục thêm nước vào dung dịchđó thu được dung dịchaxit 30%. Dung dịch này hòa tan được chiếcđinh sắt, giải phóng khí không màu, không mùi. Hãy cho biết dung dịch ban đầu là dung dịch gì? Viết các phương trình phảnứng xảy ra trong các thí nghiệm trên. Câu 2. (2,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn 2,46 g hỗn hợp X gồm 3 oxit của 3 kim loại nhóm IA thuộc 3 chu kì liên tiếp vào nước thu được một dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y thì phải dùngđúng 200ml dung dịch chứa đồng thời H2SO4 0,125M và HCl 0,25M; cô cạn dung dịch sau phảnứng thu được m gam muối khan. 1. Xác định các kim loại trong X. 2. Tính m. Câu 3. (2,0 điểm): 1. Có 4 khí A, B, C, D. Khí A được điều chế bằng cách nung KMnO 4 ở nhiệt độ cao, khí B được điều chế bằng cách cho FeCl2 tác dụng với hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng, khí C được điều chế bằng cách đốt pirit sắt trong oxi, khí D tạo ra khi sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. Xác định các khí A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xảy ra. 2. Hoà tan các chất gồm Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng số mol vào nước dư được dung dịch N và kết tủa M. Xác định N và M và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 4. (2,0 điểm): 1. Có 5 gói bột trắng là KNO3, K2CO3, K2SO4, BaCO3, BaSO4, chỉ được dùng thêm nước, khí cacbonic và các ống nghiệm. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất bột trắng nói trên. 2. Trong mộtđịa phương người ta phát hiện được các nguồn tài nguyên là: muốiăn, đá vôi và than đá. Theo em những ngành sản xuất nào có thể xây dựngởđịa phương này trên cơ sở sử dụng tổng hợp các nguyên liệu trên cùng với nguồn nước dồi dào vàđiện năng rẻ tiền. Em hãy cho biết tên những sản phẩm đượcứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống. Viết các phương trình hóa học được dùng làm cơ sở cho công nghệ sản xuất chúng. Câu 5. (2,0điểm): 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau dưới dạng công chức cấu tạo. CaCO3 A  B  C  D  Buta-1,3-đien (CH2=CH-CH=CH2)
  2. 2. Hợp chất A có công thức phân tử C6H14 khi cho phản ứng với clo có chiếu sáng tạo ra hỗn hợp 2 đồng phân có công thức phân tử C 6H13Cl. Xác định công thức cấu tạo của A và viết phương trình hóa học. Câu 6. (2,0 điểm): 1. Có 4 lọ thủy tinh, mỗi lọ đựng một hỗn hợp gồm 3 chất khí: Lọ I: CH4, C2H4, CO2. Lọ II: CH4, C2H4, SO2. Lọ III: CH4, C2H4, C2H2. Lọ IV: CH4, H2, CO2 Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt mỗi lọ khí trên. Viết PTHH (nếu có). 2. Hãy sắp xếp các hiđrocacbon cho dưới đây theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: C4H10; CH4; C3H8; C2H6 và C10H22. Câu 7. (2,0điểm): Hòa tan m gam hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thu được 400ml dung dịch A. Cho từ từ 100ml dung dịch HCl 1,5M vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 1,008 lít khí (đktc). Cho B tác dụng với dung dịchBa(OH)2 dư thu được 29,55 gam kết tủa. 1. Tính m 2. Cho từ từ đến hết dung dịchA vào bình đựng 100ml dung dịch HCl 1,5M. Tính thể tích khí (đktc) sinh ra. Câu 8. (2,0điểm): Một hỗn hợp X gồm Zn, Fe có khối lượng 2,98g. Cho X vào 0,3 lít dung dịch Y chứa AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau khi phảnứng hoàn toàn thu được rắn Z và dung dịch A. Cho NaOH loãng dư vào A, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,2 gam chất rắn B. Viết phương trình phảnứng xảy ra, tính khối lượng Z và phần trăm khối lượng của X. Câu 9. (2,0điểm): Cho 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 2 lít dung dịch Br2 0,25M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br 2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 4,7 gam. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon. Biết chúng có thể là ankin, ankan hoặc anken. Câu 10. (2,0điểm): 1. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế khíoxi: - Cần các dụng cụ và hóa chất nào? Cho biết vai trò của dụng cụ, hóa chấtđó. - Nêu cách thu khíoxi và giải thích? Viết phương trình hóa học minh họa. 2. Một bình khí chứa hỗn hợp gồm N2, O2, CO, CO2 và hơi nước. Hãy trình bày phương pháp lắp đặt dụng cụ và chọn hóa chấtđể thu được khí N2 tinh khiết. Biết trong phòng thí nghiệm có các dụng cụ như: ống dẫn khí, nút cao su, đèn cồn, bình tam giác và các hóa chất như dung dịch NaOH, H2SO4 đặc, bột Cu, bột CuO. Vẽ hình minh họa và viết phương trình phảnứng. ------------------------- Hết ----------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2