intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

Chia sẻ: Kiều Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

39
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi chọn HSG sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên, hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên

  1. SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2020-2021 PHAN CHU TRINH MÔN: SINH HỌC Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) a. Giải thích vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? b. Vì sao lại có thể vừa dùng đường để nuôi cấy vi sinh vật và vừa dùng đường để ngâm các loại quả? Câu 2 (2,0 điểm) Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh? Người ta thường khuyên rằng: "Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó? Câu 3 (2,0 điểm) a . Đa số các loài thực vật khí khổng mở vào ban ngày đóng vào ban đêm. Tuy nhiên, một số loài thực vật sống trong điều kiện thiếu nước (cây xương rồng, cây mọng nước ở sa mạc...) khí khổng lại đóng vào ban ngày mở về đêm. Điều này có ý nghĩa gì với chúng. Hãy giải thích cơ chế đóng mở khí khổng của các loài này? b. Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 cho đất trong thời gian dài sẽ làm thay đổi đặc tính nào của đất? Giải thích? Câu 4 (3,0 điểm) Phân biệt cấu trúc mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao? Câu 5 (2,0 điểm) a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt? b. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khoẻ? Câu 6 (2,0 điểm) Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một tai hoạ và cũng là một tất yếu? Câu 7 (3.0) điểm a. Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản của sự sống? Vì sao? b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó? c. + Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic? + Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó? + Cho biết vai trò của các loại bào quan đó? Câu 8 (1,0 điểm) Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết? Câu 9 (3,0 điểm) Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn
  2. mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. HẾT. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1 (2,0 điểm) * Khi nuôi cấy không liên tục: vi khuẩn cần có thời gian để làm quen với môi trường, hình thành các emzim cảm ứng để phân giải cơ chất. (0,5đ)
  3. - Khi nuôi cấy liên tục: do môi trường ổn định, vi khuẩn đã có emzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát…(0,5đ) * Dùng để nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dưỡng cho VSV.. (0,5đ). - Dùng để ngâm các loại quả với nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở tế bào VSV (diệt VSV để bảo quản nông sản). .... (0,5đ) Câu 2(2,0 điểm) - Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây: (1,0đ) + Từ những cơn giông : + Từ xác của động vật, thực vật: + Từ sự cố định của vi sinh vật: + Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4 - Vì: (1,0đ) + Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3 + Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư Câu 3. (2,0 điểm) a. (1,0đ) - Ý nghĩa: Giúp cây tiết kiệm nước trong điều kiện thiếu nước................................................ - Cơ chế đóng, mở khí khổng của các loài thực vật sống ở vùng thiếu nước: + Ban ngày nhiệt độ cao, cây bị hạn, hàm lượng axit abxixic trong tế bào khí khổng tăng kích thích các bơm ion hoạt động, đồng thời các kênh ion mở dẫn đến ion rút ra khỏi tế bào => P thẩm thấu của tế bào giảm => giảm sức trương nước => khí khổng đóng................................ + Ban đêm nhiệt độ thấp, sức trương nước của tế bào khí khổng tăng => khí khổng mở......... b. (1,0đ)Khi ta bón các loại phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 sẽ làm thay đổi độ PH của đất... Vì: + Bón phân NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thụ NH4+ còn lại môi trường Cl- và SO42- sẽ kết hợp với H+ tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit.................................................................... + Bón NaNO3 cây hấp thụ NO3- còn lại Na+ kết hợp với OH- tạo môi trường bazơ................. Câu 4 (3,0 điểm) * Phân biệt cấu trúc: mARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo ra những tay và thuỳ tròn, một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã, rARN cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có các tay, các thuỳ, có số cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn. (1,5đ) * Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn nhất là của mARN. (0,5đ) * Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với prôtêin nên khó bị enzim phân huỷ, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất. (1,0đ) Câu 5 (2,0 điểm) a. Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axit lăctíc được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôttêin của sữa đã kết tủa. (1,0đ)
  4. b. Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng. (1,0đ) Câu 6 (2,0 điểm) * Điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước: Con đường qua cutin(0,5đ) Con đường qua khí khổng(0,5đ) - Vận tốc nhỏ. - Vận tốc - Không được điều chỉnh lớn...................................................................... - Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng............. * Thoát hơi nước là 1 tai hoạ và cũng là 1 tất yếu: - Là tai hoạ vì: Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển thực vật phải mất đi 1 lượng nước quá lớn. (0,5đ) - Là tất yếu vì: (0,5đ) + Thoát hơi nước thì mới tạo 1 lực hút để lấy được nước + Thoát hơi nước -> Điều hòa nhiệt độ lá + Thoát hơi nước -> Khí khổng mở -> Trao đổi khí..... Câu 7(3,0 điểm) a. Những hợp chất hữu cơ trong tế bào: (0,75đ) - Cacbonhidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . . - Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic. * Vì: + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, ... + Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), truyền đạt thông tin di truyền (mARN), vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN). b. Thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó: (0,75đ) - Lớp kép phôtpholipit: Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan trong lipit, giúp màng có tính khảm động. - Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn lọc, góp phần vào tính khảm động của màng. - Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật). Glicoprotein: “Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô. c. (1,5đ) - Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm. * Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan: - Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein histon. Ngoài ra còn có một ít ARN. - Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein. - Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom. * Vai trò của các loại bào quan: - Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  5. - Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. - Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ. - Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào. - Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm. * Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan: - Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein histon. Ngoài ra còn có một ít ARN. - Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein. - Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom. * Vai trò của các loại bào quan: - Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào. - Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. - - Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ. - Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào. Câu 8 (1,0 điểm) Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết. Câu 9 (3,0 điểm) Xác định số lần nguyên phân và giới tính - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128 - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2