intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 2)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 2)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Kỳ Tân, Kỳ Anh (Lần 2)

  1. UBND HUYỆN KỲ ANH ĐỀ THI KSCL HSG HUYỆN LỚP 9 LẦN 2 TRƯỜNG THCS KỲ TÂN Môn: Ngữ văn 9 - Năm học: 2023 - 2024 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này… Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. (Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục) Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Nội dung tư tưởng của tác phẩm văn học không bao giờ chỉ là sự lí giải dửng dưng, lạnh lùng mà gắn liền với cảm xúc mãnh liệt”. Em hiểu nhận định trên như thế nào?. Bằng trải nghiệm của mình qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ. ------Hết------
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (8,0 điểm) A. Yêu cầu về kỹ năng: (1.0 điểm) - Thí sinh thể hiện tốt kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả. B. Yêu cầu về kiến thức (7.0 điểm) Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Tóm tắt nội dung và rút ra ý nghĩa của câu chuyện:(2.0 điểm) - Biển Chết và biển hồ Galilê đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nhưng biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Còn biển Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. - Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa sự sẻ chia, cho đi và nhận lại. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho nên Cuộc sống chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, biết sẻ chia, biết mở rộng tấm lòng cho đi, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh. => Câu chuyện gửi đến chúng ta thông điệp về sự cho đi, sự sẻ chia và nhắc nhở chúng ta không nên sống ích kỷ, chỉ biết giữ riêng cho bản thân mình. * Bàn luận: (4.0 điểm) - Vậy tai sao trong cuộc sống chúng ta cần biết chia sẻ, biết cho đi mà không nên ích kỷ chỉ biết nghĩ cho riêng mình? + Sẻ chia và cho đi sẽ giúp những người gặp khó khăn, những mảnh đời bất hạnh có thêm động lực để vượt qua nghịch cảnh của chính mình, vươn lên trong cuộc sống, đem đến cho họ niềm vui, sự động viên, giúp họ cảm thấy ấm lòng hơn, thấy hành trình cuộc đời mình không cô độc.
  3. - Sẻ chia và cho đi giúp ta biết cảm thông với những mảnh đời bất hạnh, những số phận kém may mắn, biết chia sẻ một phần may mắn của mình để giành đến cho những mảnh đời kém may mắn hơn, biết mở rộng lòng mình để yêu thương nhiều hơn với họ…. - Sẻ chia và cho đi mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho chúng ta thấy hạnh phúc và thanh thản và sống cuộc đời ý nghĩa cũng giống như biển Galile” như ai đó đã từng nói “ Cho đi là còn mãi””. - Ngược lại nếu chúng ta ích kỷ chỉ biết nghĩ cho riêng mình thì ta hồn chúng ta sẽ khô héo, chúng ta sẽ không biết cảm thông với nỗi đau của con người, thờ ơ bàng quan trước bất hạnh của những người xung quanh. .... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán. * Mở rộng nâng cao vấn đề: (1.0 điểm) Sẻ chia và cho đi là một lối sống đẹp. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê. Câu 2: 12 điểm 1. Về hình thức: Đảm bảo một bài văn có đầy đủ bố cục ba phần, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, đúng chuẩn chính tả.( 1.0 điểm) 2 . Về nội dung: (11 điểm) Bài làm đảm bảo các ý sau đây: * Giải thích ý kiến (2.0 điểm) – Tác phẩm văn học là những sáng tác nghệ thuật dùng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng, phản ánh đời sống và thể hiện tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả trước hiện thực. – Một tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải đời sống một cách lạnh lùng, dửng dưng, khách quan, lí trí mà luôn gắn liền với cảm xúc mãnh liệt, thể hiện những tình cảm sâu sắc, những khát vọng lớn lao của người viết. → Ý kiến trên khẳng định sự hòa quyện giữa yếu tố khách quan và chủ quan, miêu tả và biểu cảm; trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của yếu tố tình cảm, cảm
  4. xúc trong tác phẩm văn học. “Tác phẩm văn học sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả… nếu nó không là tiếng thét khổ đau hay là lời ca tụng hân hoan; nếu nó không đặt ra những câu hỏi và không trả lời câu hỏi ấy”(Biêlinxky). Tình cảm là động lực thúc đẩy quá trình sáng tác, có thể được bộc lộ dưới những dạng thức khác nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp) tùy theo thể loại, phong cách tác giả… * Cảm nhận các hình ảnh để làm sáng rõ ý kiến * Nhưng ngày thơ ấu (4.0 điểm) - Luận điểm 1: Nội dung tư tưởng của đoạn trích những ngày thơ ấu trước hết là đã phản ánh khách quan hiện thực đời sống của con người Việt Nam dưới xã hội thực dân phong kiến. Đó là nỗi tủi cực của cậu bé Hồng khi phải sống giữa sự cay độc của bà cô và niềm hạnh phúc của cậu khi gặp lại mẹ. - Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng của đoạn trích Những ngày thơ ấu còn là những cảm xúc mãnh liệt của nhà văn trước nỗi đau của con người cũng như niềm hạnh phúc của họ. Cảm xúc ấy của nhà văn được thể hiện rõ nét qua dòng tâm trạng của chú bé Hồng khi nói chuyện với bà cô cũng như khi gặp lại mẹ. + Luận cứ 1: Tình yêu thương, niềm tin mãnh liệt của bé Hồng Giành cho mẹ và nỗi đau đớn của em khi bị bà cô cố tình gieo rắc vào đầu em những hoài nghi để em ruồng rẫy và khing miệt mẹ (dẫn chứng) + Luận cứ 2: Sự căm giận những hủ tục đã đày đọa mẹ (dẫn chứng) + Luận cứ 3: Niềm hạnh phúc cực điểm khi gặp lại mẹ (dẫn chứng) => Chốt ý: Cảm xúc mãnh liệt của bé Hồng chính là cảm xúc mãnh liệt của nhà văn Nguyên Hồng. Đằng sau nỗi đau của bé Hồng chính là tiếng lòng xót xa của chính nhà văn, đằng sau nỗi căm giận của bé Hồng chính là sự phẫn nộ của tác giả trước những hủ tục đã đày đọa con người nói chung và người phụ nữ nói riêng. Có thể nói, xây dựng hình ảnh bà cô độc ác, ích kỷ và tàn nhẫn chính là cách nhà văn Nguyên Hồng tố cáo một xã hội giả dối, nhẫn tâm, khô héo cả tình máu mủ lúc bấy giờ. Cái xã hội không có tình người, không có sự cảm thông chia sẻ, cái xã hội mà cái xấu và cái ác hoành hành tác oai tác quái đày đọa con người. Phản ánh nỗi đau đớn tủi nhục của Bé Hồng và niềm hạnh phúc của e khi gặp lại mẹ chính là nhà văn đang cất cao tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người. Nói cách khác, người đọc nhận ra đằng sau nỗi đau và niệm hạnh phúc của bé Hồng là
  5. những tình cảm, cảm xúc, sự cảm thông, chia sẻ và niềm băn khoăn, trăn trở, những tư tưởng tiến bộ của nhà văn trước cuộc đời. b. Tức nước vỡ bờ 4.0 điểm) - Luận điểm 1: Nội dung tư tưởng của đoạn trích Tức nước vỡ bờ trước hết là đã phản ánh khách quan hiện thực đời sống của con người Việt Nam dưới xã hội thực dân phong kiến. Đó là tình cảnh cùng quẫn của người dân trong mùa sưu thuế. + Luận cứ1 : Tình cảnh của gia đình Chị Dậu lúc bọn Cai lệ xông vào. + Luận cứ 1: Hình ảnh bọn Cai Lệ => Chốt: Ngòi bút của NTT thật sắc sảo, tinh tế khi ông không dùng một chi tiết nào để miêu tả suy nghĩ tên cai lệ trong cảnh này. Bởi vì lũ đầu trâu mặt ngựa xem việc đánh người, trói người như là việc tự nhiên hàng ngày, chẳng bao giờ thấy động lòng trắc ẩn thì làm gì chúng còn biết suy nghĩ? Nhà văn đã kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật. Từ đó ta thấy tên cai lệ đã bộc lộ tính cách hống hách, thô bạo, không còn nhân tính. Từ hình ảnh tên cai lệ này, ta thấy bản chất xã hội thực dân phong kiến là một xã hội đầy rẫy bất công tàn ác, một xã hội có thể gieo hoạ xuống người dân lương thiện bất kì lúc nào, một xã hội tồn tại trên cơ sỏ của các lí lẽ và hành động bạo ngược. - Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng của đoạn trích Tức nước vỡ bờ còn là cảm xúc mãnh liệt của nhà văn Ngô Tất Tố trước hiện thực ấy. Đó là thái độ ngợi ca trân trọng vẻ đẹp con người . + Luận cứ 1: Vẻ đẹp của nhân vật Chị Dậu (phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu). + Luận cứ 2: Sức sống tiềm tàng của nhân vật Chị Dậu => Chốt: Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh chị Dậu hiện lên khoẻ khoắn, quyết liệt bao nhiêu thì hình ảnh bọn tay sai hung ác trở nên nhỏ bé, hèn hạ, nực cười bấy nhiêu. Và chúng ta khi đọc đến những dòng này cũng sung sướng, hả hê như Ngô Tất Tố. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội “có áp bức có đấu tranh”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, chị Dậu bị áp bức dã man đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Có thể nói vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng của chị Dậu là hiện thân cho vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Qua nhân vật
  6. Chị Dâu tác giả thể hiện thái độ trân trọng ngợi cả vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn, *. Đánh giá , mở rộng: (1.5 điểm) – Sức sống của tác phẩm văn học không chỉ phản ánh, lí giải hiện thực cuộc sống, con người mà còn truyền tải những rung động mãnh liệt, những khát khao, trở trăn đau đáu của người nghệ sĩ theo một khuynh hướng tư tưởng, tình cảm nhất định, tác động đến tư tưởng, tâm hồn, tình cảm thẩm mĩ của người đọc – Thiên chức, vai trò của người nghệ sĩ trong việc phản ánh hiện thực đời sống, nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại, phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời” (Nam Cao), khơi dậy những tình cảm nhân văn, giúp con người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, hướng đến Chân- Thiện – Mỹ. – Khi tiếp cận tác phẩm tác phẩm văn học, người đọc cần ý thức khám phá cái hay, cái đẹp, lắng nghe những thông điệp tình cảm, tư tưởng sâu sắc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đồng sáng tạo cùng tác giả để thực hiện thiên chức của nhà văn,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2