intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 10 năm học 2011 - 2012 - Trường THPT Nguyễn Thái học

Chia sẻ: Nguyen Thi C | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

77
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với Đề thi kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 10 năm học 2011 - 2012 - Trường THPT Nguyễn Thái học sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 10 năm học 2011 - 2012 - Trường THPT Nguyễn Thái học

  1. onthionline.net Trường THPT Nguyễn Thái Học ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2011-2012 Môn :Vật lí – Cơ Bản –Lớp 10 Thời gian làm bài :45 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ 1 I.TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Câu 1: Câu nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động thẳng đều : A.quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động B.phương trình chuyển động có dạng x = x0 + vt C.tại mọi thời điểm véc tơ vận tốc luôn không đổi D.trong hệ tọa độ VOt đồ thị V(t) là đường thẳng song song trục OV Câu 2: Công thức nào sau đây là đúng khi áp dụng cho chuyển động thẳng biến đổi đều: 1 A.v0 –v = at B. x-x 0 = v0t + at2 C. v –v0 = 2as D. x = x0 + vt 2 Câu 3: Một vật rơi tự do từ trên cao 80m xuống đất,g = 10m/s2 .Vận tốc và thời gian đến khi chạm đất là : A.v = 40m/s ; t = 4s B. v = 20m/s ; t = 2s C. v = 80m/s ; t = 6s D. v = 30m/s ; t = 3s Câu 4: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay mỗi đều mỗi vòng hết 0,02s.Cho  = 3,14 .Tốc độ dài của một điểm trên vành đĩa là: A.3,14m/s B.31,4m/s C.62,8m/s D.6,28m/s Câu 5: Câu nào sau đây SAI khi nói về lực tác dụng và phản lực của nó: A.luôn cùng hướng với nhau B.luôn xuất hiện và mất đi đồng thời C.bao giờ cũng cùng bản chất(ma sát,đàn hồi.hấp dẫn…) D.không thể cân bằng nhau Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15cm,nếu tác dụng lực 4N thì lò xo sẽ có chiều dài 20cm.Nếu lò xo có chiều dài 30cm thì phải tác dụng lực có độ lớn là: A.14N B.16N C.20N D.12N Câu 7: Khi tăng đồng thời khối lượng của cả hai vật lên hai lần đồng thời tăng khoảng cách lên hai lần thì lực hút giữa chúng sẽ: A.tăng 2 lần B.tăng 4 lần C.không đổi D.giảm 2 lần Câu 8: Điều kiện cân bằng của của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là: A. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng và hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ ba B.ba lực phải có giá đồng quy C. ba lực phải có giá đồng phẳng D. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng Câu 9: Đối với vật quay quanh một trục cố định câu nào sau đây là đúng: A.nếu không chịu Momen lực tác dụng thì vật đứng yên B.khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có Momen lực tác dụng lên vật C.khi không còn Momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại D.vật quay được là nhờ có Momen lực tác dụng lên nó Câu 10: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn 15N,cánh tay đòn của ngẫu lực d = 5cm. Momen của ngẫu lực: A.3,0 N.m B.10,0 N.m C.0,75 N.m D.7,5 N.m II. TỰ LUẬN :(5 điểm ) Bài 1:(1,5đ) Một người gánh một bao gạo nặng 400N và một bao ngô nặng 200N,đòn gánh dài 1,2m .Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào và chịu một lực là bao nhiêu ? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Bài 2:(3,5đ) Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động trên đường nằm ngang từ trạng thái nghỉ.Giữa vật và mặt phẳng có ma sát với hệ số ma sát là 0,1 .Lực phát động của động cơ ô tô là 3000N.Cho g =10 m/s2 . a. Tính gia tốc chuyển động của ô tô.Tính vận tốc và quãng đường ô tô đi được trong 3 giây đầu tiên.
  2. onthionline.net b.Cuối quãng đường trên không tác dụng lực nữa vật đi 6m thì dừng lại.Tính lực ma sát đoạn đường này và suy ra hệ số ma sát mới. Trường THPT Nguyễn Thái Học ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2011-2012 Môn :Vật lí – Cơ Bản –Lớp 10 Thời gian làm bài :45 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ 2 I.TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Câu 1: Công thức nào sau đây là đúng khi áp dụng cho chuyển động thẳng biến đổi đều: 1 2 A.v0 –v = at B. v –v0 = 2as C. x = x0 + vt D. x-x0 = v0t + at 2 Câu 2: Đối với vật quay quanh một trục cố định câu nào sau đây là đúng: A.khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có Momen lực tác dụng lên vật B.nếu không chịu Momen lực tác dụng thì vật đứng yên C.khi không còn Momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại D.vật quay được là nhờ có Momen lực tác dụng lên nó Câu 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15cm,nếu tác dụng lực 4N thì lò xo sẽ có chiều dài 20cm.Nếu lò xo có chiều dài 30cm thì phải tác dụng lực có độ lớn là: A.14N B.16N C.12N D.20N Câu 4: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn 15N,cánh tay đòn của ngẫu lực d = 5cm. Momen của ngẫu lực: A.3,0 N.m B.0,75 N.m C.10,0 N.m D.7,5 N.m Câu 5: Một vật rơi tự do từ trên cao 80m xuống đất,g = 10m/s2 .Vận tốc và thời gian đến khi chạm đất là : A. v = 20m/s ; t = 2s B. v = 80m/s ; t = 6s C.v = 40m/s ; t = 4s D. v = 30m/s ; t = 3s Câu 6: Điều kiện cân bằng của của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là: A.ba lực phải có giá đồng quy B. ba lực phải có giá đồng phẳng C. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng D. ba lực phải có giá đồng quy,đồng phẳng và hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ ba Câu 7: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay mỗi đều mỗi vòng hết 0,02s.Cho  = 3,14 .Tốc độ dài của một điểm trên vành đĩa là: A.62,8m/s B.3,14m/s C.31,4m/s D.6,28m/s Câu 8: Khi tăng đồng thời khối lượng của cả hai vật lên hai lần đồng thời tăng khoảng cách lên hai lần thì lực hút giữa chúng sẽ: A.tăng 2 lần B.không đổi C.tăng 4 lần D.giảm 2 lần Câu9: Câu nào sau đây là SAI khi nói về chuyển động thẳng đều : A.quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động B.trong hệ tọa độ VOt đồ thị V(t) là đường thẳng song song trục OV C.phương trình chuyển động có dạng x = x0 + vt D.tại mọi thời điểm véc tơ vận tốc luôn không đổi Câu 10: Câu nào sau đây SAI khi nói về lực tác dụng và phản lực của nó: A.luôn xuất hiện và mất đi đồng thời B.không thể cân bằng nhau C.bao giờ cũng cùng bản chất(ma sát,đàn hồi.hấp dẫn…) D.luôn cùng hướng với nhau II. TỰ LUẬN :(5 điểm )
  3. onthionline.net Bài 1:(1,5đ) Một người gánh một bao gạo nặng 250N và một bao ngô nặng 500N,đòn gánh dài 1,5m .Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào và chịu một lực là bao nhiêu ? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Bài 2:(3,5đ) Một toa xe khối lượng 5 tấn đứng yên trên đường ray nằm ngang .Lực kéo của toa xe là 4000N.Giữa toa xe và đường ray có ma sát với hệ số ma sát là 0,05 .Cho g =10 m/s2 . a. Tính gia tốc chuyển động của toa xe.Tính vận tốc và quãng đường ô tô đi được trong 5 giây đầu tiên. b.Cuối quãng đường trên không tác dụng lực nữa toa xe đi 7,5m thì dừng lại.Tính lực ma sát đoạn đường này và suy ra hệ số ma sát mới. ĐÁP ÁN VẬT LÝ 10-THI HKI-NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ 1 I.TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ x 10 câu = 5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D B A C A D C A B C II. TỰ LUẬN :(5 điểm ) Bài 1:(1,5đ) Vai chịu một lực P = P1 + P2 = 600N (0,25đ) P d Viết đúng biểu thức : 1 = 2 = 2 (1) (0,5đ) P2 d 1 Viết đúng d 1 + d2 = 1,2 (2) (0,25đ) Giải đúng d 1= 0,4m ; d2 = 0,8m (0,5đ) Bài 2:(3,5đ) a.Vẽ hình đúng các lực tác dụng vào vật ,chọn đúng trục toạ độ (0,5 đ) Viết đúng biểu thức định luật II Niu tơn : p + N + F + Fms = m a (1) (0,5đ) Chiếu (1) lên oy : -P + N = 0 ->N =P = mg Fms =  N =  mg =0,1.1000.10 = 1000 N (0,25đ) Chiếu phương trình (1) lên ox: F – Fms = ma (0,25đ) F  Fms 3000  1000 -> a = = = 2 m/s2 (0,5đ) m 1000 Vận tốc cuối quãng đường :V =at = 6 m/s2 (0,25đ) 1 Quãng đường : s = at2 = 9m (0,25đ) 2 b. Tính đúng a/ = -3 m/s2 (0,25đ) Tính đúng Fms = 9000 N (0,25đ) Tính đúng  = 0,3 (0,5đ)
  4. onthionline.net ĐÁP ÁN VẬT LÝ 10-THI HKI-NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ 2 I.TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5đ x 10 câu = 5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B C D A B B D II. TỰ LUẬN :(5 điểm ) Bài 1:(1,5đ) Vai chịu một lực P = P1 + P2 = 750N (0,25đ) P d 1 Viết đúng biểu thức : 1 = 2 = (1) (0,5đ) P2 d 1 2 Viết đúng d 1 + d2 = 1,5 (2) (0,25đ) Giải đúng d 1= 1m ; d2 = 0,5m (0,5đ) Bài 2:(3,5đ) a.Vẽ hình đúng các lực tác dụng vào vật ,chọn đúng trục toạ độ (0,5 đ) Viết đúng biểu thức định luật II Niu tơn : p + N + F + Fms = m a (1) (0,5đ) Chiếu (1) lên oy : -P + N = 0 ->N =P = mg Fms =  N =  mg =0,05.5000.10 = 2500 N (0,25đ) Chiếu phương trình (1) lên ox: F – Fms = ma (0,25đ) F  Fms 4000  2500 -> a = = = 0,3 m/s2 (0,5đ) m 5000 Vận tốc cuối quãng đường :V =at = 1,5 m/s2 (0,25đ) 1 Quãng đường : s = at2 = 3,75 m (0,25đ) 2 b. Tính đúng a/ = -0,15 m/s2 (0,25đ)
  5. onthionline.net Tính đúng Fms = 750 N (0,25đ) Tính đúng  = 0,015 (0,5đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0