intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

Chia sẻ: Thiên Thần | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi học sinh giỏi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8 cấp huyện năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẨM GIÀNG NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 150 phút Đề gồm có 01 trang Câu 1. (1,5 điểm) 1. Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Luyện tập cơ thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và hệ cơ ? 2. Giải thích nguyên nhân có hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá. Câu 2. (2,0 điểm) a. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi và tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại? b. Nêu điểm khác nhau giữa nước tiểu ở nang cầu thận với nước tiểu ở bể thận. Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và sỏi bóng đái. Cách phòng tránh các bệnh đó. Câu 3. (2,0 điểm) a. Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vòng tuần hoàn như thế nào? b. Trong một gia đình, cha có nhóm máu AB, mẹ có nhóm máu O, người con gái có nhóm máu B, người con trai có nhóm máu A. Người con trai không may bị tai nạn cần truyền máu thì người bố có thể truyền máu cho con trai được không ? Vì sao ? Còn ai trong gia đình có thể truyền máu cho người con trai đó được ? Vì sao? Câu 4. (2,5 điểm) a. Tại sao dạ dày có thể bị loét ? b. Hãy chứng minh ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn của cơ thể? c. Tại sao ăn chậm nhai kĩ, ăn đúng giờ đúng bữa, thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ, sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí lại giúp sự tiêu hóa có hiệu quả? Câu 5. (2,0 điểm) a. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Tại sao sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định ? b. Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do đâu ? Lấy một ví dụ về sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết dẫn đến tình trạng bệnh lí. …………………….Hết……………………. Họ và tên học sinh:………………………………………Số báo danh:……………… Họ và tên Giám thị giao đề:……………………………Chữ ký:………………………
  2. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CẨM GIÀNG ĐỀ GIỚI THIỆU THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: SINH HỌC Hướng dẫn chấm gồm 05 trang CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM 1. * Khả năng co cơ phụ thuộc vào: 0,5 - Trạng thái thần kinh: Tinh thần sảng khoái, vui vẻ, ý thức cố gắng thì lực co cơ tốt hơn. - Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng cơ co mạnh hơn. - Lực co cơ : Lực co càng mạnh công sinh ra càng lớn. - Khả năng dẻo dai bền bỉ của cơ: Làm việc lâu mỏi. * Tác dụng của luyện tập cơ thường xuyên: + Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó làm năng 0,25 suất lao động cao. 1 (1,5 + Xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối, tăng năng lực hoạt động 0,25 điểm) của các cơ quan khác: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, làm cho tinh thần sảng khoái. 2. - Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt 0,25 động được. - Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động nhiều, ra mồ hôi dẫn 0,25 đến mất nước, mất muối khoáng, tế bào thiếu oxi. Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếu oxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ đầu độc cơ, làm cơ không co duỗi bình thường được dẫn đến hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”. a) * Đặc điểm có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi: + Khoang mũi có lớp mao mạch dày đặc có tác dụng làm ấm không khí trước khi đi vào phổi 0,25 + Trong khoang mũi và khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày có tác dụng làm ẩm không khí khi đi vào phổi 0,25 * Đặc điểm của đường dẫn khí có chức năng bảo vệ phổi: + Khoang mũi có nhiều lông mũi có tác dụng ngăn cản các hạt bụi có kích thước lớn. 0,25 + Chất nhày do lớp niêm mạc tiết ra có tác dụng giữ lại các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung luôn chuyển động có tác dụng quét các hạt bụi ra khỏi khí quản. + Sụn thành thiệt (nắp thanh quản) đậy kín đường khí quản để thức ăn 2 không lọt vào đường khí quản 0,25 (2,0 + Họng có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào lim phô tiết
  3. điểm) kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh. b) Nước tiểu ở nang cầu thận Nước tiểu ở bể thận 0,5 - Còn chứa nhiều các chất dinh - Gần như không còn các chất dưỡng và các ion cần thiết. dinh dưỡng. - Chứa ít các chất cạn bã và các - Chứa nhiều các chất cạn chất độc hơn. bã và các chất độc hơn. - Nồng độ các chất hòa tan loãng - Nồng độ các chất hòa tan đậm hơn. đặc hơn. * Nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận và bóng đái: - Khẩu phần ăn uống không hợp lí: ăn quá nhiều chất tạo sỏi, ăn quá 0,25 chua,... - Uống ít nước. - Nhịn đi tiểu nhiều. - Một số chất trong nước tiểu như axit uric, muối can xi, muối phốt phát, muối oxalat... dễ bị kết tinh khi nồng độ cao và gặp pH thích hợp tạo thành sỏi có thể làm ngừng trệ quá trình bài tiết nước tiểu hoặc gây ra những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. * Cách phòng tránh: 0,25 - Khẩu phần ăn uống hợp lí: Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. Uống đủ nước mỗi ngày, khi muốn đi tiểu nên đi ngay mà không nên nhịn lâu. a) * Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng co bóp, đẩy máu vào vòng tuần hoàn: - Tim được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết. Mô cơ tim là mô có đặc tính co rút rất nhanh và mạnh tạo ra một lực lớn đẩy máu vào vòng 0,25 tuần hoàn. - Độ dày thành các khoang tim không giống nhau. Thành cơ ở tâm thất 0,25 dày hơn thành cơ ở tâm nhĩ khi co bóp tạo ra một lực khoẻ đầy máu vào động mạch còn tâm nhĩ chỉ đầy máu xuống tâm thất. + Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải giúp tâm thất trái đẩy máu vào vòng tuần hoàn lớn với đoạn đường xa và dài hơn. Tâm thất 3 phải đầy máu vào vòng tuần hoàn nhỏ với đoạn đường ngắn hơn. (2,0 - Các van tim: Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất giúp cho máu 0,25 điểm) chỉ chảy theo một chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất. Giữa tâm thất với động mạch có van tổ chim ngăn không cho máu từ động mạch chảy ngược về tim. 0,25 - Tim được bao bọc bởi màng tim, mặt trong của màng tiết dịch nhày
  4. có tác dụng làm giảm ma sát, giúp tim hoạt động dễ dàng và tạo năng lượng đến nuôi tim. 0,25 b. - Bố có nhóm máu AB không thể truyền cho con trai nhóm máu A vì: 0,5 Trên hồng cầu của người cha có kháng nguyên A và B, còn trong huyết tương của người con trai có kháng thể bêta, khi truyền máu thì kháng thể bêta trong huyết tương của người con trai sẽ gây kết dinh kháng nguyên B trên hồng cầu của người cha mà gây tai biến cho người nhận máu. - Người mẹ nhóm máu O có thể cho được người con trai vì: 0,25 Trên hồng cầu của người mẹ không có kháng nguyên A và B nên hồng cầu của mẹ không bị kết dính trong huyết tương của người con trai a) - Dạ dày có thể bị loét do lo âu phiền muộn kéo dài, lao động trí óc quá căng thẳng dẫn đến tăng tiết axit trong dịch vị dạ dày, do vi khuẩn hoặc 0,5 do trong thức ăn có lẫn các chất thô ráp có đầu nhọn hoặc cạnh sắc ( xương cá, sạn, cát) hoặc chứa một hóa chất ăn mòn da làm lớp niêm mạc của dạ dạy bị tổn thương, phần tổn thương không được chất nhày bảo vệ che phủ kín nữa. Axit HCl và pépsin tấn công vào đó và gây viêm loét. - Vì vậy chúng ta phải cẩn thận khi ăn, không ăn đồ chua khi đói, sống hòa thuận vui vẻ. b) Ruột non là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động tiêu hoá thức ăn ở người thể hiện: * Ruột non là nơi xảy ra quá trình tiêu hoá thức ăn triệt để nhất: về mặt hoá học, sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày xảy ra rất yếu và 4 không tạo ra được các sản phẩm đơn giản nhất. Nhưng ở ruột non, toàn 0,5 (2,5 điểm) bộ các chất trong thức ăn đều được các enzim tiêu hoá của dịch tụy, dịch mật và dịch ruột biến đổi mạnh và triệt để tạo thành những chất đơn giản nhất dễ hấp thụ như: glucozơ, axít amin; axít béo và glixerin. * Ruột non là nơi xảy ra hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng: do trong cấu tạo của lớp niêm mạc có rất nhiều nếp gấp chứa hệ thống các lông 0,5 ruột dày đặc với các mao mạch máu và bạch huyết phân bố tới từng lông ruột, cùng kích thước dài của ruột giúp ruột non giúp ruột non thực hiện việc hấp thụ các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá là glucozơ; axít amin; axít béo và glixerin...để nuôi cơ thể. c) + Ăn chậm nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, thấm dịch tiêu 0,25 hóa được nhiều hơn vì vậy hiệu quả tiêu hóa cao hơn. +Ăn đúng giờ đúng bữa tạo phản xạ tiết dịch tiêu hóa có điều kiện làm số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa được nhiều hơn giúp tiêu hóa hiệu 0,25 quả hơn.
  5. + Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ để dịch tiêu 0,25 hóa tiết ra nhiều hơn hiêu quả tiêu hóa sẽ tốt hơn. + Sau khi ăn có thời gian nghỉ ngơi hợp lí giúp cho hoạt động tiết dịch 0,25 tiêu hóa cũng như sự co bóp của dạ dày, ruột được tập trung hơn giúp hiệu quả tiêu hóa tốt hơn. a. Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: + Qua trình lọc máu ở cầu thận: máu tới cầu thận với áp lực lớn tạo lực 0,25 đẩy nước và các chất hoà tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 - 40 A0) trên vách mao mạch vào nang cầu thận (các tế bào máu và prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc). Kết quả tạo ra nước tiểu đầu trong nang cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại ở ống thận: nước và các chất cần thiết (chất 0,25 dinh dưỡng, các ion cần cho cơ thể...) được hấp thụ lại. + Quá trình bài tiết tiếp ở ống thận: Hấp thụ chất cần thiết, bài tiết tiếp chất thừa, chất thải tạo thành nước tiểu chính thức. 0,25 - Do máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước 5 tiểu trong bóng đái lên đến 200 ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu 0,25 (2,0 khi đó cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái điểm) và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài. b. Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do : Sự phối hợp hoạt động của các tế bào anpha và bêta trong đảo tụy khi 0,5 lượng đường trong máu tăng hay giảm sẽ giữ cho nồng độ đường trong máu luôn ổn định ở mức 0,12%. - Khi lượng đường trong máu tăng vượt mức 0,12% sẽ kích thích tế bào bêta hoạt động tiết hoocmôn insulin có tác dụng chuyển glucozo thành glicogen tích trữ trong gan và cơ. - Khi lượng đường trong máu giảm dưới mức 0,12% sẽ kích thích tế bào anpha hoạt động tiết glucagon có tác dụng biến glicogen thành glucozo để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường. * Khi lượng đường trong máu giảm mạnh sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, thì còn có thêm sự phối hợp hoạt động 2 tuyến trên thận. 0,25 Tuyến này tiết hoocmon cooctizon để chuyển hóa lipít và prôtêin thành glucôzơ để tăng đường huyết trở về mức ổn định. * VD: Học sinh phải nêu rõ sự rối loạn hoạt động của tuyến nội tiết và hậu quả. - Bệnh tiểu đường: do cơ thể không sản xuất ra hoocmôn insulin để 0,25 chuyển glucôzơ thừa thành glicôgen để tích trữ dẫn đến lượng đường trong máu cao vượt mức 0,12% là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường. (HS có thể nêu hiện tượng người khổng lồ, người tí hon, bệnh bướu cổ, bệnh bazơđô). …………………….Hết…………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2