Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Địa lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa
lượt xem 15
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh, sinh viên "Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Địa lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa", đề thi bao gồm 5 câu hỏi tự luận có kèm đáp án và thang điểm với thời gian làm bài 150 phút. Hy vọng đề thi là nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình học tập và ôn thi của các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Địa lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa
- PHÒNG GD & ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2015 – 2016 Môn: ĐỊA LÝ ĐỀ THI CHINH THỨC Ngày thi: 4 tháng 12 năm 2015 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 1 trang) Câu 1 (4 điểm ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết: - Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào? - Tại sao nói: “Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam”? Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân? Câu 3 (5 điểm) a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta. Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào? c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Câu 5 (4 điểm). Cho bảng số liệu sau Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010 Năm 1990 1995 2000 2005 2010 Dân số (Nghìn người) 66.016,7 71.995,5 77.630,9 82.392,1 86.932,5 Sản lượng lương thực có hạt 19.897,7 26.142,5 34.538,9 39.621,6 44.632,5 (Nghìn tấn) a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét HẾT Họ và tên thí sinh....................................................................Số báo danh........... Thí sinh được sử dụng ATLAT địa lí Việt Nam của nhà xuất bản giáo dục Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015-2016 Nội dung Điểm Câu 1( 4 điểm) * Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia . Các cửa khẩu ? Dựa át lát bản đồ ……. Trang….(thiếu -0,25 điểm) Nước Trung Quốc Lào Campuchia Hướng Bắc Tây Tây nam 3 Các Điện Biên Điện Biên Kom Tum tỉnh Lai Châu Sơn La Gia Lai dọc Lào Cai Thanh Hóa Đắc Lắc biên Hà Giang Nghệ An Đắc Nông giới Cao Bằng Hà Tình Bình Phước Lạng Sơn Quảng Bình Tây Ninh Quảng Ninh Quảng Trị Long An Thừa Thiên Huế Đồng Tháp Quảng Nam An Giang Kom Tum Kiên Giang Các - Lào Cai (Lào -Tây Trang (Điện - Lệ Thanh (Gia Lai) cửa Cai) Biên) - Hoa Lư (B Phước) khẩu - Thanh Thủy( Hà - Sơn La (Sơn La) - Xa mát , Mộc Bài dọc Giang - Nà Mèo (Thanh Hóa) (Tây Ninh) biên - Trà Lĩnh, - Nậm Cắn (Nghệ An) - Đồng Tháp (Đồng giới Tà Lùng (Cao - Cầu Treo (Hà Tĩnh) Tháp) Bằng) - Cha Lo (Quảng Bình) - An Giang (An - Đồng Đăng - Lao Bảo (Q Trị) Giang) (Lạng Sơn) - Nậm Giang (Quảng - Hà Tiên (Kiên - Móng Cái Nam) Giang) (Quảng Ninh) - Bờ y (Kom Tum) ( Hs kể tên các tỉnh theo ND át lát địa lý( Mỗi nước kể ít nhất 5 cửa khẩu)HS có cách trình bày khác nếu đúng vẫn cho điểm) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam. * Đồi núi: - Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. 0,5 + Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%. + Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1% - Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ 0,25 * Đồng bằng: 0,25 - Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan bản đồ dân cư trang... Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều : * Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi: - Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: 0,25 + Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2 + Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2 - Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: 0,25 Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2 * Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long: - ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 0,25 501 đến 2000 người/km2 - ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 0,25 người/km2. * Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế: - Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 0,25 - Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng tháp mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 1oo người/km2 0,25 * Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật 0,25 độ > 2000 người /km2 , phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2 Nguyên nhân: 0,25 Điều kiện tự nhiên Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Câu 3 (5 điểm) a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. - Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 0,5 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN - Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương 0,5 (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương - Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức 0,5 thương mại thế giới WTO b, Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta. * Thuận lợi + Điều kiện tự nhiên - Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km 0,25 - Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, 0,25 Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang. - Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu 0,25 tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. - Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,… 0,25 - Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. 0,25 - Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch… có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. 0,25 + Điều kiện kinh tế xã hội - Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 0,25 - Cơ sở vật chất được chú trọng 0,25 - Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn 0,25 - Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản 0,25 * Khó khăn - Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào 0,25 - Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới 0,25 -Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu 0,25 - Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm 0,25 Câu 4 (5 điểm) a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ * Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm - Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai 0,25 - Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu 0,25 - Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương 025 - Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai 0,25 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư: - Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. 0,5 - Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản 0,25 - Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt 0,25 - Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động … 0,5 - Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư 0,5 - Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê. 0,25 * Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực: - Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó 0,5 thoát nước về mùa lũ. - Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa 0,5 c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng 0,5 * Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. 0,25 Câu 5 (4 điểm) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên Năm 1990 1995 2000 2005 2010 0.5 SLLT có hạt bình quân theo đầu 301,4 363,1 444,9 480,9 513,4 người (kg/ người) b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 - Xử lý bảng số liệu: (Lấy năm 1990 là 100) Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 ( %) Năm 1990 1995 2000 2005 2010 1 Dân số 100 109,1 117,6 124,8 131,7 Sản lượng lương thực có hạt 100 131,4 173,6 199,1 224,3 SLLT Có hạt bình quân theo 100 120,5 147,6 159,6 170,3 đầu người - Vẽ biểu đồ 1,25 Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ đường + Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ. + Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi đường. + Trục tung: ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung. + Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ “năm” ở cuối trục. - Trừ điểm: + Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm. + Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét - Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 của nước ta đều tăng, nhưng tốc 0.25 độ tăng trưởng không đều. + Dân số tăng gấp 1,23 lần (tăng 31,7 %) + Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần ( tăng 124,3 %) 0,25 + Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá nhanh 1,70 lần (tăng 0,25 70,3 %) 0,25 - Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực còn chậm vì nếu tăng 1% dân số sản lượng lương thực phải tăng 4%. Để đảm bảo an ninh lương thực phải đẩy 0.25 mạnh sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2015 – 2016 Môn: ĐỊA LÝ ĐỀ 2 Ngày thi: 4 tháng 12 năm 2015 Th i gian: 150 phút (không k˔ th i gian giao đ˒) (Đề thi có 1 trang) Câu 1 (4 điểm ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan và kiến thức đã học em hãy: - Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta. Kể tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta - Nêu ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta. Câu 2 (2 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan. Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm hãy: 1. Lập bảng số liệu dân số thành thị và nông thôn nước ta thời kỳ 1960 – 2007 2. Tính tỉ lệ dân số thành thị trong tổng số dân ở nước ta. Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1960- 2007 Câu 3( 5 điểm) a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta. b. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta Câu 4( 5,0 điểm) Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh đất nước và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. Em hãy: a. Trình bày ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta. b. So sánh hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng đó. Câu 5 (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: Tỉ đồng) Năm 1995 2000 2005 2007 2010 Khu vực Tổng số 228892 441646 839211 1143715 1980914 Nông, lâm nghiệp và thuỷ 62219 108356 175984 232586 407647 sản Công nghiệp và xây dựng 65820 162220 348518 480151 824904 Dịch vụ 100853 171070 314708 430979 748363 (Nguồn: Niên giám thống kê 2007 và 2012) Qua bảng số liệu trên, em hãy: VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010. 2. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010. Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2015-2016 MÔN : ĐỊA LÍ Nội dung Điểm Câu 1( 4 điểm) *Trình bày vị trí giới hạn vùng biển nước ta. -Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á 1 - Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ana Độ Dương qua các eo biển hẹp - Biển Đông có diện tích là 3.447000km2 với hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có độ sâu là
- - An ninh quốc phòng: + Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa + Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước Câu 2( 2 điểm) 1, Lập bảng số liệu dân số thành thị và nông thôn nước ta thời kỳ 1960 – 2007 0.5 Dựa vào át lát trang 15. Dân số Việt Nam qua các năm (ĐV triệu Người ) Ta có bảng sau: Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 1960 30,17 4,73 25,44 1976 49,16 12,13 37,03 1979 52,46 10,09 42,37 1989 64,41 12,92 51,49 1999 76,60 18.08 58,52 2000 77,63 18.77 58,86 2005 83,11 22,34 60,77 2007 85,17 23,37 61,80 2 ,Tính tỉ lệ dân số thành thị trong tổng số dân ở nước ta. Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1960- 2007 * Tính tỷ lệ dân thành thị( 1điểm) ( Đơn vị %) Năm Tổng số Thành thị 1960 100 15,6 0.5 1976 100 20,6 1979 100 19,2 1989 100 20,0 1999 100 23.6 2000 100 24.1 2005 100 26.0 2007 100 27.4 *Nhận xét và giải thích về mức độ đô thị hóa ở nước ta giai đoạn 1960- 2007 - Nhận xét Từ 1960 nay quá trình đô thị hóa có sự chuyển biến rõ rệt. Các đô thị được mở 0,5 rộng và phát triển nhanh hơn , đặc biệt là các đô thị lớn . Cơ sở hạ tầng các đô thị vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới -Tỷ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng: + Năm 1960 số dân thành thị là 4,73 triệu người chiếm 15,6% VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- + năm 2007 số dân thành thị là 23,37 triệu người chiếm 27,4% - Giải thích Tốc độ đô thị hóa các giai đoạn không đều nhau 0,5 + Năm 1960 tỉ lệ đô thị hóa thấp ( 15,6%) do đất nước đang có chiến tranh + Giai đoạn 1976- 1989 tốc độ đô thị hóa chậm tỉ lệ dân thành thị dao động khoảng 20 % + từ 1999 -2007 tỉ lệ đô thị hóa tăng khá nhanh vì nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa 3 VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Câu 3 ( 5 điểm) Pha. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố 2 công nghiệp: +Tài nguyên phong phú làm cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng -Nhiều loại khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp, để phát triển nhiều ngành công nghiệp. +Sự phân bố của tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản không đồng đều tạo nên sự phân hóa sâu sắc trong phát triển và phân bố công nghiệp giữa các vùng. +Một số tài nguyên có trữ lượng lớn để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm -Than: nhiều loại, trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố tập trung ở Quảng Ninh -Dầu mỏ, khí đốt tập trung trong các bể trầm tích thuộc vùng thềm lục địa -Trữ năng thủy điện lớn, phân bố trên các hệ thống sông thuộc vùng đồi núi để phát triển thủy điện (kể tên các nhà máy thủy điện). -Nguồn nước, khí hậu, đất trồng, tài nguyên biển...tạo thuận lợi cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp để cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng... b. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta ? - Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa - Vai trò : Cung cấp lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuât khẩu, tạo việc làm, vv.. . - Tình hình sản xuất và phân bố Năm 2000 2005 2007 Diện tích (nghìn ha) 7666 7329 7207 Sản lượng lúa ( nghìn tấn ) 32530 35832 35942 Năng suất lúa( nghìn tấn) 42.4 48.8 49.9 Bình quân lúa theo đầu 419 431 422 người( Kg) + Lúa gạo là cây lương thực chính, áp dụng nhiều các tiến bộ kĩ thuật nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, trình độ thâm canh nâng cao ... + Diện tích dao động (d/c ), sản lượng tăng (d/c ), năng suất tăng (d/c ) + Bình quân sản lượng lúa đầu người tăng liên tục (d/c ), + Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Câu4 ( 5 điểm) Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh đất nước và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn 1 a. Ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta: - Góp phần khai thác tốt hơn điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. - Tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để phát triển các ngành công nghiệp chế biến. - Nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm. - Ý nghĩa khác… (Đây là câu hỏi mở, tuỳ vào cách trả lời của thí sinh để chấm điểm. Tuy nhiên, cần tập trung bám sát vào các gợi ý trên). b. So sánh hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của hướng chuyên 4 môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng đó. * So sánh: - Giống nhau: Cả hai vùng đều có hướng chuyên môn hoá chính là chuyên canh cây công nghiệp lâu năm. - Khác nhau: + Trung du và miền núi Bắc Bộ: cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. + Tây Nguyên: cây công nghiệp nhiệt đới. * Giải thích: - Trung du và miền núi Bắc Bộ: + Địa hình: Núi, cao nguyên, đồi thấp. + Đất đai: đất feralit đỏ vàng, phù sa cổ. + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi (nên vào mùa đông khí hậu của vùng mang tính cận nhiệt đới, ôn đới trên núi). - Tây Nguyên: + Địa hình: Các cao nguyên rộng lớn ở các độ cao khác nhau. + Đất đai: quan trọng nhất là đất badan với tầng phong hoá sâu tập trung thành vùng rộng. + Khí hậu: mang tính cận xích đạo gió mùa phân hoá thành hai mùa mưa, khô rõ rệt; nền nhiệt cao quanh năm. (Thí sinh có cách trả lời khác nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa). Câu 5 ( 4 điểm) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Vẽ biểu đồ a. Xử lí số liệu: CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %) Năm 1995 2000 2005 2007 2010 Khu vực Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Nông, lâm nghiệp và 27,2 24,5 21,0 20,3 20,6 thuỷ sản Công nghiệp và xây 28,8 36,7 41,5 42,0 41,6 dựng Dịch vụ 44,0 38,8 37,5 37,7 37,8 b. Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu: + Vẽ biểu đồ miền. + Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ. 2 + Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi miền. + Trục tung: chia tối đa đến 100%, không có mũi tên, ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung. + Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ “năm” ở cuối trục. - Trừ điểm: + Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm. + Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí. Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta từ 1995 – 2010 a. Nhận xét: 1 - Tình hình phát triển: + GDP nước ta từ 1995 – 2010 tăng (số liệu chứng minh, 8,7 lần). + Trong các khu vực thì khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất (12,5 lần), các khu vực còn lại tăng chậm (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,6 lần; dịch vụ tăng 7,4 lần). - Sự thay đổi cơ cấu: + Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng (dẫn chứng). + Tỉ trọng các khu vực còn lại giảm (dẫn chứng). b. Giải thích: Tình hình phát triển và sự thay đổi cơ cấu GDP nước ta chịu ảnh hưởng của: - Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Sự thành công của công cuộc Đổi mới. (Thí sinh có cách trả lời khác, nếu đúng và đẩy đủ vẫn cho điểm tối đa. Có thể thưởng 0,5 điểm cho thí sinh phân tích mối quan hệ giữa phát triển GDP và thay đổi cơ cấu GDP từ 1995 – 2010, nhưng điểm của câu không vượt quá 4,0 điểm). VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp các đề thi học sinh giỏi năm 2011
34 p | 236 | 98
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2013-2014 môn Thực hành Sinh học 9
2 p | 314 | 53
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Hóa học lớp 8 có đáp án (Đề số 3)
5 p | 295 | 31
-
Đề thị học sinh giỏi năm 2006 - 2007 môn GDCD 9
3 p | 433 | 30
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2008-2009 môn Toán 8 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Can Lộc
14 p | 401 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Phù Ninh
5 p | 179 | 17
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2013-2014 môn Thực hành Sinh 9
2 p | 161 | 12
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thanh Mai
4 p | 180 | 12
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Địa lý 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Hồng
4 p | 106 | 8
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Hóa học 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Nam Sách
5 p | 171 | 8
-
Đề thi học sinh giỏi năm 2011 trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển
13 p | 205 | 8
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Hồng Dương
5 p | 141 | 8
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Sinh học 9 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Hạ Hòa
7 p | 92 | 7
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Thanh Cao
5 p | 129 | 7
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2001- 2002 bậc tiểu học
4 p | 103 | 7
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Địa lý 9 - Trường THCS Nguyễn Trực
3 p | 90 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn Lịch sử 9 - Trường THCS Kim An
5 p | 101 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn