Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
lượt xem 2
download
Hi vọng Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2017 2018 TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU BÀI THI KHXH – MÔN THI: LỊCH SỬ 10 (Thời gian làm bài: 50 phút, đề gồm 40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 306 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào? A. Chí Linh (1424) B. Tốt Động Chúc Động (1426) C. Chi Lăng Xương Giang (1427) D. Diễn Châu (1425) Câu 2: Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? A. Xây dựng quân đội hùng mạnh. B. Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. C. Đoàn kết toàn dân tộc. D. Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Câu 3: Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ? A. Kiến trúc. B. Giáo dục. C. Tôn giáo. D. Chữ viết. Câu 4: Quân nhà Trần đã khắc hai chữ gì để thể hiện sự quyết tâm chống giặc ngoại xâm? A. Quyết thắng B. Quyết đánh C. Sát thát D. Giết giặc Câu 5: Từ năm 1527 đến năm 1592 đất nước ta diễn ra cục diện: Nam Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái đối lập nào? A. Trịnh (Nam Triều) Mạc (Bắc triều) B. Lê (Nam Triều) Mạc (Bắc triều) C. Lê (Nam triều) Trịnh (Bắc triều) D. Lê, Trịnh (Nam Triều) Mạc (Bắc triều) Câu 6: Kế sách được nhà Trần thực hiện nhuần nhuyễn trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên là A. “tiên phát chế nhân” B. “vườn không nhà trống” C. “ngụ binh ư nông”. D. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” Câu 7: Dưới thời Lý, Trần quan lại chủ yếu được tuyển chọn từ A. con em các gia đình quí tộc. B. con em các gia đình quí tộc và quan lại.. C. con cháu quan lại. D. con em nhân dân. Câu 8: Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí? A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Câu 9: Vương triều Lê Sơ được thành lập sau thắng lợi của sự kiện lịch sử nào? A. Khởi nghĩa Lam Sơn B. Kháng chiến chống Tống C. Không phải các sự kiện trên D. Kháng chiến chống Mông – Nguyên Câu 10: Cho các dữ liệu: 1.Kháng chiến chống Tống thời Lý. 2.Kháng chiến chống thời Tiền Lê. 3.Khởi nghĩa Lam Sơn. 4.Kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Trang 1/4 Mã đề thi 306
- Sắp xếp theo thời gian diễn ra các sự kiện. A. 2,1,4,3 B. 2,3,4,1 C. 3,4,1,2. D. 1,2,3,4 Câu 11: Địa danh nào sau đây không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI XVIII? A. Hải Phòng B. Thăng Long. C. Phố Hiến. D. Hội An. Câu 12: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của Vương triều Gúpta đối với lịch sử Ấn Độ ? A. Tổ chức kháng cự, không cho các tộc người ở Trung Á xâm lấn Ấn Độ. B. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. C. Du nhập văn hóa Hồi giáo, thúc đẩy sự giao thoa văn hóa Đông Tây. D. Thống nhất miền Bắc, làm chủ miền gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. Câu 13: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài? A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905. B. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939. C. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. D. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907. Câu 14: Ý nghĩa của việc dựng bia tiến sĩ thời Lê sơ là gì? A. Ghi nhớ những người đỗ đạt B. Vinh danh những người đỗ đạt và khuyến khích học tập trong nhân dân C. Vinh danh những người đỗ tiến sĩ D. Lưu truyền hậu thế Câu 15: Tên các phố phường ở kinh đô Thăng Long được đặt theo A. các sản phẩm. B. các nghề thủ công. C. các ông vua. D. các danh nhân. Câu 16: Theo em trong cuộc sống hiện nay phải làm gì để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? A. Bảo tồn và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới. B. Bảo tồn nền văn hóa dân tộc. C. Tiếp thu tất cả những yếu tố văn hóa mới. D. Tiếp thu một phần những yếu tố văn hóa mới. Câu 17: Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời Bắc thuộc là A. giữa nông dân và chính quyền đô hộ. B. giữa nhân dân và quí tộc người Việt. C. giữa nhân dân và chính quyền đô hộ. D. giữa quí tộc người Việt và chính quyền đô hộ. Câu 18: Điểm khác nhau cơ bản về kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông với các quốc gia cổ đại Hi Lạp – Rôma là A. thủ công nghiệp đóng vai trò quan trọng. B. thủ công, thương nghiệp có vai trò quan trọng. C. thương nghiệp có vai trò hàng đầu. D. sản xuất nông nghiệp là chủ đạo. Câu 19: Nước nào đi đầu trong việc hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt trời? Nhờ đâu? A. Hi Lạp. Nhờ đi biển. B. Hi Lạp. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc C. Rôma, Nhờ sản xuất thủ công nghiệp. D. Ba Tư. Nhờ khoa học kỹ thuật phát triển. Câu 20: Năm 1010 Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về A. Đông Anh B. Tống Bình C. Thăng Long D. Đại la Trang 2/4 Mã đề thi 306
- Câu 21: Những yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Ấn Độ bao gồm A. Hinđu giáo, Hồi giáo, chữ Brahmi. B. Phật giáo, Hồi giáo, chữ Phạn. C. Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Brahmi. D. Phật giáo, Hinđu giáo, chữ Phạn. Câu 22: Sau khi xâm chiếm Rô ma, người Giéc man đã thực hiện chính sách gì về chính trị? A. Đưa người Giéc man vào nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. B. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới. C. Nắm quyền chi phối trong bộ máy nhà nước mới. D. Tiến hành cải cách bộ máy nhà nước theo hướng dân chủ. Câu 23: Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền năm 938? A. mai phục. B. Lợi dụng địa hình, địa vật. C. Tấn công bất ngờ. D. Vườn không nhà trống. Câu 24: Yếu tố nào dưới đây đã tác động tới sự chuyển biến từ chế độ phong kiến phân quyền sang tập quyền ở Tây Âu? A. Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại. B. Sự ra đời của lãnh địa phong kiến. C. Sự phát triển của nền kinh tế tự cung tự cấp. D. Do các cuộc đấu tranh của nông nô. Câu 25: Điền từ đúng vào chỗ trống đề hoàn thiện đoạn dữ liệu sau Người đầu tiên khởi xướng Nho học là …. Đến thời Hán Vũ Đế … trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. … ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường A. Đổng Trọng Thư; Nho gia; Phật giáo. B. Khổng Tử; Nho Giáo; Đạo giáo. C. Lão Tử; Nho giáo, Phật giáo. D. Khổng Tử; Nho giáo; Phật giáo. Câu 26: Điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và văn hóa Lào là A. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc. B. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma. C. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma. D. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Câu 27: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của nước ta là A. Âu Lac. B. Văn Lang. C. Văn Lang, Âu Lạc. D. Lạc Việt. Câu 28: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì? A. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng B. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng C. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác D. Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ của chúng Câu 29: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt Cổ là A. thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công. B. thờ thần sông, thần núi. C. sùng bái các hiện tượng tự nhiên. D. thờ thần mặt trời. Câu 30: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là A. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá. B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ. C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp. D. lấy công thương nghiệp làm chính. Trang 3/4 Mã đề thi 306
- Câu 31: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ V IV TCN. B. Thiên niên kỉ IV III TCN. C. Thiên niên kỉ IV – III. D. Thiên niên kỉ III IV TCN. Câu 32: Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của Vương triều Gúpta đối với lịch sử Ấn Độ ? A. Du nhập văn hóa Hồi giáo, thúc đẩy sự giao thoa văn hóa Đông Tây. B. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ. C. Thống nhất miền Bắc, làm chủ miền gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ. D. Tổ chức kháng cự, không cho các tộc người ở Trung Á xâm lấn Ấn Độ. Câu 33: Quá trình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình A. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn. B. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô. C. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ. D. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ. Câu 34: Đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là A. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh B. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. C. ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. D. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. Câu 35: Dưới thời Bắc thuộc, yếu tố nào dưới đây không thuộc văn hóa truyền thống nước ta là? A. Ăn trầu. B. Tôn trọng phụ nữ. C. Nhuộm răng đen. D. Trọng nam khinh nữ. Câu 36: Mầm mống của quan hê sa ̣ ̉n xuất tư ban chu nghia đa xuât hiên ̉ ̉ ̃ ̃ ́ ̣ ở Trung Quôc vao ́ ̀ A. đầu thê ki ́ ̉ XI dươi triêu nha Tông. ́ ̀ ̀ ́ B. đầu thê ki ́ ̉ XVIII dươi triêu nha Thanh. ́ ̀ ̀ C. đầu thê ki ́ ̉ XVI dươi triêu nha Minh. ́ ̀ ̀ D. đầu thê ki ́ ̉ VIII dưới triêu nha Đ ̀ ̀ ường. Câu 37: Sự kiện nào trên thế giới đã tác động đến ngoại thương của nước ta trong thế kỉ XVI XVIII. A. đóng được tàu vượt đại dương B. vẽ được hải đồ C. cách mạng tư sản D. phát kiến địa lí Câu 38: Điểm tương đồng của cư dân: Văn Lang Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam về văn hóa A. Thích ca múa hát, lễ hội. B. Tục hỏa táng người chết. C. Sùng tín đạo Hin đu. D. Tục nhuộm răng, ăn trầu. Câu 39: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch? A. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp B. Đó là một con sông lớn C. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch D. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh Câu 40: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập rất giỏi về hình học? A. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. B. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua. C. Do nhu cầu đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kiến trúc. D. Phải tính toán trong quá trình xây dựng các công trình kiến trúc. HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 Mã đề thi 306
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
5 p | 46 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
5 p | 70 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
5 p | 65 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
5 p | 57 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
5 p | 91 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
4 p | 82 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
4 p | 53 | 2
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
5 p | 42 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
5 p | 86 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
5 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2017-2018 môn Địa lí lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 50 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
4 p | 65 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
5 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
4 p | 62 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
4 p | 74 | 1
-
Đề thi KSCL lần 3 năm 2018 môn Lịch sử lớp 10 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
4 p | 76 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn