SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 04 trang)<br />
<br />
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ – LỚP 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Mã đề: 424<br />
<br />
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang<br />
A. cạnh tranh với nhau về kinh tế.<br />
B. cạnh tranh với nhau về quân sự.<br />
C. thế đối đầu và đi tới chiến tranh lạnh.<br />
D. hợp tác với nhau về mọi mặt.<br />
Câu 2: Trong 20 năm đầu (1885 - 1905) Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp nào chống thực dân<br />
ở Ấn Độ?<br />
A. Ôn hòa.<br />
B. Bạo lực.<br />
C. Đấu tranh chính trị. D. Thương lượng.<br />
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ở châu Âu là sự ra đời và<br />
tồn tại<br />
A. kế hoạch Mácsan.<br />
B. tổ chức Hiệp ước Vácsava.<br />
C. hai nhà nước trên lãnh thổ Đức.<br />
D. khối quân sự NATO.<br />
Câu 4: Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới dần chuyển sang xu thế nào?<br />
A. Hòa hoãn, cạnh trạnh và tránh mọi xung đột.<br />
B. Tiếp xúc, thỏa hiệp và mở rộng liên kết.<br />
C. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.<br />
D. Thỏa hiệp, nhân nhượng và kiềm chế đối đầu.<br />
Câu 5: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” nêu ra trong<br />
A. chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 - 3 - 1945).<br />
B. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (tháng 11 - 1939).<br />
C. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Bó (19 - 5 - 1941).<br />
D. Đại hội quốc dân Tân Trào (tháng 8 - 1945).<br />
Câu 6: Khẩu hiệu nào dưới đây thuộc cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 - 1945)?<br />
A. Chia ruộng đất cho nhân dân.<br />
B. Giảm tô, giảm thuế.<br />
C. Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.<br />
D. Chống phong kiến, chống đế quốc.<br />
Câu 7: Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế chính trị của Nhật Bản là<br />
A. cộng hòa.<br />
B. Liên bang.<br />
C. quân chủ chuyên chế.<br />
D. quân chủ lập hiến.<br />
Câu 8: Thực dân Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì (1867) là do nguyên nhân cơ bản nào?<br />
A. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không quyết liệt.<br />
B. Lực lượng quân Pháp mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.<br />
C. Nhà Nguyễn bạc nhược, mang nặng tư tưởng cầu hòa.<br />
D. Nhà Thanh giúp Pháp ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta.<br />
Câu 9: Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là<br />
A. trật tự hai cực Ianta.<br />
B. trật tự một cực.<br />
C. hệ thống Vecxai - Oasinhtơn.<br />
D. trật tự đa cực.<br />
Câu 10: Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là<br />
A. cách mạng vô sản.<br />
B. dân chủ tư sản kiểu mới.<br />
C. cách mạng tư sản triệt để.<br />
D. dân chủ tư sản kiểu cũ.<br />
Câu 11: Sau khi bị thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp<br />
chuyển sang kế hoạch nào?<br />
A. “Đánh lâu dài”.<br />
B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.<br />
C. “Đánh chắc, tiến chắc”.<br />
D. “Chinh phục từng địa phương”.<br />
Câu 12: Sau cuộc vận động ngoại giao của Quốc vương N. Xihanúc (9 - 11 - 1953) ở Campuchia, chính phủ<br />
Pháp đã<br />
A. kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia và rút quân về nước.<br />
B. trao quyền tự trị cho Campuchia, nhưng vẫn đóng quân tại nước này.<br />
C. kí hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng vẫn đóng quân tại nước này.<br />
D. công nhận độc lập hoàn toàn cho Campuchia và rút quân về nước.<br />
Câu 13: Chính sách khai thác lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam (1897 - 1914) trong công nghiệp chú trọng<br />
vào ngành<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 424<br />
<br />
A. khai thác mỏ.<br />
B. công nghiệp nhẹ.<br />
C. công nghiệp nặng.<br />
D. công nghiệp chế biến.<br />
Câu 14: Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Hội nghị Muy-ních (9 - 1938) tác động thế nào đến sự<br />
bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
A. Hạn chế quá trình dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.<br />
B. Đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của phát xít.<br />
C. Đem lại tình thế hòa bình ở châu Âu.<br />
D. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít đẩy mạnh xâm lược.<br />
Câu 15: Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?<br />
A. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.<br />
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.<br />
D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.<br />
Câu 16: Sự kiện đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn là<br />
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” (2 - 9 - 1945).<br />
B. Nhật vào Đông Dương, thành lập chính phủ Trần Trọng Kim.<br />
C. Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam.<br />
D. vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị (30 - 8 - 1945 ).<br />
Câu 17: Nhân dân Liên Xô hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) dựa vào<br />
A. sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.<br />
B. nguồn tài nguyên phong phú.<br />
C. tinh thần tự lực, tự cường.<br />
D. những tiến bộ khoa - học kĩ thuật.<br />
Câu 18: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là<br />
A. quân phiệt hiếu chiến.<br />
B. phong kiến quân phiệt.<br />
C. cho vay nặng lãi.<br />
D. thực dân.<br />
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là do mâu<br />
thuẫn giữa<br />
A. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.<br />
B. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br />
C. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.<br />
D. phe Hiệp ước với phe Liên minh.<br />
Câu 20: Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (1 - 1930) với cương vị là<br />
A. người đứng đầu một Đảng cộng sản.<br />
B. người đứng đầu một tổ chức cộng sản.<br />
C. nhà trí thức yêu nước.<br />
D. phái viên của Quốc tế Cộng sản.<br />
Câu 21: Dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp (1897 - 1914), kinh tế Việt Nam có đặc<br />
điểm mới là nền kinh tế<br />
A. thuộc địa nửa phong kiến.<br />
B. thuộc địa hoàn toàn.<br />
C. tư bản chủ nghĩa.<br />
D. phong kiến phát triển.<br />
Câu 22: Thách thức to lớn đối với Việt Nam trước xu thế toàn cầu hoá là<br />
A. quản lí, sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn từ bên ngoài.<br />
B. sự chênh lệch về trình độ dân trí khi tham gia hội nhập.<br />
C. sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.<br />
D. sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường thế giới.<br />
Câu 23: Chính sách kinh tế mới (3 - 1921) của nước Nga Xô viết để lại bài học kinh nghiệm gì đối với công<br />
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới?<br />
A. Tập trung công nghiệp nặng, hạn chế tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh.<br />
B. Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân.<br />
C. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, dưới sự kiểm soát của nhà nước.<br />
D. Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa của nông dân.<br />
Câu 24: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập<br />
ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?<br />
A. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế.<br />
B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 424<br />
<br />
C. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.<br />
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.<br />
Câu 25: “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là câu Nguyễn Ái Quốc nói về chủ trương cứu nước của ai?<br />
A. Phan Châu Trinh.<br />
B. Phan Bội Châu.<br />
C. Hoàng Hoa Thám.<br />
D. Nguyễn Thái Học.<br />
Câu 26: Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì?<br />
A. Đấu tranh kiên cường, giữ vững thành quả cách mạng thế giới.<br />
B. Góp phần đáng kể vào tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh.<br />
C. Có vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
D. Là một trong ba trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.<br />
Câu 27: Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 1945) là<br />
A. bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô.<br />
B. bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.<br />
C. góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và đế quốc.<br />
D. góp phần làm tăng cường sức mạnh của các nước tư bản.<br />
Câu 28: Nhật Bản được mệnh danh là một “đế quốc kinh tế” vì<br />
A. hàng hóa Nhật Bản len lỏi, xâm nhập và cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.<br />
B. Nhật Bản là nước có nguồn vốn viện trợ lớn nhất cho các nước bên ngoài.<br />
C. đồng tiền Nhật Bản có giá trị lớn trên toàn thế giới.<br />
D. Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.<br />
Câu 29: Điểm tương đồng về bối cảnh trong nước giữa Việt Nam và Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIX là<br />
A. được sự hậu thuẫn lớn từ các nước đế quốc.<br />
B. nhà nước phong kiến đang phát triển.<br />
C. giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản.<br />
D. chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.<br />
Câu 30: Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868) đối với Việt Nam<br />
hiện nay là<br />
A. tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền dân tộc.<br />
B. coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao.<br />
C. coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.<br />
D. đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nền kinh tế.<br />
Câu 31: Từ sự thất bại của phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta đã rút ra bài học cơ bản nào cho<br />
Việt Nam hiện nay?<br />
A. Xây dựng khối liên minh công nông vững chắc.<br />
B. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.<br />
C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.<br />
D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.<br />
Câu 32: Tính chất của phong trào Cần vương là<br />
A. đấu tranh tự phát của nông dân.<br />
B. yêu nước mang tính chất dân chủ nhân dân.<br />
C. đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản. D. yêu nước trên lập trường phong kiến.<br />
Câu 33: “Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần quả cảm, vô cùng thận trọng!”<br />
Câu trích trên ở trong văn kiện nào?<br />
A. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (3 - 1945).<br />
B. “Quân lệnh số 1” của Ủy ban khởi nghĩa (8 - 1945).<br />
C. Thư kêu gọi đồng bào cả nước nổi dậy khởi nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br />
D. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5 - 1941).<br />
Câu 34: Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là<br />
A. giải phóng dân tộc.<br />
B. dân chủ tư sản kiểu mới.<br />
C. dân chủ tư sản kiểu cũ.<br />
D. dân tộc dân chủ nhân dân.<br />
Câu 35: Yếu tố quyết định thành công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là<br />
A. nước Mĩ thực hiện chính sách trung lập.<br />
B. Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.<br />
C. mâu thuẫn giai cấp được xoa dịu.<br />
D. nước Mĩ có tiềm lực kinh tế mạnh.<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 424<br />
<br />
Câu 36: Sự kiện nào dưới đây chịu tác động của xu thế hoà hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt?<br />
A. Mĩ và Liên Xô đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM).<br />
B. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.<br />
C. Cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945 - 1975).<br />
D. Mĩ - Nhật tuyên bố kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1996).<br />
Câu 37: Ba tư tưởng cơ bản sau đây của Nguyễn Ái Quốc được trình bày đầy đủ trong tác phẩm nào trước<br />
năm 1930?<br />
“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.<br />
“Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo”.<br />
“Cách mạng Việt Nam phải gắn bó đoàn kết với cách mạng thế giới”.<br />
A. “Đường Kách mệnh”.<br />
B. “Chế độ thực dân Pháp và xứ Đông Dương”.<br />
C. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.<br />
D. “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”.<br />
Câu 38: Sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào hoàn cảnh thực tiễn của<br />
các nước thuộc địa là thấy được vai trò của giai cấp<br />
A. tiểu tư sản.<br />
B. vô sản.<br />
C. nông dân.<br />
D. tư sản dân tộc.<br />
Câu 39: Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền<br />
biển đảo hiện nay?<br />
A. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).<br />
B. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.<br />
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.<br />
D. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.<br />
Câu 40: Hạn chế trong chủ trương, đường lối cứu nước của Phan Bội Châu là<br />
A. chủ trương bạo động.<br />
B. cầu viện, dựa vào đế quốc.<br />
C. thiết lập nền quân chủ lập hiến.<br />
D. thành lập nền cộng hòa dân quốc Việt Nam.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 424<br />
<br />