PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8<br />
<br />
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA<br />
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong<br />
chương trình môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn,<br />
với mục đích đánh giá năng lực kỹ năng cảm nhận và viết văn tạo lập văn bản của<br />
HS thông qua hình thức đề thi tự luận.<br />
- Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách<br />
tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.<br />
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA<br />
- Hình thức: Tự luận<br />
- Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi tự luận trong thời gian: 150 phút.<br />
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ<br />
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 8.<br />
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm<br />
tra.<br />
- Xác định khung ma trận.<br />
<br />
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ - MÔN NGỮ VĂN LỚP 8. NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Mức độ<br />
Tên Chủ<br />
đề<br />
<br />
Nhận<br />
biết<br />
<br />
Thông<br />
hiểu<br />
<br />
Văn bản<br />
- Văn học<br />
nước ngoài<br />
<br />
Dựa trên nội dung bài<br />
học để hiểu đúng và<br />
cảm nhận được ý nghĩa<br />
của hình ảnh được sử<br />
dụng trong bài.<br />
<br />
Số câu<br />
Số điểm<br />
Tỉ lệ %<br />
Tập làm<br />
văn<br />
<br />
Số câu: 1/2<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
- Hiểu để viết đúng thể<br />
loại văn nghị luận. (Sử<br />
dụng đúng phương<br />
pháp và những yêu cầu<br />
về thể loại). Hiểu rõ<br />
vấn đề cần nghị luận:<br />
Đọc một câu thơ nghĩa<br />
là ta gặp gỡ tâm hồn<br />
một con người. Tuân<br />
thủ theo đúng yêu cầu<br />
về bố cục ba phần của<br />
một bài tập làm văn.<br />
<br />
- Nhận biết<br />
được<br />
yêu<br />
cầu của thể<br />
- Văn Nghị loại và của<br />
đề bài để<br />
luận.<br />
làm bài văn.<br />
<br />
TS câu<br />
TS điểm:<br />
Tỉ lệ %<br />
TS câu<br />
TS điểm:<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
Vận dụng<br />
Cấp độ thấp<br />
<br />
HS viết được đoạn văn đảm bảo<br />
đúng nội dung theo yêu cầu của<br />
câu hỏi; đoạn văn đảm bảo tính<br />
mạch lạc, lô gíc, hành văn lưu<br />
loát, trong sáng và thuyết phục<br />
làm nổi bật yêu cầu của đề bài.<br />
Số câu: 1/2<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
- Biết vận dụng những kiến<br />
thức đã học về đặc điểm nội<br />
dung, hình thức... của thể loại<br />
văn nghị luận để tạo lập một<br />
văn bản hoàn chỉnh. Bài viết có<br />
dẫn chứng phong phú, toàn diện<br />
lí lẽ chặt chẽ. Phân tích và làm<br />
sáng tỏ luận điểm của bài viết.<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ:20%<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 3,0<br />
Tỉ lệ: 30%<br />
<br />
Số điểm: 1,0<br />
Tỉ lệ: 10%<br />
<br />
Số câu: 1/2<br />
Số điểm: 3,0<br />
Tỉ lệ: 30%<br />
<br />
Số câu: 1,5<br />
Số điểm: 4,0<br />
Tỉ lệ: 40%<br />
<br />
Cấp độ cao<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
- Nghị luận chặt chẽ,<br />
thuyết phục. Dẫn chứng<br />
tiêu biểu, lí lẽ sắc bén.<br />
Hành văn trong sáng,<br />
lôi cuốn, thuyết phục<br />
người<br />
đọc,<br />
người<br />
nghe...<br />
<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
Số câu: 1<br />
Số điểm: 8,0<br />
Tỉ lệ: 80%<br />
<br />
Số điểm: 2,0<br />
Tỉ lệ: 20%<br />
<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 10<br />
Tỉ lệ: 100%<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 8<br />
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau:<br />
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt<br />
cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân<br />
bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ<br />
màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn<br />
dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.<br />
(Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri)<br />
Dựa vào đoạn văn, em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa hình ảnh<br />
chiếc lá cuối cùng và sức mạnh của nghệ thuật hội họa.<br />
Câu 2. (8,0 điểm)<br />
Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.<br />
Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Hồ Chí Minh, em hãy<br />
phân tích để làm sáng tỏ ý kiến trên.<br />
<br />
Hết<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 – 2018<br />
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 8<br />
<br />
Câu<br />
(điểm)<br />
<br />
Ý<br />
<br />
Câu 1<br />
(2,0 đ)<br />
<br />
MB<br />
Câu 2<br />
(8,0 đ)<br />
<br />
TB<br />
<br />
(Gồm 02 trang)<br />
Nội dung<br />
* Về hình thức: HS viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh.<br />
* Về diễn đạt: Bài viết đảm bảo tính mạch lạc, hành văn trong sáng<br />
lưu loát làm nổi bật yêu cầu của câu hỏi.<br />
* Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý cơ bản như sau:<br />
- Hình ảnh chiếc lá gợi cho người đọc nhiều liên tưởng:<br />
+ Gợi liên tưởng đến số phận của những con người: nghèo, bệnh tật,<br />
tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống...<br />
+ Liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. Đặc biệt là tình yêu<br />
thương giữa những người nghèo khổ, là một minh chứng cho lòng<br />
yêu nghề và tình người cao cả...<br />
- Sức mạnh của nghệ thuật hội họa:<br />
+ Tác phẩm nghệ thuật hội họa chân chính có thể làm thay đổi suy<br />
nghĩ và hành động của con người...<br />
+ “Chiếc lá cuối cùng” trở thành kiệt tác vì nó như liều thần dược đã<br />
cứu được Giôn xi, một bệnh nhân đang ở thế tuyệt vọng...<br />
* Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và<br />
lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh<br />
hoạt, phù hợp. Lời văn trong sáng, mạch lạc…<br />
* Về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý cơ bản như sau:<br />
- Dẫn vào đề một cách hợp lí, logic...<br />
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ<br />
một tâm hồn con người...khái quát về tác giả, hoàn cảnh ra đời của<br />
hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng; cảm hứng sáng tác của tác giả...<br />
a) Giải thích ý kiến: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm<br />
hồn con người...-> Đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận<br />
được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của<br />
nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình<br />
cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở,<br />
suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ...<br />
b) Phân tích, chứng minh:<br />
* Bài thơ Tức cảnh Pác Bó<br />
- Phong thái ung dung tự tại của Bác:<br />
+ Câu thứ nhất: Sáng ra bờ suối, tối vào hang...Giọng điệu thể hiện<br />
trong câu thơ rất thoải mái, cho thấy Bác sống thật ung dung, hòa<br />
điệu với nhịp sống của núi rừng. Nhịp thơ 4/3 tạo thành hai vế sóng<br />
<br />
Thang<br />
điểm<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
3,0đ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
đôi, toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp: sáng ra, tối vào…<br />
+ Câu thứ hai: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng...Niềm vui thích<br />
“thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến thiếu thốn thành dư thừa,<br />
biến kham khổ thành sang trọng...<br />
+ Câu thứ ba: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng...đây là câu thơ<br />
làm nổi bật tư thế, tầm vóc lớn lao của Bác...Ba chữ “dịch sử Đảng”<br />
toàn vần trắc, toát lên cái khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc. Như vậy,<br />
trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được<br />
khắc họa vừa chân thực, sinh động vừa có tầm vóc lớn lao.<br />
- Cái “sang” của cuộc đời cách mạng: Cuộc đời cách mạng thật là<br />
sang. Cái sang của người làm cách mạng, được cống hiến cho dân<br />
cho nước...Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là<br />
“nhãn tự” đã kết tinh, tỏa sáng tinh thần...<br />
=> Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Dù trong hoàn cảnh gian nan,<br />
thiếu thốn vẫn ung dung...Với Người, làm cách mạng và sống hòa<br />
nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn...<br />
* Bài thơ "Ngắm trăng"<br />
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác<br />
+ Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt...Trong tù không<br />
rượu cũng không hoa...<br />
+ Cái xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp của đêm<br />
trăng: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...Bác là một người chiến sĩ<br />
cách mạng và cũng là một thi sĩ. Người thi sĩ đã rung động tâm hồn<br />
trước vẻ đẹp của trăng dù thân thể đang bị giam cầm trong nhà tù<br />
khắc nghiệt, tàn bạo...<br />
- Mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với trăng: Người ngắm<br />
trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Bác thả<br />
tâm hồn mình vượt ra ngoài của sắt nhà tù để tìm đến giao hòa với<br />
trăng giữa bầu trời tự do...Trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để ngắm nhà<br />
thơ...cuộc vượt ngục về tinh thần của Bác...<br />
=> Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: Tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên<br />
luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh của Bác...<br />
* Đánh giá: Nét chung của hai bài thơ<br />
- Bác luôn sẵn sàng vượt lên những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ,<br />
luôn lạc quan...<br />
- Phong cách sống của Bác thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn, nhân<br />
cách lớn, mang tinh thần thời đại mới...<br />
<br />
3,0đ<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
- Khẳng định lại vấn đề...<br />
- Liên hệ (hoặc mở rộng)...<br />
Lưu ý: GV linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh.<br />
KB<br />
<br />
Hết<br />
<br />