Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
lượt xem 2
download
Với "Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311" dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại kiến thức và kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kỳ kiểm tra sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU BÀI THI KHXH – MÔN THI: LỊCH SỬ 10 (Thời gian làm bài: 50 phút, đề gồm 40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 311 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Thế kỉ XVII XVIII ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất là A Hội An, Phố Hiến . B. Thăng Long, Phố Hiến. C. Thanh Hà, Phố Hiến. D. Thăng Long, Hội An. Câu 2: Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại? A. góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. B. góp phần xây dựng chế độ phong kiến phân quyền. C. góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. D. góp phần tan rã nền kinh tế thủ công nghiệp. Câu 3: Điền vào chỗ chấm (.....) câu sau đây sao cho đúng: "Những tri thức ........ ra đời vào loại sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp". A. Toán học. B. Lịch pháp và Thiên văn học. C. Chữ viết. D. Chữ viết và lịch. Câu 4: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được thống nhất và phát triển thịnh vượng nhất? A. Vương triều Môgôn. B. Vương triều Hácsa. C. Vương triều Hồi giáo Đêli. D. Vương triều Gúpta. Câu 5: Cho các dữ liệu: 1.Kháng chiến chống Tống thời Lý. 2.Kháng chiến chống thời Tiền Lê. 3.Khởi nghĩa Lam Sơn. 4.Kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Sắp xếp theo thời gian diễn ra các sự kiện. A. 2,1,4,3 B. 2,3,4,1 C. 1,2,3,4 D. 3,4,1,2. Câu 6: Chiến thuật của nhà Trần sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên A. Tiên phát chế nhân B. Đánh lâu dài C. Vườn không nhà trông D. Đánh nhanh thắng nhanh Câu 7: Vì sao ngành nông nghiệp phát triển sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Các nghành kinh tế khác chưa có điều kiện phát triển. B. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. Nhân dân cần cù lao động. D. Sử dụng công cụ bằng sắt sớm. Câu 8: Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì? A. chế độ dân chủ tư sản. B. chế độ phong kiến phân quyền. C. chế độ dân chủ phong kiến. D. chế độ quân chủ lập hiến. Câu 9: Vì sao nói thời kỳ Ăng co là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Campuchia? A. Đây là thời kỳ phát triển toàn diện nhất. B. Trải qua nhiều đời vua nhất. C. Vì đây là thời kỳ dài nhất. Trang 1/4 Mã đề thi 311
- D. Vì đã chinh phục được một vùng lãnh thổ sang vương quốc Xiêm. Câu 10: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của..... bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc? A. Quân của Sầm Nghi Đống B. Quân Xiêm, Thanh C. Quân Mãn Thanh D. Quân Xiêm La Câu 11: Chủ trương của Lý Thường Kiệt “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” gọi là gì? A. Tiên binh, quân mạnh B. Binh thư yếu lược C. Tiên phát chế nhân D. Tiên phát binh Câu 12: Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương của nước ta ở thế kỉ XVIXVIII: A. Do vị trí địa lý thuận lợi. B. Do các mặt hàng buôn bán đa dạng: tơ lụa, đường, gốm, nông sản. C. Do các thương nhân nhiều nước tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán. D. Do chính quyền Trịnh Nguyễn thực hiện chính sách mở cửa Câu 13: Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là A. mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc ta. B. kết thúc thắng lợi quá trình giành độc lập của nước ta. C. chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. D. phong kiến Trung Quốc không bao giờ đến xâm lược nước ta nữa. Câu 14: Từ đầu thế kỉ XVII, sông Gianh (Quảng Bình) là giới tuyến chia đất nước thành Đàng trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc quyền cai trị của chính quyền nào? A. Trịnh (Đàng Trong) Lê (Đàng Ngoài) B. Lê (Đàng Trong) Nguyễn (Đàng Ngoài) C. lê Trịnh (Đàng Ngoài) Nguyễn (Đàng Trong) D. Trịnh (Đàng Ngoài) Lê (Đàng trong) Câu 15: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế đã đặt tên nước là gì? A. Đại Cổ Việt B. Đại Nam C. Đại Việt D. Đại Ngu Câu 16: Đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là A. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. B. ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. C. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh D. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. Câu 17: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây sao cho đúng: "Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của..... bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc? A. Quân Mãn Thanh B. Quân của Sầm Nghi Đống C. Quân Xiêm La D. Quân Xiêm, Thanh Câu 18: Những công trình kiến trúc tạo nên dáng vẻ oai nghiêm, đồ sộ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào? A. Hi Lạp B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Rôma. Câu 19: Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. B. Xây dựng quân đội hùng mạnh. C. Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. D. Đoàn kết toàn dân tộc. Câu 20: Bộ máy nhà nước phong kiến nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua nào? Trang 2/4 Mã đề thi 311
- A. Trần Thánh Tông. B. Lý Thái Tổ. C. Lê Thái Tông. D. Lê Thánh Tông. Câu 21: Những yếu tố nào của văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ ? A. Tôn giáo, kiến trúc, chữ viết, văn học. B. Hồi giáo, kiến trúc, điêu khắc, tư tưởng. C. Tư tưởng, kiến trúc, điêu khắc, văn học. D. Giáo dục, văn học, nghệ thuật sân khấu. Câu 22: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Lễ hội tổ chức vào mùa gặt hái. B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn. C. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo). D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật. Câu 23: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất làm thất bại âm mưu đồng hoá của phong kiến phương Bắc? A. Liên tục khởi nghĩa. B. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa. C. Truyền thống yêu nước. D. Giữ được phong tục tập quán. Câu 24: Nội dung nào dưới đây phản ánh hệ quả tiêu cực của những cuộc phát kiến địa lí? A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. B. Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ. C. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. Câu 25: Ý nào dưới đây thể hiện sự phát triển của kinh tế Đại Việt thế kỉ XVI – XVIII? A. xuất hiện hệ thống các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa B. xuất hiện các nhà buôn phương Tây C. sự hưng khởi của các đô thị. D. hình thành các bến cảng Câu 26: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là A. xưởng thủ công của lãnh chúa. B. lãnh địa phong kiến. C. thành thị trung đại. D. trang trại của quý tộc. Câu 27: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời nào? A. Thời nhà Tống Đường B. Thời Nhà Hán C. Thời nhà triệu D. Thời Nhà Hán Đường Câu 28: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành ở khu vực nào? A. Lưu vực các con sông lớn B. Núi và cao nguyên C. Bờ Bắc biển Địa Trung Hải D. Vùng đồng bằng phì nhiêu Câu 29: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Cổ là A. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công. B. thờ thần sông, thần núi. C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên. D. thờ thần mặt trời. Câu 30: Theo em trong cuộc sống hiện nay phải làm gì để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? A. Bảo tồn và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới. B. Bảo tồn nền văn hóa dân tộc. C. Tiếp thu tất cả những yếu tố văn hóa mới. D. Tiếp thu một phần những yếu tố văn hóa mới. Câu 31: Điểm giống nhau trong thể chế chính trị của nhà nước: Văn Lang Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam là A. nhà nước quân chủ sơ khai. B. nhà nước quân chủ chuyên chế. Trang 3/4 Mã đề thi 311
- C. nhà nước dân chủ cổ đại. D. nhà nước quân chủ lập hiến. Câu 32: Sự ra đời của chế độ phong kiến gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào? A. Địa chủ với nông dân lĩnh canh. B. Quý tộc với nông dân công xã. C. Quý tộc với nông dân lĩnh canh. D. Quý tộc với nô lệ. Câu 33: Quốc gia đầu tiên của người Việt Nam được hình thành trên cơ sở nền văn hoá nào? A. Văn hoá Óc Eo B. Văn hoá Phùng Nguyên C. Văn hoá Sa huỳnh D. Văn hoá Đông Sơn Câu 34: Dưới thời Lê sơ, nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yêu dưới hình thức nào? A. Cha truyền con nối B. Chọn người có công C. Tiến cử D. Giáo dục, khoa cử Câu 35: Nét đặc sắc và nổi bật nhất của Vương triều Gúpta ở Ấn Độ là A. Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao. B. định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. C. Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúpta. D. Vương triều Gúpta có 9 đời vua. Câu 36: Yếu tố tích cực nào của văn hóa Trung Hoa được truyền bá vào nước ta thời Bắc thuộc? A. Nhuộm răng đen. B. Ngôn ngữ, văn tự. C. Làm bánh chưng. D. Tôn trọng phụ nữ. Câu 37: Chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đến đỉnh cao ở triều đại nào? A. Nhà Lý. B. Nhà Đinh – Tiền Lê. C. Nhà Trần. D. Nhà Lê Sơ. Câu 38: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về tôn giáo? A. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Kitô giáo. B. Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy. C. Truyền bá Kitô giáo vào Rô ma. D. Tiếp tục đi theo các tôn giáo nguyên thủy. Câu 39: Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc trong công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước hiện nay? A. Đoàn kết nhân dân. B. Tranh thủ sự ủng hộ bên ngoài. C. Sự lãnh đạo đúng đắn. D. Chớp thời cơ thuận lợi. Câu 40: So với các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp Rôma, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông có sự khác biệt là A. thể chế dân chủ cộng hòa. B. đứng đầu nhà nước là Hoàng đế. C. đứng đầu nhà nước là Hội đồng 500. D. chế độ chuyên chế cổ đại. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 Mã đề thi 311
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 71 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 65 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 57 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 92 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
4 p | 84 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
4 p | 53 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
4 p | 80 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
4 p | 62 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
5 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
5 p | 87 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
4 p | 65 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
4 p | 74 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
4 p | 61 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
4 p | 78 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn