Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi chọn HSG sắp tới. TaiLieu.vn xin gửi đến các em Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM 2019 Môn thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 22/9/2019 (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (8 điểm) MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY Khi tôi lên 8 hay 9 gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày dài làm việc và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà”. Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói: “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai, trách móc cay nghiệt đấy”… (Dẫn theo Báo điện tử Người đưa tin, 03/11/2016) Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ mẩu chuyện trên. Câu 2. (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Văn học lãng mạn không quan tâm đến thế giới như nó đang là mà quan tâm đến thế giới như nó có thể là và phải là”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Làm sáng tỏ ý kiến qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. -----------------HẾT----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 1
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH BÌNH PHƯỚC LỚP 12 NĂM 2019 Bài thi: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 22/9/2019 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) Câu Nội dung chính cần đạt Điểm 1 Suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ mẩu chuyện Miếng bánh mì cháy 8,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển 0,5 khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Bài học về sự cảm thông trong cuộc sống. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải cụ thể, sinh động,… * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 * Ý nghĩa câu chuyện 1,0 - Câu chuyện là kí ức của người con về cách ứng xử của cha mình đối với miếng bánh mì cháy mà người mẹ sau một ngày làm việc vất vả, mệt nhọc đã chuẩn bị cho bữa tối của gia đình. Thay vì chê trách, người cha tỏ ra cảm thông, đã ăn những miếng bánh mì cháy ấy,… - Mẩu chuyện gợi lên cho mỗi người bài học về sự cảm thông trong cuộc sống. Trong cuộc sống, chúng ta cần biết cảm thông với những khiếm khuyết, hạn chế, những tính cách khác nhau của những người thân trong gia đình cũng như của những người xung quanh. * Bàn luận 3,0 - Cuộc đời đầy rẫy những thứ không toàn vẹn, con người không ai là hoàn hảo cả, bản thân mỗi người chúng ta cũng có những khiếm khuyết, sai lầm,… Đừng vội trách móc, chê bai, làm tổn thương những người xung quanh, đặc biệt là những người thân yêu khi ta chưa hiểu họ đã trải qua những gì. - Cảm thông, thấu hiểu giúp cho chúng ta sống bao dung hơn, dễ tha thứ với những sai lầm, thiếu sót của những người xung quanh, có thể giúp họ thay đổi và sống tốt hơn. - Khi biết cảm thông, yêu thương, thấu hiểu, bản thân mỗi người cũng nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh mình, giúp cuộc sống hạnh phúc hơn… * Liên hệ, mở rộng 1,0 - Mẩu chuyện cũng là một bài học về bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình, là 2
- chìa khóa giúp cho mỗi người có một cuộc sống dung hòa. - Cảm thông, bao dung không có nghĩa là tạo điều kiện dung túng cho những thói quen xấu, những hành động sai lầm. - Cần phê phán lối sống vô tâm, ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân làm tổn thương người khác, vô tình bỏ qua tình yêu thương, những tình cảm tốt đẹp của những người xung quanh,… * Bài học nhận thức và hành động 0,75 - Hãy thấu hiểu, biết quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người thân, người yêu thương chúng ta. Bởi, sự cảm thông chỉ có được khi mọi người biết yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu. - Cần nhìn vấn đề một cách thấu tình đạt lí, không phán xét người khác khi chưa thực sự hiểu gì về họ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0,5 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 2Có ý kiến cho rằng : 12,0 2 “Văn học lãng mạn không quan tâm đến thế giới như nó đang là mà quan tâm đến thế giới như nó có thể là và phải là”. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Làm sáng tỏ ý kiến qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo đầy đủ bố cục ba phần của một bài văn: mở bài nêu được vấn đề, 0.5 thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Văn học lãng mạn thoát li hiện thực khách 0.5 quan, hoặc nếu có viết về hiện thực thì cũng nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn trong mơ ước chủ quan. c. Triển khai vấn đề nghị luận Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; lựa chọn và phân tích dẫn chứng một cách tinh tế phục vụ yêu cầu của đề. * Giới thiệu vấn đề nghị luận 0,5 * Giải thích: 1,0 - Thế giới như nó đang là: thế giới của thực tại khách quan nhiều mâu thuẫn, suy đồi đang xảy ra, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người; Thế giới có thể là và phải là: thế giới trong mơ ước, trong khát vọng, thế giới tốt đẹp thể hiện mong muốn chủ quan của tác giả. - Như vậy, ý kiến đề cập đến một đặc điểm của văn học lãng mạn là thoát li hiện thực khách quan, hoặc nếu có viết về hiện thực thì cũng nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn trong mơ ước, mong muốn hiện thực hóa thế giới mơ ước ấy theo ý muốn chủ quan. * Lí giải vấn đề: 1,0 - Bối cảnh xã hội của văn học lãng mạn: Xã hội có nhiều mâu thuẫn, bất công, suy đồi. 3
- - Nguyên tắc xây dựng tác phẩm: Các nhà văn lãng mạn có xu hướng thoát li hiện thực - Thế giới như nó đang là, tìm về những gía trị tốt đẹp đã có trong quá khứ hoặc hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai - Thế giới có thể là và phải là. * Chứng minh: 6,0 - Hai đứa trẻ: + Thế giới như nó đang là: một phố huyện nghèo xơ xác, im lìm, đầy bóng tối với những con người sống cầm chừng, lay lắt; những số phận người nhỏ bé, tội nghiệp đáng thương. (Những đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác hát xẩm, chị em Liên, An). Dù không thoát li hiện thực như các nhà văn lãng mạn đương thời nhưng hiện thực mà Thạch Lam phản ánh không nhức nhối, khổ đau, cần lên án riết róng như trên trang văn của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa. + Thế giới có thể là, phải là: Thế giới của hạnh phúc, sung túc, êm đềm trong quá khứ (qua hồi ức của Liên); thế giới đông đúc, nhộn nhịp đầy ánh sáng, niềm vui (qua hình ảnh chuyến tàu đêm). Đó cũng là mong muốn sự đổi thay của tác giả để con người thoát khỏi kiếp sống lay lắt, đắm chìm trong bóng tối; được đến với thế giới đầy ánh sáng và hạnh phúc. - Chữ người tử tù: + Thế giới như nó đang là: Thế giới của bất công, người đấu tranh cho tự do công lí bị tù đày, mọi giá trị bị đảo lộn; nhà tù đầy bóng tối, độc ác, bẩn thỉu,… + Thế giới có thể là, phải là: Thế giới của những bậc tài hoa, nghệ sĩ, yêu cái đẹp, trọng cái tài, quí cái thiện lương. Đấy là thế giới của cái đẹp, chiến thắng thế giới của cái xấu, cái ác, chiến thắng thế giới như nó đang là. “Cảnh cho chữ” diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Vượt lên sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, cái tài, cái đẹp, cái thiên lương của Huấn Cao, viên quản ngục, thầy thơ lại đã lên ngôi và tỏa sáng. * Bàn luận, mở rộng 1,5 - Nhận định trên đã nêu được bản chất, đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa lãng mạn. Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù đã tạo ra được thế giới như nó có thể là, phải là – thế giới tốt đẹp trong mơ ước, đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn cho con người. - Mặc dù còn những hạn chế nhất định do phương pháp sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn nhưng qua hai tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù, Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã thể hiện được tài năng, định hình được phong cách; góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần 0.5 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 TỔNG ĐIỂM 20,0 -------------------- HẾT -------------------- 4
- 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 429 | 38
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án
82 p | 277 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 114 | 5
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 54 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
8 p | 39 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 138 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An
5 p | 72 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
7 p | 359 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1
6 p | 96 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nam
2 p | 64 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 33 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
6 p | 74 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
5 p | 133 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Lý Tự Trọng, Bình Định
1 p | 73 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
12 p | 73 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Yên
4 p | 90 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 54 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh
8 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn