intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

56
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh giúp học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ MÔN: LỊCH SỬ- Khối 11 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (3 điểm) Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích tại sao phát kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức? Câu 2. (5 điểm) Trình bày hình thức và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thời Cận đại? Câu 3: (3 điểm) Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu và nêu nhận xét của em. Thời Tên cuộc KC - Người lãnh đạo Trận tiêu biểu Kết quả gian KN Câu 4 (5 điểm) Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành như thế nào? Câu 5. (4 điểm) Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) nhân tố nào được coi là “chìa khoá” thành công? Từ cuộc cải cách này, em có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay? -----------------Hết--------------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:……………………………
  2. MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI 11. (Gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm hỏi Câu 1 Kể tên các cuộc phát kiến địa lý trong thời Hậu kỳ trung đại Tây Âu. Giải thích 3.0 tại sao phát kiến địa lý coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức? 1. Các cuộc phát kiến lớn: - Năm 1487, B. Đi-a –Xơ là hiệp sĩ Hoàng gia đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi 0,5 vòng qua cực nam của châu Phi… - Tháng 8- 1492, C. Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ TBN đi về 0,5 hướng Tây, sau hơn 2 tháng ….Cô- lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mỹ - Tháng 7-1497 Va-xco- đơ Ga – ma chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha đi tìm 0,5 đường sang phương Đông… - Từ năm 1519 đến 1522 Ph. Ma –gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển… 0,5 2. Giải thích: - Con người lần đầu tiên hình dung được hình ảnh chính xác về hành 0,5 tinh, bề rộng và hình thái trái đất. ..mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới .. - Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc 0,5 châu báu khổng lồ, thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển… Câu 2 Trình bày hình thức và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thời Cận đại? 5.0 *Kể tên các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại:… 1.0 *Hình thức: Về cơ bản cac cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều diễn ra một trong 5 hình thức sau đây: - Hình thức là một phong trào giải phóng dân tộc: đánh đuổi thực dân phong kiến 0,5 hoặc thực dân tư sản, như cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI (đánh đuổi thực dân phong kiến Tây Ban Nha), cách mạng tư sản Mĩ lần thứ nhất cuối thế kỉ XVIII (đánh đuổi thực dân Anh). - Hình thức nội chiến (giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trong một nước): như cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII (một bên là tư sản, quý tộc mới 0,5 cùng quần chúng nhân dân với một bên là nhà vua và quý tộc phong kiến bảo thủ); nội chiến ở Mĩ 1861-1865 giữa tư sản miền Bắc và chủ nô miền Nam. - Hình thức một phong trào cách mạng của quần chúng. Sự phát triển của cách mạng 0,5 gắn liền với vai trò to lớn của quần chúng như cách mạng tư sản Pháp cuối thể kỉ XVIII (Cách mạng Pháp tiến lên từng nấc thang với đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh chính là do cuộc đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân Pháp) - Hình thức một cuộc cải cách hay duy tân đất nước như cuộc cải cách nông nô ở Nga 0,5 (1861-1865), cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868. 0,5 - Hình thức một phong trào đấu tranh thống nhất đất nước như cuộc đấu tranh thống
  3. nhất Đức và Italia giữa thế kỉ XIX. *Nhiệm vụ của cách mạng tư sản: - Nhiệm vụ dân tộc nhằm xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường, 0.75 bảo vệ Tổ quốc khi có sự xâm lược của các thế lực phong kiến nước ngoài, liên kết với bọn phong kiến trong nước đã bị lật đổ. Tuy nhiên, nhiệm vụ dân tộc được thể hiện lên khác nhau trong mỗi cuộc cách mạng tùy vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. - Nhiệm vụ dân chủ được thể hiện ở việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác 0.75 lập nền dân chủ tư sản với việc thành lập nhà nước Cộng hòa tư sản (hay quân chủ lập hiến) và ban bố các quyền dân chủ tư sản, trong đó nhấn mạnh quyền tư hữu, được xem là bất khả xâm phạm-một yếu tố quan trọng của nền dân chủ tư sản. Vấn đề ruộng đất là nội dung cơ bản của cách mạng tư sản và tuy theo mức độ, kết quả của việc giải quyết yêu cầu này mà đánh giá tính triệt để của cách mạng tư sản. Câu 3 3.0 Hoàn thành bảng thống kê các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII theo mẫu và nêu nhận xét của em. Tên K/c Người Trận đánh Thời lãnh hay K/n tiêu biểu Kết quả gian đạo K/c chống 980 Lê Hoàn Đông Bắc Thắng lợi 0,25 Tống lần 1 1075 -1077 K/c chống Lý Thường Sông Như Tống lần 2 Kiệt Nguyệt Thắng lợi 0,25 1258 -1288 K/c chống Trần Quốc Đông Bộ Nguyên – Tuấn và các Đầu, hàm Thắng lợi 0.5 Mông vị vua Trần Tử... Sông Bạch Đằng K/c chống 0.25 1407 quân Minh Hồ Quý Ly Thất bại 1418- 1427 KN Lê Lợi & Chi Lăng, Nguyễn Trãi Xương Giang Thắng lợi 0.25 Lam Sơn Thắng 0.25 K/c chống Nguyễn Rạch Gầm, quân Xiêm Huệ Xoài Mút lợi 1785 K/c chống Vua Quang Ngọc Hồi 0.25 1789 quânThanh Trung Đống Đa Thắng lợi => Nêu nhận xét - Hầu hết các cuộc k/c giành thắng lợi... 0,5
  4. - Nguyên nhân thắng lợi: + + Do truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết chống giặc ... 0.25 + Do sự chỉ huy của các vị tướng tài giỏi... 0.25 Câu 4 Công cuộc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước dưới triều Nguyễn được tiến hành 5.0 như thế nào? 1. Chính trị: sau khi đánh đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, xây dựng chế độ QCCC * Chính quyền trung ương: tổ chức theo mô hình thời Lê. - Vua đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất 0,5 nước. Dưới vua có 6 bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công), đứng đầu là Thượng thư. - Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn.(cải cách hành chính) Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát 0,5 viện, nội các, cơ mật viện... - Phú Xuân là kinh đô, là trung tâm đầu não của cả nước. 0.5 * Chính quyền địa phương: - Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do các Tổng trấn thay mặt hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh triều đình trực tiếp quản 0.5 lí - Năm 1834-1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 Tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ của triều đình. 1.0 Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng và xã…Đây là cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng và được đánh giá rất cao vì sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. * Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt Tể tướng, 0.5 không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước Vương cho người ngoài họ. * Luật pháp: 1815 bộ "Hoàng triêù luật lệ" (Luật Gia Long) được ban hành với 398 0.5 điều, đề cao quyền uy Hoàng đế, triều đình, xử phạt rất hà khắc * Quân đội: Được tổ chức quy củ, gồm 4 loại binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo 0.5 binh và tượng binh), trang bị đầy đủ. * Đối ngoại: Thần phục nhà Thanh; bắt Lào, Campuchia thần phục. Với phương Tây: đóng cửa không chấp nhận việc đặt ngoại giao của họ. 0.5 Câu 5 Trong cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản nhân tố nào được coi là “chìa khoá” thành công? Từ cuộc cải cách này Em có suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước 4.0 ta hiện nay ?
  5. a. Nhân tố chìa khoá thành công: - Cải cách Minh Trị năm 1868 là một cuộc cải cách toàn diện trên các lĩnh vực: chính 0,5 trị, kinh tế, quân sự và văn hóa- giáo dục. - Trong các lĩnh vực đó, cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính chất 0.5 “chìa khóa” bởi vì: - Chỉ có giáo dục mới mở đường cho con người Nhật Bản đủ bản lĩnh nắm bắt được 0.5 tri thức tiên tiến từ các nước phương Tây. - Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu 0.5 thành một nước tư bản hùng mạnh, sau đó trở thành nước đế quốc duy nhất ở châu Á. b. Suy nghĩ gì về công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay : - Cuối thập niên 70 dầu thập niên 80 nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng ngiêm trọng 0.5 nhất là KT-XH - ĐCS Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi khủng 0.5 hoảng…. - Đường lối đổi mới đề ra năm 1986 đén nay đã đạt được nhiều thành tựu …… 0.5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2