Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
lượt xem 1
download
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện và nâng cao kiến thức. Đồng thời đây còn là tài liệu tham khảo dành cho giáo viên, phục vụ công tác đánh giá, phân loại năng lực của học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa
- SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn thi: SINH HỌC – LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2020 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi này có 10 câu, gồm 02 trang Câu 1 (2 điểm). a. Tại sao nói cấu trúc bậc 1 của protein lại quyết định các bậc cấu trúc khác? b. Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn… đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng khác nhau về nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? Câu 2 (2 điểm). a. Nghiên cứu 3 đoạn ADN của 3 loại tế bào thuộc 3 loài sinh vật khác nhau: - Phân tử ADN 1 có: A = T = 2.107 nu; G = X = 3. 107 nu - Phân tử ADN 2 có: A = T = 3.107 nu; G = X = 2. 107 nu - Phân tử ADN 3 có: A = T = 105 nu; G = X = 4. 105 nu Đoạn ADN nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Giải thích? b. Tính phân cực là đặc tính quan trong quy định chức năng của nước trong tế bào. Hãy chứng minh. Câu 3 (2 điểm). a. Nêu chức năng của mỗi thành phần hoá học chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động. b. Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất. Câu 4 (2 điểm). a. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axit nuclêic? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó. b. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu phân hủy các prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn các prôtêin của cơ thể thì không? Câu 5 (2 điểm). Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Theo em, bạn Nam muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 6 (2 điểm). a . Nêu cấu trúc của enzim? b. Sơ đồ dưới đây mô tả 1 con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên một cách bất thường? Giải thích? A B C E F H D G Câu 7 (2 điểm). a. Trình bày cấu trúc của ATP, tại sao nói ATP là hợp chất cao năng và là đồng tiện năng lượng của tế bào. b. Tại sao khi chúng ta hoạt động tập thể dục thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn?
- Câu 8 (2,0 điểm). a. Hô hấp tế bào là gì?Viết phương trình tổng quát của hô hấp tế bào? b. Vì sao trong hô hấp tế bào phải trải qua nhiều giai đoạn? Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng có trong phân tử glucozo mà phải đi vòng qua quá trình sản xuất ATP của ti thể. Câu 9 (2,0 điểm). a. Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây: Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Điều kiện xảy ra Vai trò b. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxy tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 10 (2,0 điểm). Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 10. Tại vùng sinh sản của một cá thể đực, có 3 nhóm tế bào đang ở giảm phân. Các tế bào nhóm I đang ở kì giữa giảm phân I, các tế bào nhóm II đang ở kì sau giảm phân I và các tế bào nhóm III đang ở giai đoạn cuối của kì sau giảm phân II. Số tế bào của nhóm I nhiều gấp 2 lần số tế bào của nhóm II. Trong các tế bào, tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép. Số tâm động trong tất cả các tế bào của 3 nhóm là 700. Biết rằng giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. a. Xác định số lượng tế bào của mỗi nhóm. b. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra từ các tế bào của nhóm III là bao nhiêu? c.Tất cả các tinh trùng tạo ra từ 3 nhóm tế bào đều tiến hành thụ tinh và đã tạo được 2 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 10%. Hãy xác định hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra đủ số trứng tham gia vào quá trình thụ tinh. ------ Hết----- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG MÔN SINH HỌC Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 180 phút Thang Câu Nội dung điểm Câu 1 a. Câu trúc bậc 1 quyết định các bậc cấu trúc khác là do: 1.0 đ - Cấu trúc bậc được đặc trưng bởi trình tự sắp xếp của các aa. Trình tự sắp xếp của các aa sẽ xác định vị trí hình thành các lk hidro, lk đisunfua để tạo nên các cấu trúc bậc cao hơn. Vì vậy chỉ cần thay đổi 1 aa nào đó trong cấu trúc bậc 1 thì sẽ làm thay đổi cấu trúc không gian của pr đẫn tới làm cho pr bị thay đổi chức năng. b . Sự khác nhau đó là do: Các loại prôtêin đều được cấu tạo từ 20 loại axit 1.0đ amin. Tuy nhiên các số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin của các chuỗi pôlipeptit khác nhau là khác nhau. Do vậy cấu trúc không gian 3 chiều của các loại prôtêin cũng khác nhau, làm nên những đặc tính khác nhau của mỗi loại cấu trúc cơ thể được cấu tạo từ prôtêin. a. Câu 2: - Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào số lk H trong phân tử AND những phân 0,5 đ 2.0 tử ADN có tỉ lệ (A+T)/(G+X) càng thấp thì lượng lk H càng lớn nên nhiệt độ nóng chảy càng cao => Tính tỉ lệ các loại nu của 3 phân tử ADN => Phân tử AND 3 có tỉ lệ nu loại G – X là cao nhất => Có nhiệt độ nóng chảy cao nhất (Bền vững nhất) b. - Giải thích tính phân cực của nước:….. 0,25đ - Tính phân cực quyết định chức năng của nước : + Tính phân cực giúp các phân tử nước dể dàng hình thành các lk H với nhau 0,25đ tạo nên 1 cột nước liên tục +Tính phân cực giúp các phân tử nước dể dàng hình thành các lk H với các 0,25đ phân tử phân cực khác nên nước trở thành dung môi lý tưởng để hòa tan hầu hết các chất… (dạng nước tự do) + Nhờ tính phân cực nên các phân tử nước có khả năng lk với các phân tử HC 0,25 đ và bảo vệ các phân tử HC dưới tác động cơ học (Dạng nước liên kết) - Nước là môi trường diễn ra các phản ứng sinh hóa, là nguyên liệu của các 0,5đ phản ứng thủy phân, là yếu tố điều hòa niệt độ tế bào… Câu 3 a. - Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho 0,25 đ những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. - Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. - Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế 0,25 đ bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và 0,25 đ nhận biết được các tế bào “lạ” - Colesteron có ở tbđv làm tăng tính ổn định của màng. 0,25 đ b.* vận chuyển thụ động 0,5đ/3 ý – Là phương thức vận chuyển của các chất qua màng từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. – Không tiêu tốn năng lượng ATP. – Có thể khuếch tán trực tiếp qua màng không đặc hiệu hay qua kênh prôtêin đặc hiệu. *Vận chuyển chủ động 0,5 đ/3 ý – Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. – Tiêu tốn năng lượng ATP. – Phải có kênh prôtêin vận chuyển đặc hiệu
- Câu 4 a. Các cấu trúc dưới tế bào trong tế bào động vật có chứa axit nucleic: Nhân, ti 0,5đ thể, ribôxôm. (nếu là tế bào thực vật thì có thêm lục lạp) - Cấu tạo và chức năng của các cấu trúc: + Ribôxôm: Là bào quan không có màng bọc, cấu tạo gồm rARN và prôtêin 0,25 đ liên kết với nhau tạo thành 2 tiểu phần lớn và bé. Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào + Nhân: Được bọc bởi 2 lớp màng, bên trong có chứa dịch nhân, chất nhiễm 0,25 đ sắc (ADN) và nhân con. Nhân là nơi lưu giữ thông tin di truyền quy định toàn bộ đặc tính của tế bào, kiểm soát mọi hoạt động của tế bào và tham gia vào quá trình phân bào. + Ti thể: Được bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp 0,25 đ tạo thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp. Bên trong chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. b. + Các prôtêin bị phân hủy theo cơ chế thực bào: Màng tế bào tiếp xúc với 0,75/2 ý prôtêin, lõm vào hình thành túi nhập bào sau đó túi nhập bào được dung hợp với lizôxôm, các enzim thủy phân trong lizôxôm sẽ phân hủy prôtêin lạ. + Bạch cầu có thể phân biệt được đâu là prôtêin lạ, đâu là prôtêin của cơ thể nhờ các thụ thể trên màng tế bào. Chỉ những prôtêin liên kết được với thụ thể trên màng tế bào bạch cầu mới bị phân hủy. Câu 5: a. Bạn muốn c/m ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH đến hoạt tính của enzim 0,5 đ amilaza có trong tuyến nước bọt b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. 0,5 đ Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó 0,5 đ chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: - Ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên 0,5đ enzim mất hoạt tính; ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. - - Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. Câu 6: a. Cấu trúc của enzim: 1,0 đ/3 ý - Enzim có bản chất là protein hoặc protein liên kết với chất khác không phải là protein (coenzim) - Mỗi enzim có 1 vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động, cấu hình không gian của trung tâm hoạt tương thích với cấu hình không gian của cơ chất - Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động có thể bị biến đổi trong những điều kiện nhất đinh. b. Chất H là chất tăng lên 1 cách bất thường do: 1,0 đ/2 ý - Thoạt đầu chất C là chất tăng lên bất thường do F ức chế quá trình chuyển hóa C thành E, G ức chế quá trình chuyển hóa C thành D - Sau đó chất C tăng lên sẽ ức chế quá trình chuyển hóa A thành B, chất A không còn con đường chuyển hóa nào khác ngoài việc chuyển hóa thành H Câu 7: a.ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: 0,5đ + 1 bazo nito Adenin + 1 phân tử đường ribozo + 3 nhóm photphat vô cơ, chứa 2 liên kết giàu năng lượng(liên kết cao năng) *ATP là hợp chất cao năng vì: 0,5đ + Trong phân tử ATP có 2 liên kết photphat ngoài cùng (của 3 nhóm photphat vô cơ) là liên kết giữa các nhóm photphat cùng dấu nên dể dàng đẩy nhau đẩy nhau ra và giải phóng nhiều năng lượng – gọi là liên kết cao năng. + ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm photphat cuối cùng để hình thành ADP, đồng thời ADP cũng có thể dể dàng nhận thêm 1 gốc photphat để tạo thành ATP
- *ATP được gọi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì: 0,5 đ + Hợp chất giàu năng lượng chứa 2 liên kết cao năng. + Hợp chất dễ nhường năng lượng thông qua nhường đi 1 nhóm phot phát vô cơ để hình thành ADP + Hợp chất dễ tái tạo: ADP +Pv.co tạo ATP + Đặc biệt mọi hoạt động sống của tế bào đều cần ATP (Sinh tổng hợp các chất; vận chuyển các chất qua màng; dẫn truyền xung thần kinh; sinh công cơ học…) + Các nguồn năng lượng hóa năng trong tế bào khi cần thiết đều được chuyển hóa thành ATP để từ đó cung cấp cho các hoạt động sống như vậy ATP là 1 dạng năng lượng trung gian cũng giống như vai trò của tiền tệ trong đời sống con người b. Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ 0,5đ/2 ý ôxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucôzơ ; khi ôxi hóa các axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi. - Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ……………………………..... Câu 8: a. - Hô hấp tế bào là: quá trình chuyển hóa năng lượng quan trọng trong tế bào 0,5 đ sống, thông qua quá trình đó các phân tử hữu cơ sẽ được phân giải hoàn toàn thành CO2 và nước đồng thời năng lượng có trong các phân tử hữu cơ đó sẽ được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn dưới dạng năng lượng ATP - PTTQ: ………………………… 0,5 đ b.Trong hô hấp tế bào phải trãi qua nhiều giai đoạn (gồm 3 giai đoạn) để năng 0,5 đ lượng chứa trong nguyên liệu hô hấp được lấy ra dần dần, ở từng giai đoạn mà không giải phóng ra 1 cách ồ ạt để tránh lãng phí và phù hợp với nhu cầu cung cấp năng lượng của tế bào - Tế bào không sử dụng luôn năng lượng có trong phân tử glucozo mà phải 0,5đ/3 ý vòng qua quá trình sản xuất ATP của ti thể vì: + Năng lượng có trong glucozo là năng lượng được tích lũy dưới dạng liên kết hóa học tế bào không sử dụng được dạng năng lượng này mà tế bào chỉ sử dụng được năng lượng dưới dạng ATP + Mặt khác năng lượng có trong 1 phân tử glucozo quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào trong khi đó ATP chứa vừa đủ 1 lượng năng lượng cần thiết + Trong quá trình tiến hóa tế bào đã thích nghi với việc dùng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của mình Câu 9: a. 1,0đ Pha sang Pha tối Nơi di Nơi diễn ra Màng tilacoit Chất nền lục lạp + NL NL H2O, ADP, Pi, NADP CO2, ATP, NADPH SP O2, ATP, NADPH Chất hữu cơ, ADP, Pi, NADP+ ĐK Có ánh sang Không cần ánh sáng Vai tr VT Chuyển hóa năng lượng ánh sáng Tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và thành năng lượng ATP và tái sinh ADP, Pi, NADP+ cung cấp NADPH cung cấp cho pha tối cho pha sáng. b.- Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH và tạo ra ADP, Pi, NADP+ 0,5 đ cung cấp trở lại cho pha sáng. - Khi xử lí chất độc A, chu trình Canvin bị ngừng, lượng ADP, Pi và NADP+ 0,5 đ không được tái tạo → pha sáng thiếu nguyên liệu → pha sáng bị ngừng → lượng oxy tạo ra giảm dần đến 0. Câu 10: a. 1,0 đ
- Gọi a, b, c lần lượt là số tế bào của các nhóm I, II, III Theo bài ra ta có: a = 2b a - 2b = 0 (1) Tổng số tâm động trong các tế bào của 3 nhóm là: 10a + 10b + 10c = 700 a + b + c = 70 (2) Tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép nên: 10c = 4/3 (10a + 10b) c = 4/3(a + b) 4a + 4b - 3c = 0 (3) Giải hệ (1), (2), (3) ta được : a = 20; b = 10; c = 40 Vậy số tế bào của các nhóm I, II, III lần lượt là 20, 10, 40 b. 0,5 đ - Mỗi tế bào của nhóm III sau khi kết thúc giảm phân tạo ra 1 loại giao tử. - Tuy nhiên số loại giao tử không vượt quá 2n = 25. - Do vậy, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ 40 tế bào của nhóm III là 2 5 = 32 loại. c.- Số tinh trùng tạo ra từ quá trình giảm phân của 3 nhóm tế bào là: 0,5 đ 20.4 + 10.4 + 40.2 = 200 (tinh trùng) - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: 2:200 = 1% - Số trứng tham gia thụ tinh là: 2 : 10% = 20 (trứng) - Số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra số trứng nói trên là: 20:1 = 20 (tế bào) Lưu ý hs làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa ………………HẾT…………………………..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Đồng Nai
8 p | 340 | 19
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
7 p | 70 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 43 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 127 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc
8 p | 99 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Hải Dương
11 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THCS chuyên Nguyễn Du, Đăk Lắk (Vòng 1)
1 p | 66 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 45 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 60 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 34 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 83 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn