intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 11 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Nguyen Phuoc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

318
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 kèm đáp án sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi sắp tới cũng như phát huy tư duy, năng khiếu về môn Sinh học. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 11 - Kèm đáp án

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH KỲ THI HỌC SINH GIỎI CƠ SỞ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN NĂM HỌC 2013 – 2014. Môn : Sinh học 11 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi : 30/03/2014 Thời gian làm bài : 150 phút ĐỀ BÀI Câu 1 ( 2,0 điểm). a. Có những con đường nào thoát hơi nước qua lá? Phân biệt các con đường đó? b. Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) ở thực vật? Trong sản xuất, làm thế nào để hạn chế quá trình hô hấp kị khí ở thực vật? Câu 2 ( 2,0 điểm). a. Giun đất có hệ tuần hoàn kín nhưng lại có khả năng vận động kém, côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng khả năng vận động tốt. Hãy phân tích các đặc điểm của chúng dẫn tới hiện tượng trên? b. Chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật? Câu 3 ( 2,0 điểm). a. Khi mô tả về áp suất rễ có nói đến hiện tượng ứ giọt: Hiện tượng ứ giọt là gì? Hiện tượng này xảy ra ở những nhóm cây nào? Vì sao? b. Hô hấp ánh sáng là gì? Giải thích tại sao hô hấp ánh sáng làm tiêu hao sản phẩm quang hợp?
  2. Câu 4 ( 2,0 điểm). a. Cho một gói hạt đang nẩy mầm và các dụng cụ hóa chất đầy đủ trong phòng thí nghiệm. Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh hô hấp của thực vật sinh ra CO2. b. Giải thích tại sao cá xương là động vật hô hấp hiệu quả nhất dưới nước? Câu 5 ( 2,0 điểm). a. Giải thích vì sao tưới nước vào buổi trưa nắng gắt, cây thường bị héo? b. Hãy cho biết lợi ích của các vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa đối với thú ăn thực vật? Câu 6 ( 2,0 điểm). a. Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở? b. Cây sinh trưởng nhờ bộ phận nào? Nêu vị trí và chức năng của các bộ phận đó? Câu 7 ( 2,0 điểm). a. Những cây lá màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? b. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? Câu 8 ( 2,0 điểm). a. Trồng một cây ngắn ngày và một cây dài ngày (sắp ra hoa) ở cùng một môi trường, trong đó ánh sáng được chiếu theo một chu kì như sau trong 24 giờ: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – 1 giờ sáng – 6 giờ tối. Trong điều kiện này, sự ra hoa sẽ xảy ra ở cây nào? Giải thích? b. Cho các tập tính sau ở động vật: 1. Sự di cư của cá hồi.
  3. 2. Báo săn mồi. 3. Nhện giăng tơ. 4. Vẹt nói được tiếng người. 5. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn. 6. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. 7. Xiếc chó làm toán. 8. Ve kêu vào mùa hè. Tập tính nào là bẩm sinh? Tập tính nào là học được. Câu 9 ( 2,0 điểm). a. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại? b. Thế nào là ưu thế ngọn? Vai trò của hoocmôn auxin và xitokinin tác động lên ưu thế ngọn? Câu 10 (2 điểm). a. Tại sao thiếu iot lại gây ra bệnh bướu cổ? b. Lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ vào sáng sớm hoặc chiều mát khi ánh sáng yếu? ------------------HẾT--------------- (Đề thi gồm có 02 trang)
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HÀ TĨNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 05 câu) Câu 1. a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó? b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây? c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào? Câu 2. a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích. b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy? c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic. Câu 3. a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học. b) Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích. c) Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử vong? d) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? Câu 4. a) Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? b) Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích. - Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng). - Sau khi nín thở quá lâu. - Hít phải khí CO. c) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. “Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. 1
  5. Câu 5. a) Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào? b) Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.109 cặp nuclêôtit. Hãy cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? - Tế bào ở pha G1 - Tế bào ở pha G2 - Tế bào nơron - Tinh trùng. c) Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg. - Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên. - Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt? _________HẾT_________ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ................................................................ SBD:....................... 2
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HÀ TĨNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC LỚP 11 Câu Điểm Nội dung Câu (4.0đ) a) Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao 1 chúng có khả năng đó? b) Vai trò của nitơ đối với đời sống cây xanh? Hãy nêu những nguồn nitơ chủ yếu cung cấp cho cây? c) Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này vào trong thực tiễn trồng trọt như thế nào? 0.50 - Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí: a + Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria.... + Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu.... - Chúng có khả năng đó vì có các enzim nitrôgenaza nên có khả năng phá vỡ 0.50 liên kết 3 bền vững của nitơ và chuyển thành dạng NH3 0.50 - Vai trò nitơ: + Về cấu trúc: Tham gia cấu tạo prôtêin, axit nuclêic, ATP,... + Về sinh lý: Điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển (TP cấu tạo của b enzim, vitamin nhóm B, một số hooc môn sinh trưởng,...) 0.50 - Nguồn Nitơ chủ yếu cung cấp cho cây là: + Nitơ vô cơ: như nitrat (NO3-), amôn (NH4+ ).... + Nitơ hữu cơ: như axit amin, amit.... 0.50 - Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ: + Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất trung gian như các axit hữu cơ. c + ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi nitơ trong cây. 0.50 - Ứng dụng thực tiễn: + Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí. + Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất: trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ. Câu (4.0đ) a) Điểm bù ánh sáng là gì? Có thể sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây 2 ưa bóng và cây ưa sáng được không? Giải thích. b) Mặc dù diện tích lỗ khí của toàn bộ khí khổng chỉ gần bằng 1% diện tích của lá, nhưng lượng nước thoát ra khỏi khí khổng lại lớn hơn lượng nước thoát qua bề mặt lá nhiều lần. Tại sao vậy? c) Tương quan tỷ lệ các phitohoocmon sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh: Auxin/Xitôkinin; Abxixic/Giberelin; Auxin/Êtilen; Xitôkinin/Abxixic. 0.25 - Điểm bù ánh sáng: Điểm bù ánh sáng là điểm cường độ ánh sáng mà ở đó a cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. - Có thể sử dụng.... để phân biệt cây ưa bóng và cây ưa sáng: 0.25 + Cây ưa sáng có điểm bù ánh sáng cao, cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp. 3
  7. 0.50 + Nếu ở một cường độ ánh sáng nào đó: * một cây thải CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng cao → cây ưa sáng * còn một cây vẫn hấp thụ CO2, có nghĩa là cây có điểm bù ánh sáng thấp → cây ưa bóng. 1.00 Cơ sở vật lý của quá trình bốc hơi nước đã chứng minh rằng: các phân tử nước bốc hơi và thoát vào không khí ở mép chậu nước dễ dàng hơn nhiều so với các b phân tử nước bốc hơi từ giữa chậu nước. Như vậy vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào diện tích thoát hơi mà phụ thuộc chặt chẽ vào chu vi của các diện tích đó. Rõ ràng là hàng trăm khí khổng trên một milimet vuông lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn rất nhiều so với chu vi lá và đó là lý do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chính và với vận tốc lớn. 0.50 - Auxin/Xitôkinin: điều chỉnh sự tái sinh rễ, chồi và ưu thế ngọn. Nếu tỉ lệ nghiêng về Auxin thì rễ hình thành mạnh hơn và tăng ưu thế ngọn. Còn ngược c lại chồi bên hình thành mạnh, giảm ưu thế ngọn. 0.50 - Abxixic/Giberelin: điều chỉnh sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỉ lệ nghiêng về Abxixic thì hạt ngủ, nghỉ. Ngược lại thì nảy mầm. 0.50 - Auxin/Êtilen: điều chỉnh sự xanh, chín quả. Nếu nghiêng về Auxin quả xanh và ngược lại thúc đẩy quả chín. 0.50 - Xitôkinin/Abxixic: điều chỉnh sự trẻ hoá, già hoá. Nếu nghiêng về Xitôkinin thì trẻ hoá và ngược lại. Câu (4.0đ) a) Nêu những điểm khác biệt giữa sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục 3 với sự dẫn truyền xung thần kinh qua xináp hóa học. b) Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích. c) Ở người, vì sao khi bị tràn dịch màng phổi thì sẽ ngạt thở, dễ dẫn đến tử vong? d) Vì sao các loài động vật bậc thấp thường hoạt động theo bản năng là chủ yếu? a 1.00 Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục Dẫn truyền xung thần kinh qua xináp Tốc độ nhanh Tốc độ chậm hơn Có thể dẫn truyền theo hai hướng Luôn dẫn truyền theo một chiều từ ngược nhau bắt đầu từ một điểm kích màng trước ra màng sau xináp thích Dẫn truyền theo cơ chế điện - hóa - Dẫn truyền theo cơ chế điện .... điện Cường độ xung luôn ổn định suốt chiều Cường độ xung có thể bị thay đổi khi dài sợi trục. đi qua xináp. Kích thích liên tục không làm ngừng Kích thích liên tục có thể làm cho xung xung qua xináp bị ngừng (mỏi xináp) b 0.50 + Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ. 0.50 + Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, …. c 1.00 + Các loài động vật bậc thấp thường có hệ thần kinh kém phát triển, vòng đời ngắn. + Hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng lưu giữ thông tin không nhiều → khả năng hình thành các tập tính học được là rất hạn chế. 4
  8. + Vòng đời ngắn → sự cũng cố các tập tính học được cũng khó thực hiện được → Hoạt động của động vật bậc thấp chủ yếu dựa vào các tập tính bẩm sinh. + Sử dụng loại tập tính sẽ có ưu điểm là nhanh, đơn giản, không tiêu tốn nhiều năng lượng và không cần phải học, nhưng có hạn chế là kém linh hoạt → giảm khả năng thích nghi của loài. Câu (4.0đ) a) Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? 4 b) Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích. - Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng). - Sau khi nín thở quá lâu. - Hít phải khí CO. c) Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. a 0.50 - Mạch đập ở cổ tay không phải do máu chảy trong mạch gây nên. 0.50 - Do nhịp co bóp của tim và sự đàn hồi của thành động mạch gây ra. b 0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do tăng tiêu thụ O2 ở cơ và tăng thải CO2 vào máu; nồng độ oxy trong máu thấp, nồng độ CO2 trong máu cao, thụ quan hoá học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung thần kinh về trung khu điều hoà tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy tăng liều lượng máu qua tim làm tăng huyết áp và vận tốc máu. 0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do giảm nồng độ O2 và tăng CO2 trong máu sau khi nín thở lâu. 0.50 - Tăng huyết áp và vận tốc máu do khí CO gắn với hemôglôbin làm giảm nồng độ ôxy trong máu. c 0.50 - Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,…)sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim. 0.50 - Sai ở chỗ: “Rất ít chất dinh dưỡng” vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng. Câu (4.0đ) a) Chu kỳ tế bào là gì? Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào? 5 b) Trong nhân của tế bào lưỡng bội (2n) ở người chứa khoảng 6.10 9 cặp nuclêôtit. Hãy cho biết trong nhân các tế bào sau đây chứa bao nhiêu cặp nuclêôtit? - Tế bào ở pha G1 - Tế bào ở pha G2 - Tế bào nơron - Tinh trùng. c) Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái thực hiện nguyên phân một số đợt, sau đó tất cả các tế bào con tạo thành đều tiến hành giảm phân tạo giao tử, nhận thấy: tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào sinh tinh và các tế bào sinh trứng là 72pg (picrogram), tổng hàm lượng ADN trong nhân các tinh trùng tạo thành nhiều hơn tổng hàm lượng ADN trong nhân các trứng tạo thành là 124pg. Biết hàm lượng ADN trên các NST trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là 2pg. - Xác định số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai nói trên. - Nếu tất cả các trứng sinh ra đều được thụ tinh, các hợp tử tạo thành đều trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp như nhau và tổng hàm lượng ADN trong nhân của các tế bào con sinh ra từ các hợp tử này là 5
  9. 256pg thì mỗi hợp tử trên nguyên phân mấy đợt? 0.50 - Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Thời gian của 1 chu kỳ tế bào tuỳ thuộc từng loại TB trong cơ thể và tuỳ thuộc từng loài. a VD: chu kỳ TB ở giai đoạn phát triển phôi sớm là 15-20phút, TB ruột 2lần/ngày, TB gan 2 lần/năm,… 0.75 - Ý nghĩa của việc điều hoà chu kỳ tế bào: + Thời gian và tốc độ phân chia TB ở các bộ phận khác nhau của cùng 1 cơ thể rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. + Chu kỳ TB được điều khiển bằng 1 hệ thống điều hoà rất tinh vi. Nếu TB vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S. Nhân tố điều chỉnh điểm R là protein không bền vững có tác dụng kìm hãm. + Nếu các cơ chế điều hoà bị hư hỏng hoặc trục trặc, có thể bị lâm bệnh. VD: bệnh ung thư là do TB ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hoà phân bào của cơ thể nên phân chia liên tục tạo thành khối u chèn ép các cơ quan. b 0.75 - Tế bào ở pha G1 = 6.109 cặp nuclêôtit - Tế bào ở pha G2 = 12.109 cặp nuclêôtit - Tế bào nơron = 6.109 cặp nuclêôtit - Tinh trùng = 3.109 cặp nuclêôtit (Đúng 3 ý cho 0.50đ, đúng 2 ý cho 0.25đ, đúng 1 ý không cho điểm) c 0.50 - Gọi x là số TB sinh tinh => số tinh trùng tạo thành là 4x - Gọi y là số TB sinh trứng => số trứng tạo thành là y TB ở kỳ sau II có n NST kép tương tương với TB lưỡng bội 2n. Vậy hàm lượng ADN trong nhân TB lưỡng bội (2n) là 2 pg, TB đơn bội n là 1 pg. Theo đề bài ta có 2x + 2y = 72 pg ; 4x –y = 124 pg => x = 32, y = 4. 0.50 * Có 32 TB sinh tinh, số lần nguyên phân của các TB sinh dục sơ khai ban đầu có 5 trường hợp: + 32 = 1. 2 5 => có 1 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 5 lần. + 32 = 2. 2 4 => có 2 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 4 lần. + 32 = 4. 2 3 => có 4 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 3 lần. + 32 = 8. 2 2 => có 8 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 2 lần. + 32 = 16. 21 => có 16 TB sinh dục sơ khai, nguyên phân 1 lần. 0.50 * Có 4 TB sinh trứng => có 2 trường hợp: + Có 1 TB sinh dục cái sơ khai ban đầu → mỗi tế bào NP 2 lần. + Có 2 tế bào sinh dục cái sơ khai → mỗi tế bào NP 1 lần d 0.50 Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử: Có 4 trứng => tạo 4 hợp tử. 4 hợp tử nguyên phân k lần => tạo thành 4.2k tế bào con (mỗi TB con chứa 2 pg ADN) => 2 (4.2k) = 256 => 2 k = 2 5 => k = 5 => mỗi hợp tử nguyên phân 5 lần. 6
  10. Sở GD và ĐT Hà Tĩnh ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG Trường THPT Nguyễn Huệ NĂM HỌC: 2010-2011 MÔN: SINH HỌC 11 Câu 1: Trình bày cơ chế đóng mở khí khổng ? Nếu thoát hơn nước nhiều hơn hút hơn nước dẫn đến hậu quả gì? Câu 2:Phân biệt quá trình ômôn hoá và quá trình nitrat hoá trong đất? ý nghĩa của hai quá trình này đối với thực vật? Câu 3: Chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa trao đổi nitơ và hô hấp? Câu 4:Về quá trình trao đổi nước ở thực vật , hãy giải thích : 1. Vì sao không tưới nước cho cây khi trời đang nắng to ? 2. Vì sao nhiệt độ ở bề mặt quả dưa chuột luôn luôn thấp hơn nhiệt độ ở không khí xung quanh khoảng 1 - 2o C ? 3. Vì sao ở vùng ôn đới, mùa hè gió mạnh thường làm gẫy nhiều cây hơn mùa đông ? Câu 5: Phân tích câú tạo của lá phù hợp vơí chức năng quang hợp Câu 6: Hiện tượng giảm hiệu suất quang hợp của cây khi gặp điều kiện khô , nóng và sáng là gì? Hiện tượng này xẩy ra đối với thực vật sống trong điề kiên như thế nào? Trình bày cơ chế hiện tượng này? Câu 7: Bằng cách nào động vật nhai lại có thể sử dụng tốt nhất những chất chứa nitơ và hầu như không có prôtêin nào trong chế độ thức ăn bị lãng phí? Câu8: Phân tích cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ở động vật dạ dày đơn phù hợp với chức năng của nó? Câu 9:Trình bày vai trò của gan? Nêu cơ chế điều hòa nồng các chất trong huyết tương? Câu 10: Nhịp tim của ếch là 50 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì lần lượt chiếm tỉ lệ 1 : 3 : 4 . Tính thời gian tâm nhĩ và tâm thất đựơc nghỉ ngơi. . Từ đó giải thích tại sao tim ếch nói riêng và tim các loài đông vật nói chung có thể hoạt động suốt đời mà không mỏi? . Vẽ đồ thị chú thích 1 chu kì hoạt động của tim ếch? Câu 11: Phân biệt hướng động và ứng động ở thực vạt? Câu 12: Tại sao trong cung phản, xung thần kinh chỉ truyền một chuyền nhất định từ cơ quan đáp ứng qua trung ương thần kinh? Câu 13:Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4, CAM. Câu 14:Trong hệ tiêu hóa của người khi khi bị cắt một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa : Dạ dày, túi mật, tụy ? Vì sao? …………………………HẾT…………...................
  11. ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. Câu1: Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch. a. Khi nào sức căng trương nước ( T ) xuất hiện và tăng? b. Khi nào T cực đại và cực đại bằng bao nhiêu? Khi nao T giảm và khi nào T giảm đến 0? c. Trong công thức S=P-T, S luôn nhỏ hơn P hoặc bằng P. Có khi nào S>P. Giải thích? d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng? Câu2: Hãy giải thích: a. Tại sao khi bón nhiều phân cho cây còn non dẫn đến hiện tượng cây bị “chết xót”? b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngâp mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được? Câu 3: Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định N2 khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định N2 ? Vai trò của quá trình cố định N2 ? Câu 4: Dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp kĩ thuật sau: a. Thắp đèn ban đêm cho các vườn hoa cúc vào mùa thu? b. Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông? Câu 5: Cho một lọ Glucôzơ, một lọ đựng axit Piruvic, một lọ dựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, môt lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi: a. Có thể bố trí được bao nhiêu thi nghiệm về hô hấp tế bào? b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào? Câu 6: So sánh thực vật C3, thực vật C4 :về đại diện, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO2, hô hấp sáng, năng suât sinh học? Câu 7: Thí nghiệm chứng minh vai trò của CO2 với quang hợp như sau: Cho hai cành rong đuôi chó tương tự nhau vào hai cốc đựng nước đun sôi để nguội. Thêm ít muối Na2CO3 vào cốc một. Đổ một lớp dầu thực vật lên mặt nước để ngăn cản không khí hoà tan vào nước. Đặt thí nghiệm ra ngoài ánh sáng. Hãy cho biết kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả? Câu 8: So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật? Câu 9: Hãy trình bày: a. Đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổỉ khí với môi trường xung quanh? b. Những biến đổi sinh lí tuần hoàn và hô hấp ở người khi chuyển từ đồng bằng lên núi cao sống? Câu 10: Trình bày cơ chế truyền tin qua xinap? Giải thích cơ sở của việc uống thuốc giảm đau?
  12. ----------------------------------HẾT---------------------------------- ( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)
  13. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ? Câu 2: Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó? Câu 3: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết? Câu 4: Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Câu 5: Giải thích tại sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Câu 6: Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô CO2→Axit oxalo axetic→Axit malic Axit malic→CO2 Chu trình Canvin - Benson Photpho enol piruvat Axit piruvic (1) (2) (3) Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? Câu 7: a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc…) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Cần có biện pháp khắc phục thế nào? Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Câu 9: a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? b. Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? Câu 10: Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt? -------------------------------------HẾT------------------------------------ Họ và tên học sinh:………………………………...................Số báo danh:…………………………....... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  14. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 11 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đáp án có 02 trang Câu Ý Nội dung Điểm 1 1,0 Đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ +Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt, chỉ có một không bào trung tâm 0,5 lớn +Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh 0,5 2 1,0 Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò -Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ: +Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt 0,25 nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt +Hiện tượng ứ giọt: Cây được úp trong chuông thủy tinh lớn, sau một đêm, ta sẽ 0,25 thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. - Vai trò: Tạo dòng vận chuyển liên tục nước và ion khoáng từ rễ, qua thân, lên đến 0,5 lá 3 Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết vì: 1,0 +Đất bị ngập úng lâu ngày dẫn đến quá trình trao đổi khí trong đất bị kìm hãm 0,25 +Đất thiếu oxi cung cấp cho rễ dẫn đến hoạt động hô hấp của rễ bị ức chế, giảm sút 0,25 +Rễ không đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động hấp thu khoáng chủ động, lâu 0,25 ngày làm cho các hoạt động trao đổi chất của cây bị rối loạn +Rễ hô hấp không bình thường do thiếu oxi dẫn đến tích lũy các chất độc đối với tế 0,25 bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới nên cây chết 4 1,0 Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì: +Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống đều là những tế 0,25 bào chết. +Các TB cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của TB này gắn với đầu của TB kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng nước và ion khoáng di chuyển bên 0,25 trong +Giữa các ống có các lỗ thông với nhau 0,25 +Nếu có một mạch gỗ bị tắt, dòng mạch gỗ vẫn di chuyển được từ rễ lên lá vì chất 0,25 dịch chuyển qua các lỗ thông ngang qua các mạch còn lại di chuyển lên 5 1,0 Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì: +Hơi nước thoát ra từ lá cây đã làm giảm nhanh nhiệt độ của môi trường xung quanh 0,5 cây +Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm tăng nhiệt của môi trường xung quanh 0,5 6 1,0
  15. -Tên chu trình: Chu trình C4 0,5 -Nơi diễn ra: +Giai đoạn (1) và (2) ở tế bào mô giậu 0,25 +Giai đoạn (3) ở tế bào bao bó mạch 0,25 7 1,0 a Giúp cây giảm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng 0,25 b Thay đổi pH của đất 0,25 Vì khi bón các loại phân này nhiều, các gốc axit sẽ làm đất bị chua, làm giảm độ pH 0,25 của đất Biện pháp: Bón vôi khử chua 0,25 8 1,0 Tiêu hóa nội bào: Quá trình tiêu hóa xảy ra ở bên trong tế bào 0,5 Tiêu hóa ngoại bào: Quá trình tiêu hóa diễn ra ở bên ngoài tế bào 0,5 9 1,0 a Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: +Tim có tính tự động 0,25 +Tính tự động của tim nhờ hoạt động của hệ dẫn truyền tim 0,25 b Lượng máu được tim bơm đi trong 1 phút: 1 chu kì tim lượng máu được tim bơm vào hệ mạch là: 120 – 75 = 45ml 0,25 Trong 1 phút lượng máu được tim bơm vào mạch là: 45ml x 60 = 2700ml = 2,7 (lít) 0,25 10 1,0 Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch 0,5 Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì: Lượng máu được tim bơm vào hệ mạch ít, không đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, máu lên não ít nên dễ 0,5 bị choáng, chóng mặt -------------------------------------HẾT------------------------------------
  16. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang Câu 1: Nêu các đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ? Câu 2: Trình bày hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò của nó? Câu 3: Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết? Câu 4: Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Câu 5: Giải thích tại sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng? Câu 6: Cho sơ đồ về chu trình cố định CO2 trong pha tối ở cây ngô CO2→Axit oxalo axetic→Axit malic Axit malic→CO2 Chu trình Canvin - Benson Photpho enol piruvat Axit piruvic (1) (2) (3) Cho biết tên chu trình trên? Các giai đoạn (1), (2), (3) diễn ra ở vị trí nào? Câu 7: a. Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc…) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Cần có biện pháp khắc phục thế nào? Câu 8: Nêu sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào? Câu 9: a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? b. Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? Câu 10: Huyết áp là gì? Tại sao những người huyết áp thấp hay bị chóng mặt? -------------------------------------HẾT------------------------------------ Họ và tên học sinh:………………………………...................Số báo danh:…………………………....... Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  17. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn: Sinh học – Lớp 11 ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) Đáp án có 02 trang Câu Ý Nội dung Điểm 1 1,0 Đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước của rễ +Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt, chỉ có một không bào trung tâm 0,5 lớn +Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh 0,5 2 1,0 Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ và vai trò -Hai hiện tượng thể hiện áp suất rễ: +Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút sẽ thấy những giọt 0,25 nhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt +Hiện tượng ứ giọt: Cây được úp trong chuông thủy tinh lớn, sau một đêm, ta sẽ 0,25 thấy các giọt nước ứ ra ở mép lá. - Vai trò: Tạo dòng vận chuyển liên tục nước và ion khoáng từ rễ, qua thân, lên đến 0,5 lá 3 Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ bị chết vì: 1,0 +Đất bị ngập úng lâu ngày dẫn đến quá trình trao đổi khí trong đất bị kìm hãm 0,25 +Đất thiếu oxi cung cấp cho rễ dẫn đến hoạt động hô hấp của rễ bị ức chế, giảm sút 0,25 +Rễ không đủ năng lượng cung cấp cho các hoạt động hấp thu khoáng chủ động, lâu 0,25 ngày làm cho các hoạt động trao đổi chất của cây bị rối loạn +Rễ hô hấp không bình thường do thiếu oxi dẫn đến tích lũy các chất độc đối với tế 0,25 bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới nên cây chết 4 1,0 Nếu 1 ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn có thể tiếp tục đi lên được vì: +Mạch gỗ được cấu tạo bởi 2 loại tế bào là quản bào và mạch ống đều là những tế 0,25 bào chết. +Các TB cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của TB này gắn với đầu của TB kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng nước và ion khoáng di chuyển bên 0,25 trong +Giữa các ống có các lỗ thông với nhau 0,25 +Nếu có một mạch gỗ bị tắt, dòng mạch gỗ vẫn di chuyển được từ rễ lên lá vì chất 0,25 dịch chuyển qua các lỗ thông ngang qua các mạch còn lại di chuyển lên 5 1,0 Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì: +Hơi nước thoát ra từ lá cây đã làm giảm nhanh nhiệt độ của môi trường xung quanh 0,5 cây +Vật liệu xây dựng hấp thu nhiệt làm tăng nhiệt của môi trường xung quanh 0,5 6 1,0
  18. -Tên chu trình: Chu trình C4 0,5 -Nơi diễn ra: +Giai đoạn (1) và (2) ở tế bào mô giậu 0,25 +Giai đoạn (3) ở tế bào bao bó mạch 0,25 7 1,0 a Giúp cây giảm quá trình thoát hơi nước qua khí khổng 0,25 b Thay đổi pH của đất 0,25 Vì khi bón các loại phân này nhiều, các gốc axit sẽ làm đất bị chua, làm giảm độ pH 0,25 của đất Biện pháp: Bón vôi khử chua 0,25 8 1,0 Tiêu hóa nội bào: Quá trình tiêu hóa xảy ra ở bên trong tế bào 0,5 Tiêu hóa ngoại bào: Quá trình tiêu hóa diễn ra ở bên ngoài tế bào 0,5 9 1,0 a Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: +Tim có tính tự động 0,25 +Tính tự động của tim nhờ hoạt động của hệ dẫn truyền tim 0,25 b Lượng máu được tim bơm đi trong 1 phút: 1 chu kì tim lượng máu được tim bơm vào hệ mạch là: 120 – 75 = 45ml 0,25 Trong 1 phút lượng máu được tim bơm vào mạch là: 45ml x 60 = 2700ml = 2,7 (lít) 0,25 10 1,0 Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch 0,5 Những người bị huyết áp thấp hay bị chóng mặt vì: Lượng máu được tim bơm vào hệ mạch ít, không đủ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể, máu lên não ít nên dễ 0,5 bị choáng, chóng mặt -------------------------------------HẾT------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2