Đề thi kiểm định chất lượng Ngữ Văn (2010 -2011) - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)
lượt xem 12
download
Giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo đề thi kiểm định chất lượng đại trà môn Ngữ văn năm 2010 - 2011 của Phòng giáo dục và đào tạo Thanh Chương kèm đáp án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi kiểm định chất lượng Ngữ Văn (2010 -2011) - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ LỚP 9 Học kỳ I - Năm học 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3.0 điểm): Đọc kỹ các câu văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: " ... Anh cao gấp hai trước, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết răn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên..." a. Những câu văn trên được dùng để khắc họa nhân vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai? b. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. c. Gạch chân dưới thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu: Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: " Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình." ( Ánh trăng - Nguyễn Duy) Câu 3 ( 4.0 điểm): Hãy kể lại nội dung đoạn trích " Mã Giám Sinh mua Kiều" ( Ngữ Văn 9 – Tập I ) bằng lời văn của em. .............................................. hết ……………………………………………. Lưu ý: - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐẠI TRÀ KHỐI 9 Học kỳ I – Năm học 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A. Hướng dẫn chung: - Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát kết quả bài làm của thí sinh. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. - Nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10). Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề ra, bảo đảm tính hợp lý và có sức thuyết phục giám khảo phải linh hoạt trong việc xác định điểm đúng thực chất kết quả bài làm. - Việc chi tiết hóa điểm số(nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và phải thống nhất trong hội đồng chấm thi. Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1 ( 3.0 điểm): a. Những câu văn trong đoạn trích được dùng để khắc họa nhân vật Nhuận Thổ => 0.5 điểm; -> trong tác phẩm “ Cố hương” => 0.5 điểm; -> của Lỗ Tấn => 0.5 điểm b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả => 0.5 điểm c. Gạch chân dưới thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu: Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. CN1 VN 1 CN2 VN 2 => 1.0 điểm ( mỗi thành phần đúng cho 0.25 điểm) Câu 2 ( 3.0 điểm): 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a) Về kiến thức: Học sinh trình bày được cảm nhận về đoạn thơ theo yêu cầu. Sau đây là một số gợi ý: + Đoạn thơ thể hiện sự suy ngẫm về quá khứ: Quá khứ mãi mãi không thay đổi và vẫn luôn bình dị, hiền hậu, thủy chung…Đó như là một sự nhắc nhở đối với con người khi nghĩ về quá khứ, về đất nước, về nhân dân… + Đoạn thơ giàu chất suy tư và có tính triết lý… + Thể hiện rõ tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với quá khứ, với nhân dân, đất nước… + Đoạn thơ thể hiện sự đặc sắc về nghệ thuật: Cách sử dụng từ láy, xây dựng hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng, hàm súc… b) Về kỹ năng:
- - Viết được đoạn văn đúng nội dung, có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi về kỹ năng => 2.0 điểm. - Đoạn văn viết còn sơ sài => 1.0 điểm Lưu ý: - Đặc biệt khuyến khích những bài viết có hồn, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng và biết đặt đoạn thơ trong tổng thể bài thơ để trình bày cảm nhận. - Nếu thí sinh sa vào phân tích bài thơ nhưng vẫn đề cập đến nội dung mà đề bài yêu cầu thì tùy trường hợp cụ thể không cho quá ½ số điểm của câu. - Nếu thí sinh trình bày cảm nhận về đoạn thơ nhưng viết dưới dạng bài văn ngắn thì thùy trường hợp không cho quá 2/3 số điểm của câu. Câu 3 ( 4.0 điểm): 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a. Về kiến thức: - Cần xác định được đây là bài văn kể chuyện theo hình thức đóng vai ( đóng vai người chứng kiến câu chuyện Mã Giám Sinh mua Kiều). - Lựa chọn được ngôi kể phù hợp ( ngôi thứ nhất). - Kể được các sự việc diễn ra ( được đề cập đến trong đoạn trích), biết kết hợp miêu tả ( hàng động, cử chỉ, ngoại hình, nội tâm…của nhân vật) và nghị luận trong quá trình kể. b. Về kỹ năng: - Biết xây dựng câu chuyện với một bố cục hoàn chỉnh, hợp lý. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Đạt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm. - Kể được các sự việc nhưng chưa có sự sáng tạo, câu chuyện chưa thật hấp dẫn và còn mắc lỗi về kỹ năng => 3.0 điểm. - Kể câu chuyện nhưng chủ yếu diễn nghĩa nội dung đoạn trích =>2.0 điểm. - Câu chuyện kể còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về kỹ năng => 1.0 điểm Lưu ý: - Khuyến khích những bài làm có cách kể sáng tạo, bảo đảm câu chuyện sinh động, hấp dẫn. - Nếu thí sinh chọn sai ngôi kể nhưng nội dung câu chuyện vẫn bảo đảm thì tùy trường hợp không cho quá 2/3 số điểm của câu. ……………………………..hết………………………………………………..
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KHỐI 9 Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 ( 3.0 điểm): Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ (1) Thuở nhỏ, rừng đối với chúng tôi là một thế giới mênh mông bí mật. (2) Tôi chỉ biết rừng qua gánh củi của mẹ tôi đi suốt một ngày rưỡi vào dịp hè. (3) Rừng xuống quê tôi với những của cải không còn màu xanh nữa. (4) Những cây gỗ lấm bùn kéo từ bến sông về gốc đa, những cuộn mây khô, những chậu nhựa bẩn ngoài chợ vào tiết chim về. (5) Chỉ có thế. (6) Còn tất cả đại ngàn xa xa trong tầm mắt vói với những câu chuyện vừa gần gũi vừa ly kỳ.” ( Đại ngàn – Ngữ Văn Nghệ An) a) Trong câu (3 ), em hãy: - Chỉ rõ thành phần chủ ngữ, vị ngữ và cấu tạo của chúng. - Cho biết cụm từ “quê tôi” và cụm từ “những của cải không còn màu xanh nữa” thuộc loại cụm từ gì rồi chỉ rõ mô hình cấu tạo của mỗi cụm từ. b) Tính liên kết của đoạn văn trên được thể hiện như thế nào? Câu 2 ( 3.0 điểm): Chép trầm rồi phân tích đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu ( Ngữ Văn 9, Tập một) từ “ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Câu 3 ( 4.0 điểm): Bài học sâu sắc về tình thương yêu đối với con người được Guy-đơ Mô-pa-xăng gợi lên từ đoạn trích “ Bố của Xi-mông” ( Ngữ Văn 9 – Tập hai). ………………………………… hết ………………………………… Lưu ý: - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KHỐI 9 Năm học 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN ( Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. Hướng dẫn chung: - Giám khảo nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá một cách tổng quát kết quả bài làm của thí sinh. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. - Nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 đến 10). Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đề ra, bảo đảm tính hợp lý và có sức thuyết phục giám khảo phải linh hoạt trong việc xác định điểm đúng thực chất kết quả bài làm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và phải thống nhất trong hội đồng chấm thi. Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,5 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT: Câu 1 ( 3.0 điểm): a) - Cần chỉ rõ được thành phần chủ ngữ, vị ngữ và cấu tạo của chúng trong câu (3). Cụ thể: Rừng xuống quê tôi với những của cải không còn màu xanh nữa. CN VN => 0.5 điểm Cấu tạo: + CN là 1 từ => 0.25 điểm + VN là 1 cụm từ ( cụm động từ) => 0.25 điểm - Các cụm từ đã cho thuộc loại cụm danh từ => 0.25 điểm - Mô hình cấu tạo: * quê tôi PTT PPS => 0.25 điểm * những của cải không còn màu xanh nữa PPT PTT PPS => 0.25 điểm b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn đã cho. Cụ thể: - Liên kết về nội dung => 0.75 điểm. Cụ thể: + Các câu trong đoạn văn đều hướng tới một chủ đề ( liên kết chủ đề): Rừng trong ký ức của nhân vật “tôi”, hoặc: Cảm nhận của “ tôi” về rừng qua ký ức tuổi thơ , hoặc thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác, miễn là hiểu được chủ đề của đoạn văn. => 0.5 điểm. + Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lý ( liên kết lô-gic): Từ cảm nhận chung đến cảm nhận cụ thể về rừng … => 0.25 điểm - Liên kết hình thức: Trong đoạn văn, người viết đã sử dụng nhiều phép liên kết câu => 0.5 điểm. Cụ thể: + Phép lặp: Lặp từ “ rừng” ở các câu: (1), (2), (3)… lặp từ “tôi” ở các câu: (2), (3)…
- + Phép nối: từ “ còn” ở câu (6) (biểu thị mối quan hệ chặt chẽ giữa câu đó với các câu trước). + Phép thế: từ “ thế” ở câu (5) thay thế phần nội dung được diễn đạt ở các câu (2), (3), (4); Từ “đại ngàn” ở câu (6) thay thế cho “rừng” ở các câu trước. + Phép liên tưởng: những của cải không còn màu xanh nữa (3) - những cây gỗ lấm bùn kéo từ bến sông về gốc đa, những cuộn mây khô, những chậu nhựa bẩn ngoài chợ vào tiết chim về ( 4). … Lưu ý: Thí sinh chỉ cần chỉ ra cụ thể 2 trong số các phép liên kết có trong đoạn văn là cho điểm tối đa. Trường hợp gọi được tên phép liên kết mà không chỉ ra từ ngữ liên kết cụ thể thì chỉ cho 1/ 2 số điểm nói trên. Câu 2 ( 4.0 điểm): a) Chép được đoạn thơ theo yêu cầu ( 1.0 điểm): Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. + Chép đúng => 1.0 điểm. + Sai 3 đến 4 lỗi => 0.5 điểm Các mức điểm cụ thể khác căn cứ vào thực tế mắc lỗi của thí sinh để xác định. b) Phân tích đoạn thơ ( 3.0 điểm): 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a) Về kiến thức: Thí sinh phân tích được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí được thể hiện trong đoạn thơ. Sau đây là một số gợi ý: - Sự thấu hiểu, cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. - Tình yêu thương, gắn bó cùng nhau vượt qua những thiếu thốn, gian lao… - Sự chia sẻ chân thành và cảm động, lặng thầm mà đầy sức mạnh… - Vẻ đẹp tâm hồn của người lính; tình cảm. tấm lòng của nhà thơ Chính Hữu… ( Thí sinh cần kết hợp chỉ ra được những dấu hiệu đặc sắc về nghệ thuật để làm bật nổi nội dung đoạn thơ) b) Về kỹ năng: - Biết viết bài văn nghị luận với bố cục hoàn chỉnh; luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, mạch lạc. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi về kỹ năng => 2.0 điểm. - Bài viết còn sơ sài => 1.0 điểm
- Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: - Đặc biệt khuyến khích những bài viết có hồn, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng và biết đặt đoạn thơ trong tổng thể bài thơ để phân tích. - Nếu thí sinh sa vào phân tích bài thơ nhưng vẫn đề cập đến nội dung mà đề bài yêu cầu thì tùy trường hợp cụ thể không cho quá 1 / 2 số điểm của câu. Câu 3 ( 3.0 điểm): 1. Đáp án: Bài làm cần bảo đảm các yêu cầu sau: a. Về kiến thức: Hệ thống luận điểm và cách lập luận của bài văn có tính chất tương đối mở. Những bài học được gợi lên từ câu chuyện của Xi-mông, từ tấm lòng của Guy-đơ Mô-pa- xăng có thể được các em cảm nhận từ nhiều góc độ và có nhiều cách trình bày khác nhau. Tuy nhiên, điểm tựa của luận điểm vẫn là nội dung đoạn trích mà đề bài đã nêu. Sau đây chỉ là một số gợi ý. - Những bài học đó có thể là: + Thấu hiểu, thương cảm trước nỗi đau ( sự lầm lỡ ) của người khác. + Trân trọng, đồng cảm sâu sắc với khao khát của những con người đau khổ, bất hạnh. + Biết đem lại cho con người, đặc biệt là những người bất hạnh niềm vui, niềm hạnh phúc bằng chính tấm lòng bao dung, vị tha, bằng tình yêu thương sâu sắc của mình. .. - Đánh giá về ý nghĩa của bài học đối với mọi người, đối với cuộc sống. b. Về kỹ năng: - Biết viết bài văn nghị luận với bố cục hoàn chỉnh; luận điểm, luận cứ phải rõ ràng, mạch lạc. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. 2. Biểu điểm: - Đạt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm. - Bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 2.0 điểm. - Bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về kỹ năng => 1.0 điểm Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Lưu ý: - Đặc biệt khuyến khích những bài viết có hồn, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng và có cách cảm nhận sâu sắc, tinh tế. - Nếu thí sinh sa vào phân tích truyện ngắn, hoặc phân tích nhân vật hay phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích mà vẫn có những ý đề cập đến yêu cầu của đề ra thì tùy tình hình cụ thể không cho quá 1 / 2 số điểm của câu. - Nếu thí sinh sa vào kể lại nội dung đoạn trích nhưng vẫn có một số ý đề cập đến yêu cầu của đề thì tùy tình hình cụ thể không cho quá 1 / 3 số điểm của câu. . ( Câu 2 và câu 3 trong Hướng dẫn chấm có chỉnh điểm so với điểm ở đề bài) ……………………………..hết………………………………………………..
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1 ( 3.0 điểm): Chỉ ra kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu có trong những trường hợp sau: a) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? ( Thế Lữ ) b) Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. ( Duy Khán) c) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ( Tô Hoài ) Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nội dung của đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương …”. ( Lão Hạc - Nam Cao ) Câu 3 ( 4.0 điểm ): Sau đây là một vấn đề được nêu ra trong phần kết của văn bản “ Lòng khiêm tốn” ( trong Ngữ Văn 7, Tập hai): “ Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.” Suy nghĩ của em về vấn đề trên. ………………………………. Hết …………………………………………. Lưu ý: - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Họ và tên thí sinh ………………………………………Số báo danh……….
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Năm học 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang ) A- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan. - Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng. - Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT Câu 1 ( 3.0 điểm ): Cần chỉ ra được: Chỉ ra kiểu câu, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của các câu đã cho. Cụ thể: a) Câu: Than ôi! => Câu cảm thán => 0.25 điểm => Bộc lộ cảm xúc => 0.25 điểm => Hành động nói được thực hiện theo kiểu trực tiếp => 0.25 điểm. Câu: Thời oanh liệt nay còn đâu? => Câu nghi vấn => 0.25 điểm => Bộc lộ cảm xúc => 0.25 điểm => Hành động nói được thực hiện theo kiểu gián tiếp => 0.25 điểm. b) Câu: Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. => Câu trần thuật => 0.25 điểm => Trình bày ( miêu tả) => 0.25 điểm => Hành động nói được thực hiện theo kiểu trực tiếp => 0.25 điểm. c) Câu: Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. => Câu cầu khiến => 0.25 điểm => Điều khiển ( cầu khiến, ra lệnh) => 0.25 điểm => Hành động nói được thực hiện theo kiểu trực tiếp => 0.25 điểm. Câu 2 ( 3.0 điểm ): a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: - Về kiến thức:
- Trình bày cảm nhận về nội dung đoạn văn của Nam Cao. Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng phải bám sát nội dung đoạn văn đã cho để trình bày. Sau đây là một số gợi ý: + Là suy nghĩ của nhân vật “tôi” về thái độ sống, về cách nhìn đối với con người, đặc biệt là người nghèo khổ. + Nam Cao đã đặt ra vấn đề về sự thấu hiểu, trân trọng, nâng niu và đồng cảm đối với những người nghèo khổ… + Mang đậm tính triết lý xen lẫn cảm xúc trữ tình xót xa… + Thể hiện rõ thái độ, tấm lòng của nhà văn Nam Cao… Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng giàu tính thuyết phục và biết đặt đoạn văn trong mối quan hệ với chỉnh thể nghệ thuật của cả truyện ngắn Lão Hạc để trình bày. - Về kỹ năng: + Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dung từ, đặt câu, chính tả đúng. b) Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm - Triển khai được luận điểm nhưng khả năng lập luận còn hạn chế => 2.0 điểm - Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Câu 3 ( 4.0 điểm): a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: - Về kiến thức: Đây là một đề nghị luận có tính chất tương đối mở. Vì thế, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày luận điểm miễn là đáp ứng yêu cầu của đề. * Có thể thí sinh trình bày theo các luận điểm: + Hiểu biết của bản thân về khiêm tốn. + Biểu hiện của khiêm tốn và con người khiêm tốn. + Vai trò của đức tính khiêm tốn đối với sự thành công của mỗi người. + Bài học rút ra cho bản thân. * Cũng có thể từ một câu chuyện trong cuộc sống mà đưa ra những lập luận về khiêm tốn, vai trò của khiêm tốn đối với sự thành công của mỗi người. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân. .. * Cũng có thể thí sinh sẽ lựa chọn những cách lập luận khác. - Về kỹ năng: + Viết được bài văn nghị luận với hệ thống luận điểm mạch lạc, giàu sức thuyết phục. + Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận… Biết kết hợp một cách tự nhiên các phương thức biểu đạt khác nhau: Nghị luận, tự sự, biểu cảm… + Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy. + Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng. b) Biểu điểm:
- + Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm. + Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 3.0 điểm. + Hiểu được vấn đề nghị luận nhưng hệ thống luận điểm chưa có sức thuyết phục và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 2.0 điểm + Nội dung bài viết sơ sài=> 1.0 điểm Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. …………………………………………….. hết ……………………………….
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Năm học 2010 – 2011 Môn thi: Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1 ( 3.0 điểm): Trong số những câu in đậm sau đây: a) Thoáng một cái, bạn đã có trong tay cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngại ngần trước vẻ mộc mạc của nó. ( Theo Tạ Việt Anh) b) Que kẹo mầm tuổi thơ… Mẹ ơi… Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa. ( Theo Băng Sơn ) c) Anh cứ hát. Hết sức hát. - Câu nào có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ? Hãy chỉ ra những thành phần đó. - Câu nào là câu rút gọn? - Câu nào là câu đặc biệt? Câu 2 ( 3.0 điểm): Viết một đoạn văn ngắn triển khai luận điểm sau: Bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” ( Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Câu 3 ( 4.0 điểm ): Tuổi thơ của em đã gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui. Hãy viết một bài văn biểu cảm về điều đó. ………………………………. Hết …………………………………………. Lưu ý: - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Họ và tên thí sinh ………………………………………Số báo danh……….
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Năm học 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 ( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang ) A- HƯỚNG DẪN CHUNG: - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nên giám khảo cần vận dụng linh hoạt để xác định điểm một cách khoa học, chính xác, khách quan. - Bài làm được đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt đánh giá cao những bài làm thể hiện rõ tố chất của một học sinh giỏi: sáng tạo, có phong cách, có giọng điệu riêng. - Tổng điểm toàn bài là 10, chiết đến 0,25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT Câu 1 ( 3.0 điểm ): Cần chỉ ra được: - Câu có đủ thành phần CN, VN và các thành phần đó trong câu: + Thoáng một cái, bạn đã có trong tay cốc sấu đá mát lạnh. CN VN => Chỉ đúng câu => 0.25 điểm. => Chỉ đúng thành phần câu => 0.25 điểm. + Anh cứ hát. CN VN => Chỉ đúng câu => 0.25 điểm. => Chỉ đúng thành phần câu => 0.25 điểm. - Câu rút gọn: + Đừng ngại ngần trước vẻ mộc mạc của nó.=> 0.5 điểm + Hết sức hát. => 0.5 điểm - Câu đặc biệt: + Que kẹo mầm tuổi thơ… =>0.5 điểm + Mẹ ơi… => 0.5 điểm Câu 2 ( 3.0 điểm ): a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: - Về kiến thức: Học sinh dựa vào kiến thức đã học về bài thơ “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” để triển khai luận điểm đã cho. Các luận cứ phải bám sát và có khả năng làm sáng tỏ luận điểm: Bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, phát hiện và cảm nhận riêng nhưng giàu tính thuyết phục. - Về kỹ năng:
- + Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dung từ, đặt câu, chính tả đúng. b) Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm - Triển khai được luận điểm nhưng khả năng lập luận còn hạn chế => 2.0 điểm - Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng => 1.0 điểm Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. Câu 3 ( 4.0 điểm): a) Đáp án: Bài làm cần bảo đảm những yêu cầu sau: - Về kiến thức: + Phải trình bày được những suy nghĩ, cảm xúc chân thành, những ấn tượng sâu đậm về đối tượng biểu cảm: những kỷ niệm vui buồn tuổi thơ. + Cần phải biết bám sát các đặc điểm gợi cảm của đối tượng để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc ( niềm vui, nỗi buồn, sự tiếc nuối, ân hận, háo hức, thất vọng... về những sự việc, những câu chuyện …buồn - vui vốn đã trở thành kỷ niệm). + Cần phải biết biểu cảm thông qua miêu tả, tự sự hoặc biểu cảm trực tiếp một cách phù hợp. + Cần biết lựa chọn các cách lập ý thường gặp ( chẳng hạn: hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại, suy ngẫm, tưởng tượng tình huống…) để biểu lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. - Về kỹ năng: + Bài viết phải trình bày theo một trình tự hợp lý, biết chọn ý và sắp xếp ý. + Bố cục rõ ràng, xác định được vai trò, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục ba phần. + Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng. b) Biểu điểm: + Đạt được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 4.0 điểm. + Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng làm bài còn hạn chế => 3.0 điểm. + Trình bày được suy nghĩ, tình cảm về đối tượng nhưng văn viết thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc và còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả...=> 2.0 điểm + Nội dung bài viết sơ sài=> 1.0 điểm Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định. ………………………………… hết ……………………………………
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở một trường THCS vùng ven thành phố
18 p | 611 | 54
-
Đề thi kiểm định chất lượng mũi nhọn môn toán , năm học 2011-2012
1 p | 287 | 16
-
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm học 2017-2018 môn Toán trường THPT Thuận Thành 1
5 p | 189 | 14
-
Đề thi kiểm định chất lượng đầu năm Toán 12 không phân ban - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 p | 76 | 6
-
Kỳ thi kiểm định chất lượng Sinh 8 (2010 -2011) - Phòng GD&ĐT Thanh Chương - (Kèm Đ.án)
3 p | 109 | 5
-
Đề thi kiểm định chất lượng học sinh giỏi môn Toán lớp 6 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn
1 p | 50 | 4
-
Đề kiểm định chất lượng HSG môn Toán lớp 7 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Triệu Sơn
1 p | 14 | 3
-
Đề kiểm định chất lượng môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 - Phòng GD&ĐT Nghi Lộc, Nghệ An
1 p | 12 | 3
-
Đề kiểm định chất lượng môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Yên Phong 2, Bắc Ninh
4 p | 16 | 3
-
Đề thi khảo sát chất lượng môn Toán lớp 9 năm 2020-2021 - Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình
1 p | 32 | 3
-
Đề kiểm định chất lượng môn Toán 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Yên Phong số 2 (Lần 2)
4 p | 31 | 3
-
Đề thi kiểm định chất lượng môn Toán 12 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Yên Phong số 2
6 p | 52 | 3
-
Đề thi kiểm định chất lượng lần 2 môn Toán 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Phong số 2
3 p | 57 | 3
-
Đề thi Kiểm định chất lượng lần 2 môn Toán lớp 12 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 570
90 p | 52 | 3
-
Đề kiểm định chất lượng môn Toán 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Yên Phong số 2 (Lần 2)
4 p | 23 | 2
-
Đề kiểm định chất lượng môn Toán lớp 10 năm 2020-2021 có đáp án (Lần 2) - Trường THPT Yên Phong 2, Bắc Ninh
4 p | 11 | 2
-
Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Gia Bình Số 1, Bắc Ninh
12 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn