intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn". Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án (Vòng huyện) - Phòng GD&ĐT huyện Năm Căn

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN HUYỆN NĂM CĂN                      NĂM HỌC 2022­2023 Môn thi:Ngữ văn Ngày thi: 03 – 03 – 2023 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN 1. ĐỌC – HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: MUỐI TO, MUỐI BÉ Hạt muối Bé nói với hạt muối To: ­ Em đến chia tay chị này, em sắp được hòa trong đại dương. Muối To trố mắt: ­ Em dại quá, sao lại  để đánh mất mình như thế? Em muốn thì cứ làm, chị không điên! Muối To thu mình co quắp lại, nhất định không để biển hòa tan. Muối To lên  bờ, sống trong vuông muối. Nó vẫn ngạo nghễ, to cứng và nhìn chúng bạn bé tí ti   đầy khinh khỉnh. Thu hoạch, người ta gạt nó ra ngoài, xếp vào loại phế phẩm, còn   những hạt muối tinh trắng kia được đóng vào bao sạch đẹp. Sau một thời gian lăn lóc hết xó chợ này đến xó chợ khác, cuối cùng người ta   cho muối To vào nồi cám heo. Tủi nhục ê chề, nó thu mình co cứng hơn mặc cho  nước sôi trăm độ cũng không lấy được, dù là cái vảy da của nó. Khi rửa máng heo,   người ta phát hiện nó, và chẳng cần nghĩ suy, ném nó ra đường. Người người qua   lại đạp lên nó. Trời đổ  mưa, muối Bé, bây giờ  là hạt mưa, gặp lại muối To. Muối Bé hí   hửng kể: ­ Tuyệt lắm chị ơi! Khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, sau  đó em thành mưa tưới mát cho Trái Đất thêm xanh tươi. Thôi chào chị, em còn đi  chu du nhiều nơi trên Trái Đất trước khi về  biển, chuẩn bị  một hành trình tuyệt   vời khác … Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần, xa dần ...bỗng dưng muối   Tothèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan ... (Theo Truyện cổ tích chọn lọc) Câu 1. (2.0đ): Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là   "dại" còn muối Bé lại thấy là "tuyệt lắm"? Câu 2. (2.0đ): Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình  ảnh muối To và muối Bé   trong câu chuyện trên?
  2. PHẦN II. LÀM  VĂN ( 16,0 điểm) Câu 1.   (6.0đ) :  Đọc văn bản trên, em rút ra cho mình những bài học gì?               (Hãy viết thành một đoạn văn khoảng 500 chữ) Câu 2. (10 điểm) Nét đẹp ân tình và thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ   Bếp  lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN NĂM CĂN    ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn Câu Nội dung Điểm PHẦN I. Đọc hiểu ( 4,0 điểm)  Trước việc hòa tan vào đại dương, tại sao muối To cho đó là "dại" còn muối Bé lại thấy  1 là "tuyệt lắm"? ­ Muối To cho rằng việc hòa tan vào đại dương sẽ là "dại": Vì như  thế sẽ đánh mất mình,  sẽ bị biến mất, sẽ không còn giữ được cái của riêng mình.  1đ ­ Muối Bé cho là "tuyệt lắm": Vì khi hòa tan vào biển thì muối Bé sẽ  được hóa thân, được  trải nghiệm, được cống hiến sức mình cho trái Đất.  1đ 2 Câu 2: Ý nghĩa biểu tượng của mỗi hình ảnh: ­ Muối To: Hình ảnh của con người sống ích kỉ, chỉ khư khư giữ lấy giá trị riêng của mình. 1đ ­ Muối Bé: Hình ảnh của con người biết cống hiến, biết dâng cho đời những điều đẹp đẽ,   tinh túy nhất của cuộc đời mình. 1đ PHẦN II. Làm Văn ( 16,0 điểm) Câu1.( 6 điểm)Từ đoạn trích trên thuộc phần đọc hiểu, hãy viết  đoạn văn ngắn  khoảng 500 . HS viết đoạn văn theo yêu cầu cơ bản sau: 1.Hình thức:  a. 1đ­ Có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc,  lưu loát, không sai chính tả, lỗi dùng từ. 
  4. Đảm bảo đoạn văn khoảng 500 chữ.( dao động 480 đến 520 chữ)  b.0,5đ Có câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc,  lưu loát, không sai chính tả, lỗi dùng từ.  Đoạn văn khoảng 400 chữ.( dao động 400 đến 480 chữ)    c.0,25đ  Có câu mở  đoạn,  các câu phát triển đoạn  và kết đoạn. Diễn đạt chưa  mạch lạc, chưa lưu loát,  sai chính tả, có lỗi dùng từ.  Đoạn văn khoảng 550 chữ trở lên.   d.0,0đ Các trườnghợp còn lại. 2. Nội dung:(5đ) Đảm bảo 2 ý cơ bản sau: ­ Câu chuyện cho ta thấy, khi ta sống ích kỷ  và tự  cho mình thanh cao không   thích nghi với hoàn cảnh thì ta cũng chỉ  như muối To sống đời đơn độc và tủi hổ  mà thôi. (2.5đ) ­ Hãy nhớ  rằng, ta sống là để  phụng sự, làm điều có ích cho đời chứ  không  phải chỉ  sống cho mình, thế  giới này nếu chỉ  có mình bạn tồn tại thì điều đó có   nghĩa lý gì nữa đúng không.(2.5đ) ( Các điểm còn  lại của nội dung căn cứ vào 2 ý trên để tính điểm Câu 2. (10đ) a. Yêu cầu về kỹ năng: ­ Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ. ­ Kết cấu chặt chẽ bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch  đẹp, ít mắc lỗi về từ, câu, lỗi chính tả. b. Yêu cầu về kiến thức:      Trên cơ sở nắm chắc hai tác phẩm, có thể lập ý rồi phân tích đan xen cả hai   tác phẩm hoặc tách riêng theo trình tự  từng tác phẩm rồi khái quát đánh giá   chung. Cần bảo đảm đạt các ý chính sau: Mở bài : Giới thiệu vấn đề, bàn luận truyền thống ân tình, thủy chung của con người  Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.         Thân bài : ­ Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong  tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ  ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành.   Khi đã trưởng thành người cháu vẫn nhớ  về  năm tháng tuổi thơ  xa cha mẹ, sống   bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà. "Giờ cháu đã đi xa........                                Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở..." ­ Cháu (nhân vật trữ tình) xót xa thương cảm thấu hiểu cuộc đời nhiều gian  khổ của bà: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
  5.          ­ Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở lên  thành ngọn lửa thiêng liêng, kì diệu trong tâm hồn cháu.                     "Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"          ­ Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thể hiện qua   tâm tình người chiến sĩ. Anh (nhân vật trữ  tình) gắn bó với trăng, với thiên nhiên  nghĩa tình khi là người chiến sĩ.                               "Hồi chiến tranh ở rừng                                 Vầng trăng thành tri kỉ"           ­ Anh đau xót nghĩ tới ngày tháng đầu tiên trở  về  thành phố  quen dần với   cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với năm tháng  gian lao:                                 "Vầng trăng đi qua ngõ                                   Như người dưng qua đường"           ­ Anh giật mình thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện   nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức.                                  " Có cái gì dưng dưng                                     ...... Như là đồng là rừng"         ­ Anh suy ngẫm và nhắn nhủ mọi người luôn độ  lượng, vị tha. Hãy sống ân   tình thủy chung với quá khứ với lịch sử, với nhân dân, với đất nước. "Trăng cứ tròn vành vạnh                                   ...................giật mình"         * Vài nét về nghệ thuật:         ­ Bếp lửa: Thể thơ 8 chữ,âm hưởng giọng điệu thiết tha, tràn trề cảm xúc. Hình  ảnh thơ  (bà, bếp lửa) bình dị  mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn  người Việt.   ­ Ánh trăng: Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng chất chứa suy tư Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi suy tư sâu xa          * Đánh giá: Ân tình, thủy chung luôn là truyền thống tốt đẹp của dận tộc,   truyền thống  ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử  của con người Việt Nam trong   mọi quan hệ. Quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước.         Kết bai : ̀ Khẳng định lại vấn đề theo yêu cầu của đề bài.     c. Biêu điêm châm: ̉ ̉ ́
  6. Nội dung Điểm ­ Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực viết. Có   kỹ  năng phân tích, tổng hợp vấn đề  và biết cách nghị  luận, hê thông ̣ ́   ̣ ̉ luân điêm ro rang. Có đ ̃ ̀ ược những đoạn hay, sáng tạo. Không mắc lỗi   chính tả. 9.0 ­ 10 ­  Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố  cục tương đối  hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt. Ít lỗi chính tả. 7.0 ­ 8.0 ­ Bài làm chưa sang tao, chi vi ́ ̣ ̉ ết chung chung, chưa biêt chia luân điêm. ́ ̣ ̉   Viết không sâu, chưa biêt s ́ ử dung dân ch ̣ ̃ ưng đê ch ́ ̉ ứng minh. Con măc ̀ ́  lỗi diễn đạt, mắc nhiều lỗi chính tả. 5.0  ­  6.0 ­ Chưa co bô cuc h ́ ́ ̣ ợp li, ch ́ ưa biêt xây d ́ ựng hê thông luân điêm bam sat ̣ ́ ̣ ̉ ́ ́  vao yêu c ̀ ầu, con măc nhiêu lôi diên đat,  ̀ ́ ̀ ̃ ̃ ̣ mắc nhiều lỗi chính tả. 3.0 ­ 4.0 ­ Phân tich, ch ́ ứng minh chưa đung h ́ ướng, măc nhiêu lôi diên đat,  ́ ̀ ̃ ̃ ̣  chính  tả, chưa co bô cuc, ch ́ ́ ̣ ưa biêt cách tri ́ ển khai các luận điểm hợp lý. 1.0 ­ 2.0
  7. ­ Bai lam lac đê hoăc chi viêt vai dong, sai ca nôi dung va ph ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̉ ́ ̀ ̀ ̉ ̣ ̀ ương phap. ́ 0.0 Lưu ý: Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt khi chấm bài. Cần  đánh giá cao những bài làm sáng tạo, diễn đạt giàu cảm xúc, có chất văn. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2