intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 017

Chia sẻ: Trang Lieu Nguyen | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

47
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 của trường THPT Nghi Lộc - Mã đề 017 sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Mời các bạn học sinh tham khảo để chuẩn bị tốt kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL giữa HK2 môn Hóa học lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Nghi Lộc - Mã đề 017

  1.      SỞ GD&ĐT NGHỆ AN      ĐỀ THI KSCL GIỨA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2016­2017 TRƯỜNG THPT NGHI LỘC           MÔN: HÓA HỌC 12  Thời gian làm bài: 50 phút 5 (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 017        Cho biết: C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Al = 27; Cu = 64; Fe = 56; Na = 23; Ca = 40;  Ag = 108; Cl = 35,5; K = 39, Zn = 65; Mg = 24; Ba = 137. Câu 1: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe là: A. Sắt B. Sắt tây C. Bạc D. Đồng Câu 2: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng A. Tráng gương B. Este hóa C. Trùng ngưng D. Xà phòng hóa Câu 3: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với: A. nước muối B. cồn C. giấm D. nước Câu 4: Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là: A. etanol B. Metylamin C. glyxin D. anilin Câu 5: Trong công nghiệp kim loại nào dưới đây được điều chế bằng điện phân nóng chảy? A. Na. B. Ag. C. Cu. D. Fe. Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H 2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của  V là: A. 1,12 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 7: Cacbonhidrat nào có nhiều trong cây mía và củ cải đường ? A. Fructozơ B. Mantozơ C. Glucozơ D. Saccarozơ Câu 8: Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là A. Anilin B. Natri axetat C. Amoniac D. Natri hiđroxit Câu 9: Hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) trong dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và   khối lượng dung dịch tăng 2,3 gam. Giá trị của V là: A. 7,84 B. 11,2 C. 3,36 D. 8,96 Câu 10: Chất không thủy phân trong môi trường axit là: A. Xenlulozơ B. Glucozơ C. Tinh bột D. Saccarozơ Câu 11: Các polime dưới đây, polime nào không có tính đàn hồi? A. ( ­CH2­CH(CH=CH2)­)n B. ( ­CH2­CH=CCl­CH2)­)n C. ( ­CH2­CH=CCH3­CH2)­)n   D. (­CH2­CH=CH­CH2­)n Câu 12: Kết luận nào sau đây đúng? A. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa B. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ăn mòn điện hóa C. Điện phân dung dịch CuSO4 với anot đồng, nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi D. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion dương. Câu 13: Đốt cháy 6 gam chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X thu được 8,8 gam CO 2 và 3,6 gam H2O. Số  chất X có thể là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 14: Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu  được m gam muối. Giá trị của m là : A. 2,550. B. 3,825. C. 4,725. D. 3,425. Câu 15: Đun nóng 100 gam dung dịch Glucozơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 đến khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 017
  2. A. 32,4 B. 10,8 C. 21,6 D. 16,2 Câu 16: Loại tơ nào sau đây đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O? A. Tơ tằm B. Tơ olon C. Tơ nilon­6,6 D. Tơ Lapsan Câu 17: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch NaOH A. Al. B. Mg. C. Na D. Zn. Câu 18: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế khí SO2 thoát ra  gây ô nhiễm môi trường, người ta thường nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch. A. ancol B. kiềm C. Muối ăn D. giấm ăn Câu 19: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là A. Na, Ba B. Sr, K C. Be, Al D. Ca, Ba Câu 20: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt   bên trong, sẽ xảy ra quá trình A. Sn bị ăn mòn hóa học. B. Fe bị ăn mòn hóa học. C. Fe bị ăn mòn điện hóa. D. Sn bị ăn mòn điện hóa. Câu 21: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được  với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3­). A. 4,48 gam. B. 3,36 gam. C. 2,24 gam. D. 5,60 gam. Câu 22: Thêm từ  tư  từng giọt đến hết dung dịch chứa 0,05 mol H 2SO4 vào dung dịch chứa 0,06 mol  Na2CO3. Thể tích khí CO2 (đktc) thu được là: A. 0,56 lít B. 0,896 lít C. 1,344 lít D. 1,12 lít Câu 23: X là một este của glixerol với axit đơn chức Y. Công thức đơn giản nhất của X là C3H4O3.  Axit Y là: A. Axit crylic B. Axit fomic C. Axit benzoic D. Axit axetic Câu 24: Cho dãy chất sau: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOCH3, C2H5OH, CH3NH3Cl.  Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch KOH đun nóng là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 5 Câu 25: Khi thủy phân hoàn toàn tetrapeptit có công thức :  Val − Ala − Gly − Ala  thì dung dịch thu được có tối đa bao nhiêu peptit có thể  tham gia phản  ứng   màu biure A. 3 B. 2 C. 5 D. 6 Câu 26: Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là  A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau: Dung dịch A B C D E pH 5,25 11,53 3,01 1,25 11,00 Khả năng dẫn điện Tốt Tốt Kém Tốt Kém Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 D. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3 Câu 27: Cho hh X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V   lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là: A. 1,12 B. 6,72 C. 7,84 D. 4,48 Câu 28: Hỗn hợp este C gồm CH3COOCH3, HCOOC2H3. Tỷ khối hơi của X so với khí He bằng 18,25.  Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol X thì tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là: A. 106,2 gam B. 104,2 gam C. 100,2 gam D. 105,2 gam Câu 29: Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu   được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được m gam  kết tủa. Giá trị của m là A. 10,0. B. 25,0. C. 15,0. D. 20,0.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 017
  3. Câu 30: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al vào 200 ml dung dịch HCl 1M, thấy tan hoàn toàn và sau   phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m  là: A. 30,1 B. 32,8 C. 19,1 D. 35,5 Câu 31: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp  X. Toàn bộ  X phản  ứng vừa đủ  với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.   Giá trị của V là A. 320 B. 160 C. 480 D. 240 Câu 32: Cho phản ứng oxi hóa khử sau:                      FeSO3 + KMnO 4 + KHSO 4 Fe 2 ( SO 4 ) 3 + K 2SO 4 + MnSO 4 + H 2O   Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là các số nguyên tối giản nhau, tổng đại số của các hệ số chất   tham gia phản ứng là: A. 44 B. 28 C. 38 D. 82 Câu 33: Có 5 dung dịch mất nhãn : Na2S, BaCl2, AlCl3, MgCl2, Na2CO3. Nếu không dùng thêm thuốc  thử thì có thể nhận biết được tối đa số dung dịch là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 34: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 35: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp x chứa mg, MgCO 3 và FeCO3 vào dung dịch HCl, thu được  hỗn hợp khí Y và dung dịch Z chứa ba chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X   vào 300ml dung dịch HNO3 3,4M đun nóng, kết thúc phản  ứng thu được dung dịch E và 5,6 lít (đktc)   hỗn hợp khí F gồm hai khí có tỉ khối so với H 2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch E chỉ thu được hơi   nước và  ( 2m + 17,8 ) gam muối khan. Biết trong E không chứa ion Fe2+. Giá trị của m là : A. 27 B. 24 C. 26 D. 25 Câu 36:  Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ  với dung dịch   NaOH, Thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp z gồm hai muối khan. Đốt cháy   hoàn toàn z thu được 55 gam CO2; 26,5 gam Na2CO3, va m gam H2O. Giá trị của m là: A. 8,1 B. 15,3 C. 11,7 D. 17,1 Câu 37: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 2 peptit X và Y (tỉ lệ  mol là 3:1) được 15 gam   glyxin; 44,5 gam alanin và 35,1 gam valin. Tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử  X và Y là  6. Giá trị  của m là: A. 76,6 B. 94,6 C. 80,2 D. 87,4 Câu 38: Điện phân dung dịch hỗn hợp CuSO 4và KCl với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Khi ở cả hai   điện cực đều có bọt khí thì dừng lại. Kết quả   ở  anot có 448ml khí thoát ra (dktc), khối lượng dung  dịch sau điện phân giảm m gam và dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,8 gam MgO. Giá trị  của m là : A. 2,89 B. 2,95 C. 2,14 D. 1,62 Câu 39: Este X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C11H10O4. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol  X cần 100 gam dung dịch NaOH 8% (đun nóng). Sau phản  ứng hoàn toàn thu được chất hữu cơ  đơn  chức và m gam hỗn hợp hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng với   AgNO3 dư trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được 43,2 gam Ag. Giá trị của m là: A. 25,6 B. 23,6 C. 23,8 D. 24,2 Câu 40: Hòa tan hoàn toàn 13,12 gam hỗn hợp Cu, Fe và Fe 2O3 trong 240 gam dung dịch HNO 3 7,35%  và H2SO4 6,125% thu được dung dịch X chứa 37,24 gam chất tan chỉ gồm các muối và thấy thoát ra khí   NO (NO là sản phẩm khử duy nhất). Cho Ba(OH) 2 dư  vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong                                                  Trang 3/4 ­ Mã đề thi 017
  4. không khí đến phản  ứng hoàn toàn thu được 50,95 gam chất rắn. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam   Cu, giá trị của m là: A. 3,52 B. 3,20 C. 2,88 D. 2,56 ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 017
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2