intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Cụm THPT huyện Tân Yên

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN HOÁ CỤM HUYỆN TÂN YÊN CỤM HUYỆN TÂN YÊN NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC 11 (Đề thi có 07 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, Không kể thời gian phát đề Mã đề thi 407 Họ tên thí sinh.............................................................Số báo danh........................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) Câu 1: Lông ruột có bao nhiêu đặc điểm cấu tạo dưới đây để nó được gọi là đơn vị hấp thụ chất dinh dưỡng? I. Lớp tế bào biểu mô xếp ngoài cùng; II. Có dây thần kinh đến. III. Hệ thống mạch máu và mạch bạch huyết; IV. Chứa nhiều enzim hấp thụ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2: Có bao nhiêu phát biểu sai? I. Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai. II. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại. III. Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biển đổi thức ăn trước khi xuống ruột non. IV. Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 3: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? A. Tiêu hóa ngoại bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa nội bào. B. Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa ngoại bào  Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào  Tiêu hóa nội bào  Tiêu hóa ngoại bào. Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của giun đất thích nghi với sự trao đổi khí? A. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn. B. Da luôn ẩm giúp khí dễ dàng khuếch tán qua. C. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp. D. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn. Câu 5: Trong một khu vườn có nhiều loài hoa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận xét đúng về cây này là? A. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn. B. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ. C. Có thể cây này đã được bón thừa kali. D. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây. Câu 6: Hệ tuần hoàn kín tiến hóa hơn hệ tuần hoàn hở ở điểm nào? I. Cấu tạo hệ mạch phức tạp và hoàn chỉnh hơn. II. Tốc độ của máu nhanh hơn. III. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn. IV. Có dịch mô nhờ đó đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí nhanh và hiệu quả. Trang 1/7 - Mã đề thi 407
  2. V. Áp lực máu chảy trong hệ mạch thấp, máu chảy chậm. Đáp án đúng là: A. I, II, III, V. B. II, III, IV, V. C. I, II, III, IV. D. I, III, IV, V. Câu 7: Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đúng? (I) Chế độ ăn nhiều muối thường xuyên có thể gây ra bệnh cao huyết áp. (II) Nếu khiêng một vật nặng có thể làm tăng nhịp tim. (III) Hoocmôn glucagôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen để điều hòa lượng đường trong máu về mức ổn định. (IV) Hoạt động thải CO2 ở phổi sẽ góp phần làm giảm pH máu. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 8: Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Nguyên tố khoáng đa lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các hợp chất hữu cơ chủ yếu của chất sống. II. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. III. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K… IV. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 9: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở: A. phổi. B. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,... C. bề mặt cơ thể. D. mang. Câu 10: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào đặc điểm nào? A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là hợp chất 3C hoặc 4C. C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng. Câu 11: Vận tốc máu chảy trong hệ mạch phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. B. Độ quánh của máu. C. Tim đập mạnh hay đập yếu. D. Lượng máu đẩy vào động mạch một lần của kì co tâm thất nhiều hay ít. Câu 12: Trong giai đoạn đường phân, nguyên liệu của hô hấp là glucôzơ được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là? A. Axit piruvic. B. Axit Phôtpho gixeric. C. Axetyl – CoA. D. Aldehyt Phôtpho glixeric. Câu 13: Pha tối xảy ra tại cấu trúc nào của lục lạp? A. Tilacoit. B. Grana. C. Stroma. D. Màng lục lạp. Câu 14: Nội dung nào sau đây sai? A. Thực vật CAM, quá trình cố định CO2 xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày. Trang 2/7 - Mã đề thi 407
  3. B. Ở các nhóm thực vật khác nhau, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO 2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. C. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. D. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM. Câu 15: Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát các điều kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây thiếu khoáng chất. Khi đất trồng bị axit hóa mạnh thì giải pháp làm giàu lại khoáng chất cho đất được thực hiện bằng những biện pháp nào? I. Sử dụng các hợp chất kiềm tính bón cho đất (bón vôi cho đất). II. Bón loại phân phù hợp để cung cấp lại các cation khoáng cho hạt keo đất lưu giữ trên bề mặt của chúng. III. Phơi đất trong một khoảng thời gian để hàm lượng H+ giảm. IV. Trộn đất kiềm vào để trung hòa axit. A. I,II,III,IV. B. I,II,III. C. I,III. D. I,II. Câu 16: Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất của hệ tuần hoàn hở là gì? A. Có các lỗ hở trên thành tim để máu trở về tim. B. Không có hệ mạch bạch huyết. C. Không có dịch mô bao quanh tế bào. D. Giữa động mạch và tĩnh mạch không được nối với nhau bởi mao mạch. Câu 17: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì? A. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm dãn ra. B. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao mạch bình thường. C. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. D. Mạch bị xơ cứng, máu lưu thông, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao không làm vỡ mạch. Câu 18: Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì: I. Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng nước này. II. Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động. III. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây. IV. Đất tơi xốp chứa dạng nước trọng lực, cây dễ sử dụng. A. I, II, IV. B. I, II, III, IV. C. I, II. D. I, II, III. Câu 19: Những loài nào sau đây hô hấp bằng mang? (1) tôm. (2) cua. (3) châu chấu. (4) trai. (5) giun đất. (6) ốc. A. (1), (2), (4) và (5). B. (1), (2), (3) và (5). C. (1), (2), (4) và (6). D. (3), (4), (5) và (6). Câu 20: Nguyên tắc cao nhất trong việc bảo quản nông sản là gì? A. Phải để chỗ kín không ai nhìn thấy. B. Giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu. C. Nơi cất giữ phải có nhiệt độ vừa phải. D. Nơi cất giữ phải cao ráo. Trang 3/7 - Mã đề thi 407
  4. Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa? A. Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng. B. Dịch tiêu hóa được hòa loãng. C. Ống tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hóa về chức năng. D. Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và cơ học. Câu 22: Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn so với lên men đó là? I. Cơ chất trong hô hấp hiếu khí được phân hủy triệt để hơn so với lên men. II. Trong điều kiện thiếu oxi, các enzim hoạt động yếu. III. Các sản phẩm trung gian trong quá trình lên men ức chế tạo ra ATP. IV. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển điện tử hình thành các coenzim dạng khử, có hiệu lực khử mạnh như NADH2, FADH2 . Đáp án đúng là: A. I, II, III, IV. B. I, IV. C. I, II. D. I, II, III. Câu 23: Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình quang hợp? A. Tổng hợp các chất hữu cơ bổ sung cho hoạt động của sinh vật dị dưỡng? B. Làm sạch bầu không khí. C. Biến đổi quang năng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. D. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt sống trên trái đất. Câu 24: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các ion khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây? A. Tế bào nội bì. B. Lớp bần của rễ. C. Khí khổng. D. Tế bào nhu mô vỏ. Câu 25: Ở cây xương rồng, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây? A. Cành. B. Lá. C. Rễ. D. Thân. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dòng mạch gỗ? A. Dòng mạch gỗ còn được gọi là dòng đi xuống. B. Dòng mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước và ion khoáng trong cây. C. Dòng mạch gỗ dịch chuyển cùng chiều với chiều của trọng lực. D. Áp suất rễ là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. Câu 27: Đặc điểm cấu tạo nào của hệ mạch là quan trọng nhất để máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim, theo một chiều nhất định? A. Nhờ có van tim và hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch. B. Nhờ lực hút của tim rất mạnh, trong giai đoạn tim nghỉ. C. Hệ động mạch có tính đàn hồi rất cao, có thể theo huyết áp đẩy máu đi một chiều. D. Nhờ lực co bóp của tim rất mạnh. Câu 28: Nhóm vi sinh vật nào sau đây cộng sinh với cây họ đậu? A. Vi khuẩn cố định nitơ. B. Vi khuẩn amôn hóa. C. Vi khuẩn phản nitrat hóa. D. Vi khuẩn nitrat hóa. Câu 29: Một số sự kiện sau diễn ra trong quá trình hô hấp ở người khi thay đổi trạng thái hoạt động: (1) Tăng pH máu; (2) Tăng thở ra khí CO2; (3) Tăng nồng độ CO2 máu; (4) Giảm nồng độ CO2 máu; (5) Giảm pH máu. Trang 4/7 - Mã đề thi 407
  5. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian các số (1), (2), (3), (4) và (5) tương ứng với trường hợp sau: Người khỏe mạnh đang ngồi tại chỗ và hít thở với nhịp tăng dần. Thứ tự các sự kiện là: A. (2)  (4)  (1). B. (5)  (2)  (1). C. (3)  (2)  (4). D. (3)  (5)  (2). Câu 30: Hệ tuần hoàn có vai trò gì? A. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể. B. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho các tế bào trong toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến các cơ quan bài tiết. C. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. D. Chuyển hóa vật chất trong tế bào. Câu 31: Tế bào lông hút thực hiện chức năng hút nước nhờ đặc điểm nào sau đây? I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin; II. Có không bào phát triển lớn; III. Độ nhớt chất nguyên sinh cao; IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn. Phương án đúng: A. II, IV. B. I, II. C. I, II, IV. D. II, III, IV. Câu 32: Nhóm sinh vật nào có hệ tuần hoàn hở? A. Ốc sên, trai, cá. B. Thân mềm, chân khớp, côn trùng. C. Thân mềm, tôm, lưỡng cư. D. Chân khớp, cá, bò sát. Câu 33: Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong: A. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê. B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. C. dung dịch dinh dưỡng có magiê. D. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê. Câu 34: Huyết áp cực đại xuất hiện ứng với pha nào trong chu kỳ hoạt động của tim? A. Pha giãn chung. B. Pha co tâm nhĩ. C. Pha co tâm thất. D. Giữa hai pha co tâm thất và co tâm nhĩ. Câu 35: Quá trình hô hấp, một phân tử đường glucôzơ tạo ra nhiều nhất bao nhiêu ATP? A. 32 ATP. B. 36 ATP. C. 30 ATP. D. 38 ATP. Câu 36: Quá trình hấp thụ thụ động ion khoáng có mấy đặc điểm: I. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào có nồng độ thấp. II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. III. Không cần tiêu tốn năng lượng. IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. A. I, III. B. II, III. C. II, IV. D. I, IV. Câu 37: Mất cân bằng nội môi thường dẫn đến rối loạn: A. độ pH của máu. B. nồng độ glucôzơ trong máu. C. máu, nước mô, bạch huyết. D. hoạt động của tế bào và cơ quan. Câu 38: Quá trình hô hấp nội bào xảy ra ở bào quan nào của tế bào thực vật? A. Lục lạp. B. Ribôxôm. C. Lưới nội chất. D. Ti thể. Trang 5/7 - Mã đề thi 407
  6. Câu 39: Thí nghiệm: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (ngô, lúa,…). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Nguyên nhân của hiện tượng này do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra. II. Có sự bão hoà hơi nước trong chuông thuỷ tinh. III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. Phương án đúng: A. II, IV. B. I, III. C. IV. D. II. Câu 40: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm ? A. Vì ban đêm, khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho nhóm thực vật. B. Vì mọi thực vật dều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. Vì ban đêm, mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2. D. Vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra, ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (1 điểm) Em hãy quan sát sơ đồ minh hoạ một số nguồn cung cấp nitơ cho cây: + Chú thích từ 1 đến 4. + Tại sao nói thực vật tắm mình trong bể nitơ mà vẫn thiếu nitơ. + Làm thế nào để bể nitơ trong không khí biến đổi thành dạng mà cây có thể sử dụng? Điều kiện để thực hiện quá trình này. Câu 2. ( 2 điểm) a. So sánh ba quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM? b. Vì sao thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng? c. Trong hô hấp ở thực vật, ATP được tạo ra theo những con đường nào? ATP được sử dụng trong quá trình sinh lí nào trong cây? Câu 3. (1,5 điểm) a. Trình bày sự thông khí ở chim để cho thấy hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao? b. Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt với lượng nhỏ. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này. Trang 6/7 - Mã đề thi 407
  7. Câu 4. (1,5 điểm) a. Động mạch có những đặc tính sinh lí gì giúp nó thực hiện tốt nhiệm vụ của mình? b. Giải thích hiện tượng sau: Khi nghỉ ngơi, vận động viên thể thao có nhịp tim thấp hơn người bình thường nhưng lưu lượng tim thì vẫn giống người bình thường. ...................................HẾT................................... Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. CBCT 1............................................................ CBCT 2.......................... Trang 7/7 - Mã đề thi 407
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2