Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7
lượt xem 43
download
Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7 giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 7
- PHÒNG GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HSG VĂN 7 TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU năm học 2013-2014 Thời gian làm bài 120 phút. (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau: Cô Xuân đi chợ mùa hè Mua cá thu về chợ hãy còn đông. Câu 2 (8,0 điểm): a) Chỉ ra nét tương đồng và đặc sắc của hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. b) Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng ít nhất hai từ láy và một thành ngữ (gạch chân những từ láy và thành ngữ đó). Câu 3 (10 điểm): Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . .................................. Hết ............................................
- Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 1 a) Chỉ nghệ thuật dùng các từ đồng âm: xuân, thu, đông. 1 b) Phân tích giá trị: - Xuân là tên người, ngoài ra gợi đến mùa xuân, thu chỉ cá thu và gợi đến 0,5 mùa thu, đông chỉ tính chất của chợ (nhiều người đồng thời gợi đến mùa đông. - Cách dùng từ gợi sự hóm hỉnh, óc hài hước của người xưa. 0,5 2 a) Nét tương đồng và đặc sắc qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương. - Nét tương đồng: đều viết về tình yêu quê hương sâu sắc: “Cảm nghĩ trong 1 đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch nói về nỗi sầu nhớ khu xa quê hương còn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương thể hiện cảm xúc bồi hồi, niềm vui xen lẫn ngậm ngùi ngày trở về quê hương. - Nét đặc sắc: + Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: vọng nguyệt hoài hương (nhìn trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ xưa. vâng trăng gợi nên nỗi buồn xa xứ, mong ước được đoàn tụ nơi quê nhà. Điều đặc sắc là đề tài không mới nhưng nhà thơ 1 vẫn tạo nên một bài thơ hay, thấm thía hồn người do cách dùng từ đối xứng cử đầu (ngẩng đầu-hướng ra nhìn cảnh trăng sáng) – đê đầu (cúi đầu-hướng vào hồn mình nhớ cố hương). + Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê: thể hiện tình cảm gắn bó với quê hương bằng nghệ thuật đối rất chỉnh về cả ý và lời. Hai câu thơ cuối, tác giả 1 dùng những hình ảnh, âm thanh tươi vui (tiếng chào, tiếng cười của đám trẻ nhỏ) để phản ánh hiện thực: ông đã trở thành khách lạ trên chính quê hương mình. Ở đây, ta thấy thoáng chút ngậm ngù của nhà thơ. b)HS đảm bảo các yêu cầu sau: * Về hình thức: (2 điểm) - Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định 0,5 - Ít sai lỗi câu từ, chính tả. 0,5 1,0 - Có sử dụng từ láy và thành ngữ theo số lượng yêu cầu. * Về nội dung: (3 điểm) - Cảnh Đèo Ngang hoang sơ lúc chiều ta lại được nhìn qua đôi mắt người xa quê nên gợi nỗi buồn vắng, cô đơn. Tâm trạng ấy càng được tô đậm trong 2 câu 1,0 thơ cuối: Dừng chân đứng lại: trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. - Bà Huyện Thanh Quan vẽ nên cảnh đối lập giữ trời, non, nước và một mảnh 1,0
- tình riêng. Cảnh càng rộng con người càng trở nên nhỏ bé, càng thấy cô đơn. - Cụm từ “ta với ta” trong câu kết của bài gợi nhớ đến ta với ta trong bài “Bạn 1,0 đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Nhưng không phải là sự tay bắt mặt mừng, vui vầy, ấm áp. Ở đây chỉ có ta với ta, một mình người thơ đối diện với chính mình, không ai chia sẻ mảnh tình riêng cô đơn, buồn bã. Câu 3 (10điểm) Yêu cầu chung Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học). - Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm. - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn… Mở bài Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...0,25 điểm 1đ - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...0,25 điểm Thân bài Làm sáng tỏ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu được thể hiện qua bài thơ. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước a) Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ, tiếng gà đã gợi về những kỉ niệm tuổi thơ thật êm đềm, đẹp đẽ. - Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh hiện ra trong nỗi nhớ: "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ …" 1 điểm - Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng: " - Gà đẻ mà mày nhìn 3,5đ Rồi sau này lang mặt…" 0,5 điểm - Người chiến sĩ nhớ tới hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu: " Tay bà khum soi trứng Dành từng quả chắt chiu " 1 điểm - Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà - ước mơ ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ…1 điểm b) Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc 3,5đ
- thêm tình yêu quê hương đất nước: - Tiếng gà trưa với những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ, hình ảnh thân thương của bà đã cùng người chiến sĩ vào cuộc chiến đấu (1 điểm) - Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc và cũng vì người bà thân yêu của mình: " Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Bà ơi, cũng vì bà…" 1 điểm - Qua những kỉ niệm đẹp được gợi lại, bài thơ đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của người cháu với hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu. (0,5điểm) - Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng…1 điểm * HS có thể mở rộng và nâng cao bằng việc giới thiệu một số bài thơ khác có cùng chủ đề viết về bà, về mẹ … Kết bài + Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. 0,5 điểm + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia 1đ đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình ... 0,5 điểm -------------------------------------
- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---------------- MÔN: NGỮ VĂN 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3 diểm) Kết thúc bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết: ..." Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh" Em có cảm nhận gì về khổ thơ trên? Câu 2: (7 điểm ) Mùa thu về, đất trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Hăy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu. .....................HẾT......................
- UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 ---------------- Câu Đáp án Điểm 1 * Hình thức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn : 0,5 * Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về khổ 0,25 thơ - Đây là khổ thơ cuối trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ 0,5 - Về nghệ thuật: + tThể thơ ngũ ngôn bắt nguồn từ lối hát dặm của dân ca Nghệ 0,5 Tĩnh ; lời thơ là lời kể chuyện tâm tình, mộc mạc, chân thực, sinh động + Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : khẳng định suốt đêm hôm ấy, trong rừng khuya, Bác đă không ngủ vì lo cho dân, cho nước 0,5 + "lẽ thường tình" : điều hiển nhiên, hết sức bình thường. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đêm nay chỉ là một đêm trong muôn vàn đêm không ngủ của Người. + "Bác là Hồ Chí Minh" , Bác là người Việt Nam đẹp nhất; vị lănh tụ vĩ đại có trái tim nồng ấm hơn ngọn lửa, có tình yêu 0, 75 thương bao la. Bác gần gũi mà lớn lao, giản dị mà cao cả. Hình tượng Bác Hồ trong sự cảm nhận của người chiến sĩ thật cao đẹp 2 * Hình thức bài văn, bố cục 3 phần, chữ viết sạch đẹp: 0,5 * Dàn ý tham khảo: I. MB: Giới thiệu cảnh đất trời vào thu. Cảm xúc khi mùa thu 1 tới II. TB: 1. Tả bao quát cảnh: - Không gian: như rộng hơn 1 - Tiết trời: mát mẻ, se se lạnh, dễ chịu 2. Tả cụ thể: a. Trong vườn: - Sương sớm bao trùm cảnh vật 2 - Nắng nhẹ rơi, sương tan - Bầu trời xanh trong ,cao vời vợi - Gió mát dịu - Mấy đóa hồng nhung còn e ấp chưa muốn nở - Cây hồng lúc lỉu quả chín đỏ như những chiếc đèn lồng b. Ngoài đường: 1,5 - Hương hoa sữa nở sớm nồng nàn khu phố - Gánh hàng hoa kĩu kịt, hoa cúc vàng tươi như nụ cười cô thôn nữ - Các em bé đến trường trong niềm vui hân hoan của ngày khai trường rộn rã
- - Nắng hanh hao, vàng như rót mật 1 III. KB: Cảm xúc về mùa thu, sự kì diệu của thiên nhiên tạo vật. * Lưu ý: + Bài đạt điểm 9 -10 : Bài viết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đẹp, sạch sẽ, sai dưới 2 lỗi chính tả; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Tả được đặc trưng, cảnh sắc của mùa thu. + Bài đạt điểm 7-8 : Bài viết rõ ràng về bố cục, chữ viết sạch sẽ, sai dưới 2 lỗi chính tả; tả cảnh mùa thu theo trình tự, cảm xúc chưa thật nổi bật + Bài đạt điểm 5 -6 : Bài viết có bố cục rõ ràng ba phần, chữ viết sạch sẽ, sai dưới 5 lỗi chính tả. Bài vít còn sơ sài, thiếu hình ảnh. + Bài đạt dưới điểm 5: Bố cục chưa rõ ràng, chữ viết xấu, viết không đúng nội dùng hay phương thức biểu đạt. - GV linh hoạt cho điểm phù hợp với bài làm của học sinh. ------------------------------------------
- Trường THCS Đáp Cầu ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1(3điểm): Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó được sử dụng trong đoạn thơ sau: …Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi! Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt. Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát, Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…. (Tố Hữu) Câu 2 (7 điểm): Có ý kiến đã nhận xét rằng: "Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta." Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 7 Câu 1 (3 điểm): * Yêu cầu về hình thức: Viết thành bài văn ngắn, có bố cục rõ ràng, mạch lạc; diễn đạt tốt, trong sáng; câu chữ và viết đoạn chặt chẽ, chọn lọc, chính xác. * Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau: - Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ): + Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu. + Đảo trật tự cú pháp và dùng câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca. + Âm thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt. + Cách ngắt nhịp cân đối 4/4. + Đoạn thơ có màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa. + Có đường nét sơn thuỷ hữu tình - một vẻ đẹp trong thi ca cổ - trên là núi đồi in bóng xuống dòng sông sóng vỗ với những chuyến phà ngang dọc qua sông. - Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống. Thang điểm: Điểm 3: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. Điểm 2-2,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1-1,5: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 0,5: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp. Câu 2 (7 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- - Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao). - Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng. - Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung: a) Mở bài: - Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí. - Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề. b) Thân bài: * Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và phong phú xuất phát từ những trái tim lao động của nhân dân; là cách nói giản dị, mộc mạc, chân thành nhưng thể hiện những tình cảm to lớn, cụ thể; "ca dao là thơ của vạn nhà" - Xuân Diệu; là suối nguồn của tình yêu thương, là bến bờ của những trái tim biết chia sẻ.). * Tại sao thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động (lập luận): Thể hiện những tư tưởng, tình cảm, khát vọng, ước mơ.. của người lao động. * Thơ ca dân gian "thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta": - Tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên (dẫn chứng). - Tình cảm cộng đồng (dẫn chứng: "Dù ai đi… mùng mười tháng ba; Bầu ơi thương … một giàn; Nhiễu điều phủ lấy ... nhau cùng; máu chảy ruột mềm, Môi hở răng lạnh.. "). - Tình cảm gia đình: + Tình cảm của con cháu đối với tổ tiên, ông bà (dẫn chứng: Con người có tổ .. có nguồn; Ngó lên nuột lạt.. bấy nhiêu; …). + Tình cảm của con cái đối với cha mẹ (dẫn chứng: Công cha như … là đạo con; Ơn cha … cưu mang; Chiều chiều ra đứng … chín chiều; Mẹ già như .. đường mía lau…). + Tình cảm anh em huynh đệ ruột thịt (dẫn chứng: Anh em như chân … đỡ đần; Anh thuận em hoà là nhà có phúc; Chị ngã em nâng…). + Tình cảm vợ chồng (dẫn chứng: Râu tôm … khen ngon; Lấy anh thì sướng hơn vua… càng hơn vua; Thuận vợ thuận … cạn…). - Tình bằng hữu bạn bè thân thiết, tình làng xóm thân thương (dẫn chứng: Bạn về có nhớ… nhớ trời; Cái cò cái vạc… giăng ca; …). - Tình thầy trò (dẫn chứng: Muốn sang thì bắc… lấy thầy…). - Tình yêu đôi lứa (dẫn chứng: Qua đình… bấy nhiêu; Yêu nhau cới… gió bay; Gần nhà mà …làm cầu; Ước gì sông … sang chơi….). - ..v.v… c) Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề.
- - Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ. Thang điểm: Điểm 6-7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, dẫn chứng chọn lọc phong phú, diễn đạt trong sáng. Có thể còn có một vài sai sót nhỏ. Điểm 4-5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt tương đối tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 2-3: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên, dẫn chứng chưa thật phong phú nhưng phải đầy đủ, làm rõ được trọng tâm, diễn đạt chưa hay nhưng rõ ràng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. Điểm 1: Chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn luận chung chung hoặc hiểu không đúng tinh thần của đề bài, dẫn chứng nghèo nàn, phân tích còn nhiều hạn chế. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 0 : Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Trên đây là một vài gơị ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm phù hợp. Lưu ý chung: - Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ điểm 0 đến điểm 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. - Đây chỉ là gợi ý đáp án. Người chấm cần vận dụng linh hoạt để phát hiện sự mới mẻ, năng lực sáng tạo, năng khiếu văn chương của học sinh… và cho điểm sát đối tượng, chính xác, đánh giá chất lượng thực.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 10 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp tỉnh có đáp án
60 p | 427 | 38
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 123 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
8 p | 56 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 45 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Hà Nội
10 p | 42 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội
2 p | 37 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
6 p | 13 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
6 p | 69 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 44 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Nội
8 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp trường năm 2019-2020 - Trường THPT Tiên Du số 1, Bắc Ninh
6 p | 44 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
1 p | 29 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hưng Yên
2 p | 59 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hải Dương
8 p | 32 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Phước
10 p | 33 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 82 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT An Giang
2 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Đà Nẵng
32 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn