Đề thi KSCL lần 4 môn GDCD lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
lượt xem 7
download
Vận dụng kiến thức và kĩ năng các bạn đã được học để thử sức với Đề thi KSCL lần 4 môn GDCD lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104 này nhé. Thông qua đề kiểm tra giúp các bạn ôn tập và nắm vững kiến thức môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 4 môn GDCD lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
- SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 2018 Môn: GDCD 10 MÃ ĐỀ: 104 Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng là sự A. đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. đối kháng giữa các mặt đối lập. C. liên hệ giữa các mặt đối lập. D. thống nhất giữa các mặt đối lập. Câu 82: Tự hoàn thiện bản thân là một phẩm chất quan trọng của người thanh niên trong xã hội hiện đại, giúp cho mỗi cá nhân A. Ngày một phát triển tốt hơn. B. Ngày một khôn lớn hơn. C. Có cuộc sống tốt đẹp. D. Ngày một văn minh tiến bộ. Câu 83: Thông qua các thao tác của tư duy để tìm ra bản chất, qui luật của sự vật hiện tượng là A. nhận thức bên trong sự vật. B. nhận thức bên ngoài sự vật. C. nhận thức lí tính. D. nhận thức cảm tính. Câu 84: Là một người thợ sửa chữa đồ điện ở xã nhà, không có bất cứ bằng cấp nào về cơ khí, nhưng do chịu khó mày mò tìm hiểu từ những thứ đồ cũ nên bác T đã chế tạo ra nhiều loại máy móc phục vụ thiết thực cho hoạt động nông nghiệp. Câu chuyện về bác T là minh chứng cho vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức? A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. B. Thực tiễn là động lực của nhận thức. C. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. D. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Câu 85: Vận động là mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật, hiện tượng trong A. Giới tự nhiên và đời sống xã hội. B. Đời sống xã hội và tư duy. C. Giới tự nhiên và tư duy. D. Thế giới khách quan và xã hội. Câu 86: Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của gia đình? A. Làm cho gia đình có kinh tế khá hơn. B. Là nền tảng hạnh phúc gia đình. C. Làm cho mọi người gần gũi nhau. D. Là cơ sở cho sự phát triển của cá nhân. Câu 87: Cho rằng vì vợ không sinh được con trai để nối dõi, anh A thường xuyên uống rượu, đánh đuổi vợ. Mặc dù vậy chị H vẫn cố gắng thuyết phục, động viên, mong muốn chồng hiểu và cùng chị nuôi dạy con cái, tiếp tục xây dựng gia đình hạnh phúc. Việc làm đó của chị H đã thể hiện A. sự sẻ chia và hiểu về bổn phận làm vợ. B. tình yêu thương chăm sóc gia đình. C. sự thông cảm với tâm trạng của chồng. D. sự cam chịu để xây dựng gia đình. Câu 88: Để tạo ra sự biến đổi về chất trong học tập và rèn luyện, em chọn phương án nào dưới đây? A. Sử dụng “phao” trong thi học kì. B. Cái dễ không cần học vì có thể tự hiểu được. C. Kiên trì học tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. D. Chép bài của những bạn học giỏi trong giờ kiểm tra. Câu 89: Thời khóa biểu của H trong hai tháng hè: ôn lại toàn bộ kiến thức môn toán, lí, hóa – (các môn học chưa tốt). Học thêm tiếng Anh, về quê 1 tuần, và học để biết bơi…Thời khóa biểu đó cho thấy bạn H đang A. tìm ra những điểm yếu của bản thân. B. lập kế hoạch để hoàn thiện bản thân. C. tìm những biện pháp để thực hiện mục tiêu. D. tự nhận thức về bản thân. Câu 90: Xét theo quy luật sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thì kỳ thi tuyển sinh vào 10 được coi là A. giới hạn. B. độ và giới hạn. C. độ. D. điểm nút. Trang 1/4 Mã đề thi 104
- Câu 91: Sự gia tăng dân số quá nhanh trong một thời gian ngắn được gọi là A. bùng phát dân số. B. tăng trưởng dân số. C. sự bùng nổ dân số. D. gia tăng dân số. Câu 92: Tình yêu không chỉ điều chỉnh hành vi của con người mà còn làm bộc lộ nhiều phẩm chất A. cao quý của con người. B. Cá tính của con người. C. Đạo đức của xã hội. D. Đạo đức của cá nhân. Câu 93: Cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào, dân tộc là nội dung biểu hiện nào dưới đây của lòng yêu nước? A. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. B. Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. C. Tình yêu thương đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc. D. Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm. Câu 94: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là? A. Nhân phẩm. B. Hạnh phúc. C. Danh dự. D. Tự trọng. Câu 95: Từ việc quan sát loài chim trong tự nhiên con người đã sáng chế ra được máy bay. Ví dụ trên thể hiện quan điểm gì? A. Ý thức quyết định vật chất. B. Con người không thể nhận thức và cải tạo thế giới. C. Vật chất là cái có trước. D. Ý thức có trước vật chất. Câu 96: Hành vi nào dưới đây thể hiện người không có lương tâm? A. Đến ở nhà bạn khi chưa được mời. B. Mẹ mắng con khi bị điểm kém. C. Xả rác không đúng nơi quy định. D. Bán thực phẩm độc hại cho người tiêu dùng. Câu 97: Kết thúc học kì 1, điểm trung bình các môn của A chỉ được 7,9. Như vậy là chỉ thiếu chút nữa thôi A sẽ trở thành học sinh giỏi. Một số bạn xui A nên đến xin cô, vì cô là giáo viên chủ nhiệm lại rất quý A nên cô sẽ cho nâng điểm. Nếu là A em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Kì II sẽ quay cóp để được điểm cao. B. Tự rút kinh nghiệm và sẽ cố gắng ở học kì sau. C. Mặc kệ vì sức mình chỉ được có thế. D. Nghe lời bạn đến xin điểm cô để được giỏi. Câu 98: M vừa học xong THPT, em muốn học tiếp ĐH nhưng vì gia đình khó khăn nên nghe theo môi giới hôn nhân, bố mẹ ép M phải lấy chồng Hàn Quốc để đỡ đần kinh tế cho gia đình. Việc làm của bố mẹ M đã vi phạm quy định nào trong chế độ hôn nhân ở nước ta? A. Tự nguyện, tiến bộ. B. Một vợ, một chồng. C. Cần tư vấn của cha mẹ. D. Phải đảm bảo về mặt pháp lí. Câu 99: Con người là chủ thể của lịch sử cho nên sự phát triển của xã hội phải vì con người. Điều này khẳng định. A. Con người là chủ thể của sự phát triển xã hội. B. Con người là động lực của sự phát triển xã hội. C. Con người là cơ sở của sự phát triển xã hội. D. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Câu 100: Hoa nở thì nụ biến mất, quả xuất hiện thì hoa biến mất. Đó là biểu hiện của hiện tượng nào sau đây? A. Phủ định sạch trơn. B. Phủ định hoàn toàn. C. Phủ định siêu hình. D. Phủ định biện chứng. Câu 101: Động lực khiến con người tiến hành các cuộc cách mạng xã hội là vì A. lực lượng sản xuất đã quá cũ kĩ. B. nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trang 2/4 Mã đề thi 104
- C. quan hệ sản xuất không còn phù hợp. D. con người muốn thể hiện vai trò là chủ thể lịch sử. Câu 102: Trong tập thể 10D3, 2 bạn C và B có tính cách trái ngược nhau nên thường xuyên cãi cọ, thậm chí có lúc đánh nhau. Trường hợp của hai bạn là biểu hiện của A. mâu thuẫn thông thường. B. hai mặt đối lập. C. đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. mâu thuẫn triết học. Câu 103: Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào dưới đây? A. Tự giác, tự lực, tự chủ. B. Tự nguyện, bình đẳng. C. Cần cù, sáng tạo. D. Nhiệt tình, chân thành. Câu 104: Gần đến ngày thi hết học kì I rồi mà H vẫn mải mê chơi điện tử không chịu học bài. Thấy vậy B khuyên H nên tập trung ôn thi, nhưng H cho rằng không nhất thiết phải học giỏi mới thi đỗ, thi cử phần lớn là do vận may quyết định. Suy nghĩ của H thuộc thế giới quan nào? A. Duy tâm. B. Biện chứng duy tâm. C. Duy vật siêu hình. D. Duy vật. Câu 105: Trên đường đi học em thấy một người bị tai nạn giao thông cần đưa đi cấp cứu. Là người chứng kiến, em sẽ hành động như thế nào cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức? A. Cứ đi học vì mình không liên quan. B. Dừng lại giúp đỡ dù muộn học. C. Đứng chụp ảnh đăng lên Facebook. D. Mặc kệ không giúp đỡ để kịp đi học. Câu 106: Tự nhận thức đúng về bản thân không phải là điều dễ dàng, mà cần phải qua A. Học tập. B. Lao động. C. Rèn luyện. D. Thực hành. Câu 107: Các nhà khoa học đã tìm ra loại vắc xin phòng chống dịch cúm do vi rút H5N1 gây ra, nhưng sau một số năm vi rút H5N1 biến đổi sang chủng mới là H7N9.Vì vậy vắc xin cũ không còn phù hợp nên các nhà khoa học lại phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại vắc xin mới… Thực tế trên phù hợp với nhận định nào sau đây? A. Thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu mới cho nhận thức. B. Nhận thức của con người có thể đúng đắn, hoặc sai lầm. C. Nhận thức giúp con người cải tạo hiện thực khách quan. D. Thực tiễn giúp các giác quan của con người ngày càng hoàn thiện. Câu 108: A là kĩ sư xây dựng nhưng không bao giờ tham gia các hoạt động của phường. Nếu là hàng xóm, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp để khuyên A? A. Lờ đi vì không liên quan đến mình. B. Nói xấu A với hàng xóm. C. Động viên, cổ vũ A tham gia các hoạt động của phường. D. Rủ nhiều người đến bắt A phải tham gia. Câu 109: Bạn Mai là một học sinh có nhận thức chậm hơn nhiều bạn cùng lớp. Tuy nhiên bạn vẫn luôn chăm chỉ học tập vì bạn luôn khắc ghi quan niệm của ông cha “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Theo em quan niệm của bạn Mai là A. thế giới quan duy vật. B. phương pháp luận biện chứng. C. thế giới quan duy tâm. D. phương pháp luận siêu hình. Câu 110: Cộng đồng là môi trường xã hội để con người thực hiện sự A. cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau. B. gắn bó, chia sẻ với nhau. C. liên kết, hợp tác với nhau. D. hòa nhập, phát triển cùng nhau. Câu 111: Trên facebook có 1 đoạn video xuyên tạc về chính quyền, B đã chia sẻ đoạn video đó với nhiều người. Nếu là bạn của B, em sẽ sử xự như thế nào? A. Chia sẻ đoạn video trên để nhiều người biết hơn. B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình. C. Tố cáo việc làm trên của B với công an. D. Khuyên B nên thận trọng khi chia sẻ thông tin trên facebook. Trang 3/4 Mã đề thi 104
- Câu 112: Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của A. Chủ nghĩa thực dân. B. Chủ nghĩa xã hội. C. Chủ nghĩa tư bản. D. Chủ nghĩa không tưởng. Câu 113: Trong dịp trường H tổ chức đi tham quan ở Tam Đảo, sau khi ăn trưa, một nhóm học sinh lớp 10A1 đã gói thức ăn vào túi ni lông rồi thả xuống suối. Hành vi này của các bạn lớp 10A1 không thể hiện trách nhiệm nào của công dân – học sinh? A. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. B. Bảo vệ an toàn sông, suối. C. Bảo vệ nơi du lịch. D. Bảo vệ môi trường. Câu 114: Mục đích cuối cùng của nhận thức là nhằm cải tạo hiện thực khách quan đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của con người thuộc vai trò nào dưới đây của nhận thức? A. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. B. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. C. Thực tiễn là động lực của nhận thức. D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí. Câu 115: Theo em, để một tập thể phát triển, biện pháp giải quyết mâu thuẫn nào dưới đây là hiệu quả nhất? A. Triệt tiêu mâu thuẫn. B. Dĩ hòa vi quý. C. Xóa bỏ mâu thuẫn. D. Phê bình và tự phê bình. Câu 116: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của A. Thuyết nhị nguyên luận. B. Thế giới quan duy vật. C. Thế giới quan duy tâm. D. Thuyết bất khả tri. Câu 117: Con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo A. Đường cong. B. Đường gấp khúc. C. Đường thẳng. D. Đường xoáy trôn lốc. Câu 118: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây? A. Xã hội. B. Cơ học. C. Vật lí. D. Hóa học. Câu 119: Theo em vận động nào sau đây được coi là sự phát triển? A. Hành động chặt phá rừng của con người. B. Nước đun sôi bốc hơi sau đó ngưng tụ trở thành nước. C. Con người chế tạo ra máy dệt thay cho khung cửi. D. Thanh sắt để lâu ngoài trời bị han rỉ. Câu 120: Vấn đề cơ bản của Triết học là : A. Quan hệ giữa vật chất và vận động. B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức. C. Quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình. D. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. HẾT Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 4/4 Mã đề thi 104
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202
4 p | 160 | 22
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 103
4 p | 201 | 15
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 206
4 p | 63 | 4
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 102
4 p | 67 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204
5 p | 54 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 108
4 p | 47 | 2
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107
4 p | 56 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 105
4 p | 58 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 301
4 p | 30 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 101
4 p | 72 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 308
4 p | 60 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 304
4 p | 68 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302
5 p | 76 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106
4 p | 45 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 104
4 p | 67 | 1
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 205
4 p | 45 | 0
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 207
4 p | 63 | 0
-
Đề thi KSCL lần 4 môn Vật lí lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 307
4 p | 40 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn