Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
lượt xem 2
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang" sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn THPT năm 2024-2025 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN BẮC GIANG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN Ngày thi: 10/9/2024 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. Nghị luận xã hội (8,0 điểm) Từ chai sạn dấu tay người thợ Pha lê đứng lên rực rỡ lung linh Kiêu hãnh giữa không gian bụi bặm. Người chủ lỡ tay Hay số phận… Pha lê quay cuồng Vụn nát. Bàng hoàng Nhận ra Bụi là mẹ ở nơi nơi. (Bụi và pha lê, Mai Văn Phấn, dẫn theo http://maivanphan.vn/) Văn bản trên gợi cho anh/chị bài học gì sâu sắc trong cuộc sống ? Câu 2. Nghị luận văn học (12,0 điểm) Jose Saramago (1922 - 2010) - nhà văn Bồ Đào Nha đạt giải Nobel Văn học năm 1998 - là người gắn bó với văn chương từ khi còn trẻ nhưng phải đến hơn sáu mươi tuổi mới được độc giả ghi nhận, từng chia sẻ: Lên Sao Hỏa còn dễ hơn là gọi được cửa trái tim của những kẻ cùng thời. (Theo https://cand.com.vn, ngày 18/07/2011) Nữ văn sĩ người Mĩ - Louise Glück, trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học năm 2020 đã phát biểu rằng: Những người viết có lẽ mong muốn tiếp cận được nhiều người […] Họ nhìn việc tiếp cận nhiều người ở khía cạnh thời gian, trong tương lai, theo một cách sâu sắc nào đó, những độc giả này luôn đến riêng lẻ, từng người một. (Theo https://www.nobelprize.org/) Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. -------------------------- HẾT --------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ........................................... Số báo danh: ........................................................... Cán bộ coi thi 1 (Họ tên và ký): ......................... Cán bộ coi thi 2 (Họ tên và ký): ............................
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT BẮC GIANG NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu 1 Nghị luận xã hội 8.0 1.1 Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1.0 Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận…dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. Yêu cầu về nội dung 1.2 Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng 7.0 khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: a. Giải thích: 1.5 * Đọc hiểu văn bản - 3 câu đầu: + Pha lê: là hợp chất được tạo nên bởi silicat (cát) và ô xít chì, có độ sáng lấp lánh thường được dùng làm đồ trang sức, vật trưng bày đắt giá, sang trọng Biểu tượng cho vẻ đẹp lung linh, rực rỡ, giá trị hào nhoáng bên ngoài. + Cặp hình ảnh đối lập: chai sạn dấu tay người thợ gợi sự vất vả, khổ công tạo tác của người thợ để làm nên vẻ đẹp của pha lê và rực rỡ, lung linh, kiêu hãnh là hình ảnh pha lê tỏa sáng, rực rỡ và kiêu hãnh, tự hào về giá trị của chính mình trước không gian “bụi bặm” – không gian của những điều nhỏ bé, thô sơ. => Ba câu đầu, có thể hiểu: Pha lê được tạo nên nhờ quá trình khổ công vất vả của người thợ từ những nguyên liệu thô sơ, nhỏ bé. Nhưng khi pha lê được tỏa sáng lung linh, rực rỡ lại quên đi quá trình khổ công tạo tác và cái gốc gác ban đầu của mình. - 7 câu sau + Tình huống bất ngờ xảy ra: Người chủ - người sở hữu pha lê lỡ tay làm rơi - Hay số phận… Ẩn dụ cho yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khách quan bất trắc, biến cố ập đến bất ngờ. Hình ảnh “Pha lê quay cuồng” rồi “Vụn nát”: Pha lê mất đi giá trị đẹp đẽ, lung linh trở về với trạng thái ban đầu. + Nghệ thuật nhân hóa pha lê “Bàng hoàng”: Bất ngờ nhận thức được + Bụi là mẹ ở nơi nơi Hình ảnh Bụi điều bé nhỏ, bình thường mà pha lê chẳng đoái hoài tới trước đó hóa ra lại chính là nguồn cội, tạo sinh của pha lê. => Bảy câu sau: Khi biến cố ập đến bất ngờ, pha lê nhận ra chính Bụi (điều đơn sơ, bình thường) lại là người mẹ tạo sinh ra mình. * Rút ra bài học: Bài thơ có thể gợi ra nhiều bài học sâu sắc như: - Chạy theo cái đẹp rực rỡ, lung linh bên ngoài, hào quang trước mắt có thể khiến con người lãng quên những điều là nền tảng, gốc gác, những giá trị đơn sơ, nhỏ bé. Chỉ khi biến cố, bất trắc ập đến, người ta mới chợt nhận ra chính điều thô sơ, nhỏ bé lại là giá trị vững bền đáng trân trọng.
- - Cái đẹp hào nhoáng, lung linh rực rỡ bên ngoài chỉ là cái nhất thời, cái nhỏ bé, đơn sơ, gốc gác nền tảng mới là những giá trị thiêng liêng bền vững. b. Bàn luận 4.5 Tùy thuộc vào vấn đề mà thí sinh rút ra từ văn bản để có những hướng bàn luận phù hợp. Tuy nhiên, dù thí sinh rút ra vấn đề gì thì phần bàn luận cũng cần làm rõ được các định hướng sau: + Vì sao lại rút ra bài học/ thông điệp đó? + Đưa ra các lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục để làm rõ vấn đề cần bàn Sau đây là một số định hướng bàn luận: * Nếu thí sinh chọn vấn đề bàn luận: “Chạy theo cái đẹp rực rỡ, lung linh bên ngoài, hào quang trước mắt có thể khiến con người lãng quên những nền tảng, gốc gác, những giá trị đơn sơ, nhỏ bé. Chỉ khi biến cố, bất trắc ập đến, người ta mới chợt nhận ra chính điều thô sơ, nhỏ bé lại là giá trị nền tảng, vững bền đáng trân trọng” thì có thể triển khai theo định hướng sau: - Vì sao khi say đắm với cái rực rỡ, lung linh bên ngoài con người dễ quên đi những những nền tảng, gốc gác, những giá trị đơn sơ, nhỏ bé. + Vẻ đẹp hào nhoáng, lung linh luôn có sức thu hút, hấp dẫn, khiến ai cũng khao khát sở hữu trong khi điều bé nhỏ, bình dị thường không được ai chú ý, để tâm. + Tâm lý con người thường có khao khát khẳng định bản thân, được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Và vẻ hào nhoáng, lung linh bên ngoài lại được coi là thước đo để khẳng định sự giàu sang, biểu tượng cho giá trị vật chất để phân định ranh giới giữa các tầng lớp trong xã hội; trong khi điều đơn sơ, nhỏ bé, những gốc gác, nền tảng lại chỉ được coi là sự tồn tại tất yếu, tầm thường, nhỏ nhoi thậm chí không có giá trị. + Khi mải mê chạy theo cái bóng bẩy bên ngoài con người có thể đánh mất chính mình, không tìm được chân giá trị cuộc sống. - Vì sao biến cố khiến ta nhận ra giá trị của những điều bình dị, nhỏ bé - Khi biến cố xảy ra, con người thường đánh mất nhiều thứ quý giá bên ngoài: công danh, địa vị, của cải … Những điểm tựa bên ngoài vốn đem lại niềm kiêu hãnh, tự hào có thể mất đi. Khi đó, để vượt qua được nghịch cảnh con người thường phải tỉnh táo, đối diện với chính sự mất mát đó và vượt lên nó bằng nội lực của chính mình. Khi ấy, con người mới nhận ra, lá chắn che chở và làm nên giá trị của mình không phải từ điểm tựa hào nhoáng bên ngoài mà chính là những điều nhỏ bé, bình dị mà trước kia mình đã lãng quên. - Giá trị đơn sơ, bình dị thường là giá trị nền tảng vững bền, không bao giờ mất đi. Đó là gốc gác, gia đình, quê hương, những vẻ đẹp nhỏ bé, đơn sơ, cũ kĩ nhưng chân thành giúp con người như được sống chậm lại, tâm hồn trở nên thanh thuần, trong trẻo. Trong khi những thứ hào nhoáng, bóng bẩy, rực rỡ lung linh bên ngoài chỉ như lớp vôi vữa, cứ rụng rơi dần theo thời gian nhất là khi gặp phải biến cố. * Nếu thí sinh chọn vấn đề bàn luận: “Cái đẹp hào nhoáng, lung linh rực rỡ bên ngoài chỉ là cái nhất thời, cái nhỏ bé, đơn sơ, gốc gác, nền tảng mới là những giá trị thiêng liêng bền vững” thì phần bàn luận, thí sinh có thể triển khai theo định hướng sau: - Vì sao cái hào nhoáng, lung linh, rực rỡ bên ngoài chỉ là cái nhất thời? + Cái hào nhoáng, lung linh bên ngoài thường là những yếu tố vật chất, của cải, công danh, địa vị… là những thứ ngoài thân, có thể giúp chúng ta tồn tại, nhưng nó chỉ có ý nghĩa trong thời gian, không gian nhất định. - Cuộc sống đầy biến cố, bất trắc nên những yếu tố hào nhoáng, bỏng bẩy bên ngoài dễ bị phá hủy theo thời gian, theo những thăng trầm của cuộc sống… * Vì sao những điều nhỏ bé, đơn sơ, giá trị nền tảng, gốc gác lại có sức sống lâu
- dài? - Những giá trị nhỏ bé, đơn sơ mới chính là nền tảng, gốc gác làm nên bản chất của đời sống, xã hội dù có biến thiên thế nào thì những giá trị đó vẫn luôn là giá trị cốt lõi nhất. - Những điều đơn sơ, nhỏ bé thường dễ chạm đến phần sâu thẳm trong tâm hồn ta, giúp ta sống chậm lại, sống sâu sắc có ý nghĩa hơn nên thường sức sống lâu bền… c. Mở rộng, liên hệ - Tùy theo vấn đề nghị luận để thí sinh đưa lý lẽ bàn mở rộng cho hợp lý. - Trường hợp thí sinh có vấn đề nghị luận như đã định hướng thì phần mở rộng có thể triển khai các ý như sau: 0.5 ++ Theo đuổi những điều lung linh, hào nhoáng bên ngoài không phải sai trái nếu những điều đó được tạo nên từ thực lực bản thân. ++ Trong những thời điểm cụ thể của cuộc đời, đôi khi để thực hiện những mục đích, khát vọng lớn lao, con người phải chấp nhận bỏ qua, thậm chí hi sinh những điều bình dị, gần gũi. d. Liên hệ, bài học nhận thức, hành động 0.5 HS cần có những liên hệ gần gũi, tự nhiên để từ đó đưa ra bài học hợp lý. 2 Nghị luận văn học 12.0 2.1 Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 1.0 - HS nhận thức được yêu cầu của đề, đảm bảo bố cục của bài viết: Mở - Thân- Kết. - Biết vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận để viết bài; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc. - HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách nhưng cần làm sáng tỏ yêu cầu của đề, phần lý luận và chứng minh cần thống nhất chặt chẽ. 2.2 Yêu cầu về nội dung 11.0 Giải thích 1.5 - Ý kiến của Jose Saramago: + Lên Sao Hỏa: Sao Hỏa là một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Hiện nay, con người vẫn chưa thể đặt chân lên hành tinh này. Vì thế, lên Sao Hỏa vẫn là điều vô cùng khó khăn nhưng cũng là khát vọng lớn lao của các nhà thám hiểm. + Gọi được cửa trái tim của những kẻ cùng thời: Kẻ cùng thời chỉ những người cùng sống trong một thời đại, gọi được cửa trái tim là tìm được thấu hiểu, đồng cảm. Ý kiến nói lên trăn trở: được bạn đọc cùng thời đón nhận, tri âm là khát vọng nhưng cũng là thách thức lớn lao đối với mỗi người cầm bút. - Ý kiến của Louise Gluck: + Những người viết có lẽ mong muốn tiếp cận được nhiều người : mong muốn chung của người cầm bút là tác phẩm viết ra được nhiều độc giả đón nhận. + Họ nhìn việc tiếp cận nhiều người ở khía cạnh thời gian, trong tương lai: Người viết mong muốn tác phẩm vượt qua giới hạn thời gian, đến với những người đọc trong tương lai, người đọc của mọi thời. + những độc giả này luôn đến riêng lẻ, từng người một: hoạt động tiếp nhận văn học mang tính cá thể, riêng biệt ở mỗi người đọc. Ý kiến vừa nói lên mong muốn của nhà văn về sự đón nhận của người đọc mọi thời vừa đề cập đến dấu ấn chủ quan, cá thể của độc giả trong tiếp nhận văn học. - Hai ý kiến thể hiện khát vọng của người cầm bút về sự đón nhận, tri âm của bạn đọc mọi thời (cùng thời hoặc trong tương lai). Đồng thời, khẳng định tính cá thể, riêng biệt của độc giả trong quá trình tiếp nhận là yếu tố quan trọng góp phần nối dài đời sống cho tác phẩm qua thời gian. Bàn luận 3.0
- a. Vì sao mỗi người cầm bút luôn khao khát sự đón nhận, tri âm của độc giả? - Xuất phát từ đặc trưng văn học: Văn học phản ánh đời sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Sau bức tranh hiện thực được miêu tả bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, tình cảm, ước mơ và khát vọng của người cầm bút. Vì thế, nhà văn qua tác phẩm bao giờ cũng mong nhận được sự đồng cảm của bạn đọc. - Xuất phát từ yêu cầu với nhà văn: phẩm chất cần có của nghệ sĩ là giàu tình cảm. Tình cảm mãnh liệt giúp nhà văn truyền xúc động của trái tim mình để gọi cửa trái tim bạn đọc. Bạn đọc đến với tác phẩm cần mở của trái tim để thấu hiểu tiếng lòng người viết. - Xuất phát từ tính chất của tiếp nhận văn học: + Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp. Sáng tác là một cách giao tiếp của người viết (tâm sự, trao đổi, đối thoại…), người đọc đến với tác phẩm như một sự hồi đáp (lắng nghe, đồng tình, phản đối…) Mức độ cao nhất của giao tiếp trong văn học là đồng điệu, thấu hiểu, tri âm. Gặp gỡ tri âm trong tiếp nhận là khát vọng không dễ có được của mọi người viết, cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ (Cao Bá Quát). + Qua tiếp nhận văn học, người viết và người đọc có thể thực hiện cuộc giao tiếp đặc biệt vượt không gian, vượt thời gian. Để có sự tri âm của độc giả mọi thời đòi hỏi tác phẩm phải mang những giá trị phổ quát, mang tầm nhân loại được viết bằng tài năng, tâm huyết, sự sáng tạo của người nghệ sĩ. b. Vì sao tính cá thể, dấu ấn chủ quan của bạn đọc có vai trò quan trọng trong hoạt động tiếp nhận văn học? Xuất phát từ đặc điểm và vai trò của bạn đọc trong tiếp nhận văn học + Hoạt động tiếp nhận mang đậm dấu ấn chủ quan của người đọc, chịu sự chi phối bởi các yếu tố thị hiếu, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, kinh nghiệm sống, phông văn hoá… Mỗi người đọc sẽ có một con đường, cách thức riêng để khám phá, thưởng thức tác phẩm. Những cách hiểu khác nhau cho thấy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của bạn đọc, đồng thời làm tăng giá trị, sức sống vượt thời gian cho tác phẩm. + Tính cá thể trong tiếp nhận giúp độc giả có những cách nhìn mới mẻ, kiến tạo những lớp nghĩa mới cho tác phẩm mà chính tác giả cũng không thể ngờ tới. Mỗi người đọc với tầm đón nhận và năng lực liên tưởng riêng sẽ tạo ra một tác phẩm riêng trong tâm trí mình. Dấu ấn cá nhân trong tiếp nhận giúp người đọc trở thành người “đồng sáng tạo” với nhà văn. Đó cũng chính là tiền đề cho sự tri âm trong văn học. Chứng minh 6.0 Học sinh có thể lựa chọn cách vừa bàn luận vừa điểm dẫn chứng để làm rõ hoặc tách riêng phần chứng minh thông qua một số tác phẩm tiêu biểu. Có thể chứng minh theo định hướng sau: + Qua tác phẩm, người viết gửi gắm tâm tư, tình cảm, bộc lộ nỗi niềm tâm sự gì? Tâm tư, nỗi niềm đó của người viết được người đọc đón nhận, thấu hiểu, tri âm như thế nào trong quá trình tiếp nhận tác phẩm? + Khi tiếp nhận một tác phẩm văn học, mỗi người đọc có thể có những phát hiện, cảm nhận, lí giải riêng, mới mẻ bên cạnh những nghĩa chung (về nội dung tư tưởng hoặc hình thức nghệ thuật) mà ai cũng nhận ra như thế nào? Sự tiếp nhận in đậm dấu ấn cá nhân người đọc như thế qua thời gian đã góp phần tạo nên giá trị vượt thời cho tác phẩm, để tác phẩm được bạn đọc mọi thời đón nhận ra sao? Bình luận, liên hệ - mở rộng 0.5 - Khẳng định lại hai ý kiến. - Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận: + Bằng vốn sốn, tài năng và tâm huyết của mình, nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm giàu giá trị, sống mãi với thời gian, neo lại trong tâm trí bạn đọc bao thế hệ. + Bạn đọc cần khám phá tác phẩm ở chiều sâu, tiếp nhận tác phẩm với tâm thế chủ động, tích cực để hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa, giá trị của tác phẩm, đồng cảm và tri âm với
- tác giả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
8 p | 960 | 48
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
12 p | 383 | 40
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
23 p | 265 | 24
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tin học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
8 p | 446 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
5 p | 276 | 19
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
2 p | 291 | 14
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
10 p | 156 | 13
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT (Thực hành)
4 p | 71 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
2 p | 78 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
4 p | 107 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Hóa học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT (Thực hành)
2 p | 90 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Tin học năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
4 p | 81 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
1 p | 68 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
1 p | 93 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Ngữ văn năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 51 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Lịch sử năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 59 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Toán năm 2019-2020 - Bộ GD&ĐT
1 p | 53 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia THPT môn Toán năm 2020-2021 - Bộ GD&ĐT
2 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn