intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 4 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề thi KSCL lần 4 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107 sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 4 môn Sinh học lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 107

  1. SỞ GD&DT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN IIII TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: SINH ­ 10 MàĐỀ: 107 Thời gian làm bài: 50 phút  (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Một cấp độ tổ chức sống không có đặc điểm nào sau đây? 1. Là hệ thống mở. 2. Tương tác với môi trường sống.  3. Cấu trúc phù hợp với chức năng. 4. Tự điều chỉnh. 5. Không thay đổi. 6. Hoạt động độc lập với xung quanh. A. 5, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 4, 5, 6. D. 1, 2, 5. Câu 82: Điều nào sau đây đúng khi nói về bào quan ti thể? 1. Có chứa ADN. 2. Có màng kép, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong có nhiều nếp gấp. 3. Trên nếp gấp chứa nhiều loại enzim hô hấp. 4. Tuỳ loại tế bào số lượng ti thể có thể lên đến hàng nghìn. A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 2, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 83: Hình bên dưới cung cấp thông tin về một tế bào cà rốt: Một tế  bào cà rốt chứa 18 nhiễm sắc thể. Sơ đồ  nào sau đây minh họa đúng số  lượng nhiễm   sắc thể trong các tế bào mới được tạo ra bởi nguyên phân? A. C B. A C. B D. D Câu 84: Phân tử  ADN gồm 3000 Nuclêôtit có số  Nuclêôtit T chiếm 20%. Số  Nuclêôtit mỗi loại   trong phân tử ADN này là: A. A=T=G=X=750 B. A=T=900; G=X=600 C. A=T=600; G=X=900 D. A=T=G=X=1500 Câu   85:  Nguyên   phân   là   hình   thức   phân   chia   tế   bào   không   xảy   ra   ở   loại   tế   bào   nào   sau đây ? A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào nấm C. Tế bào động vật D. Tế bào thực vật Câu 86: Giai đoạn  nào sau  đây  xảy ra  sự liên kết giữa các  thụ thể  của .  Virut  với thụ thể của   tế bào  chủ ? A. Giai đoạn xâm nhập B. Giai đoạn  sinh tổng hợp                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 107
  2. C. Giai đoạn hấp phụ D. Giai đoạn  phóng  thích Câu 87: Cho những bệnh sau: 1. Bệnh lậu; 2. Bệnh tả; 3. Bệnh lao; 4. Bệnh uốn ván; 5. Bệnh tiêu   chảy; 6. Bệnh bại liệt; 7. Bệnh dại.  Trong những bệnh trên, bệnh nào do vi khuẩn gây ra? A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 5, 6, 7. D. 2, 3, 7. Câu 88: Một vi khuẩn có thời gian thế hệ là 25 phút, từ một tế bào ban đầu, sau 10 tiếng, lượng   vi khuẩn tạo ra sẽ là bao nhiêu? Biết các điều kiện môi trường thỏa mãn cho sự  sinh trưởng liên   tục của vi khuẩn đó. A. 26 B. 248 C. 212 D. 224 Câu 89: Hình thức  sống  của vi rut là : A. Sống  kí  sinh  bắt buộc B. Sống hoại sinh C. Sống  kí  sinh  không bắt buộc D. Sống cộng sinh Câu 90: Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào gồm: 1. Chu trình Crep. 2. Chuỗi truyền electron hô hấp. 3. Đường phân. Trình tự các giai đoạn trên trong quá trình hô hấp là A. 1 2 3. B. 2 3 1. C. 3 1 2. D. 3  2 1. Câu 91: Nội dung nào sau đây là Sai khi nói về vi sinh vật? A. VSV là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được. B. VSV rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp. C. VSV là tập hợp các SV thuộc nhiều giới có những đặc điểm chung nhất định. D. Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực. Câu 92: Cho 4 loại môi trường có nồng độ chất tan sau đây: 1. Dung dịch NaCl  9‰. 2. Dung dịch NaCl  7‰. 3. Dung dịch NaCl  12‰. 4. Nước cất. Biết nồng độ  huyết tương chứa tế  bào hồng cầu  ở  người là 9‰. Khi truyền dịch cho bệnh   nhân bị mất nước, người ta sử dụng dung dịch của môi trường nào? A. 4. B. 1 hoặc 4. C. 1 hoặc 2 hoặc 3. D. 1. Câu 93: Nội dung nào sau đây đúng? 1. Khi nồng độ cơ chất tăng và trung tâm hoạt động của enzim chưa được bão hoà thì hoạt tính   của enzim được tăng lên. 2. Khi trung tâm hoạt động của enzim được bão hoà bởi nồng độ  cơ  chất, thì hoạt tính của   enzim sẽ bắt đầu bão hoà rồi giảm xuống. 3. Với một lượng cơ chất xác định, hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nồng độ enzim. 4. Nồng độ cơ chất càng tăng, hoạt tính của enzim càng mạnh và không có giới hạn. A. 1, 2, 3, 4. B. 2, 3. C. 1, 2, 3. D. 1, 2. Câu 94: Đơn  vị đo kích thước của  vi khuẩn  là : A. Nanômet(nm) B. Milimet(nm) C. Micrômet(nm) D. Cả 3 đơn vị  trên Câu 95: Lần  đầu tiên virút được phát hiện  trên A. Cây dâu tây B. Cây thuốc lá C. Cây cà  chua D. Cây đậu  Hà Lan Câu 96: Thực phẩm nào là sản phẩm của quá trình lên men lactic: A. Rượu bia. B. Nước mắm. C. Dưa muối. D. Tương. Câu 97: Các tính chất đặc biệt của nước là do các phân tử nước A. có tính phân cực. B. có xu hướng liên kết với nhau. C. dễ tách khỏi nhau. D. rất nhỏ. Câu 98: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG về quá trình lên men?                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 107
  3. A. Lên men tạo ít năng lượng hơn so với hô hấp hiếu khí. B. Lên men không bao gồm quá trình đường phân. C. Quá trình lên men không có sự tham gia của oxy phân tử. D. Lên men là một hình thức hô hấp kị khí. Câu 99: Nội dung nào sau đây sai? 1. Nhờ có ADN và ribôxôm riêng nên lục lạp tự tổng hợp các protein cần thiết cho mình. 2. Lục lạp tự sinh sản được nhờ phân chia. 3. Ở giới nấm, lục lạp lớn hơn so với lục lạp của giới thực vật. 4. Theo quan điểm hiện đại, ti thể và lục lạp đều có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí. 5. Cây xương rồng không chứa lục lạp vì lá biến thành gai. A. 3, 5. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2,3,5. Câu 100: Enzim  Prôtêaza có tác dụng xúc tác quá  trình nào sau đây ? A. Phân giải lipit thành axit  béo  và glixêin. B. Phân  giải  đường  đi saccarit thành  mônôsaccarit. C. Phân giải prôtêin D. Phân giải đường lactôzơ Câu 101: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về tế bào? (1)  Glicôprôtêin trên màng sinh chất giúp các tế bào nhận ra nhau.  (2) Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân. (3)  Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.      (4)  Lưới nội chất, riboxom, bộ máy Gôngi là hệ thống nội màng trong tế bào nhân thực. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 102: Oxi được giải phóng ở quá trình quang hợp trong giai đoạn A. pha tối nhờ quá trình phân li CO2. B. pha sáng nhờ quá trình phân li CO2. C. pha sáng nhờ quá trình phân li nước. D. pha tối nhờ quá trình phân li nước. Câu 103: Hình thức vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có các đặc điểm nào? 1. Theo cơ  chế khuếch tán và thẩm thấu. 2. Cần cung cấp năng lượng. 3. Phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ. 4. Chất tan đi từ môi trường ưu trương sang nhược trương còn nước thì ngược lại A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 3, 4. D. 1, 3. Câu 104: "Khi các vi sinh vật bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi  ............ do ...............". Lựa chọn đúng để điền vào chỗ trống trong câu này là gì? A. Hồng cầu ­ chênh lệch áp suất thẩm thấu làm tan bào. B. Các tế bào bạch cầu ­ cơ chế thực bào. C. Tế bào lông ruột ­ bị các enzyme tiêu hóa phân giải. D. Các tế bào thận ­ lọc nước tiểu. Câu 105: Cacbon là nguyên tố hoá học đăc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các   đại phân tử hữu cơ vì cacbon A. chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ thể sống. B. có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử (cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với  nguyên tử khác). C. là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống. D. Vì cacbon là nguyên tố đa lượng.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 107
  4. Câu 106:  Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số  lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong  tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là A. 5 B. 8. C. 6 D. 7 Câu 107: Ba bệnh sốt nguy hiểm có ở  Việt Nam đều do tác nhân truyền bệnh là muỗi đó là sốt  rét, sốt xuất huyết và sốt viễn não Nhật Bản. Ba bệnh trên có gì khác nhau ở điểm gì? A. Thời gian bị bệnh trong năm. B. Giai đoạn tuổi bị mắc bệnh. C. Triệu chứng biểu hiện bệnh. D. Tác nhân gây bệnh. Câu 108: Kiểu dinh dưỡng của nấm men rượu là gì? A. Quang tự dưỡng. B. Hóa tự dưỡng. C. Quang dị dưỡng. D. Hóa dị dưỡng. Câu 109: Nuclêôcaxit là tên gọi dùng để chỉ : A. Các vỏ capxit của vi  rút B. Bộ  gen  chứa ARN của vi  rút C. Bộ gen  chứa ADN của vi  rút D. Phức  hợp gồm  vỏ capxit và axit nucleic Câu 110: Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là A. đường đôi. B. tinh bột. C. xenlulôzơ. D. cacbohyđrat. Câu 111: Có các nhóm vi sinh vật sau: (1) VK lam; (2) VK Nitrat hóa; (3) VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía; (4) ĐV  nguyên sinh; (5) Tảo đơn bào. Những VSV thuộc kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng là: A. 1, 5 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Câu 112: Trong tế bào, protein được tổng hợp ở A. bộ máy gôngi. B. riboxom. C. ti thể. D. nhân tế bào. Câu 113: Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19  NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở A. kì trước II của giảm phân. B. kì trước của nguyên phân, C. kì trước I của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân. Câu 114: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ A. sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. khả năng tiến hoá thích nghi với môi trường sống. C. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi. D. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật. Câu 115: Tính đa dạng của prôtêin do các yếu tố nào sau đây quyết định? 1. Cấu trúc không gian. 2. Trình tự sặp xếp axit amin. 3. Liên kết hoá học. 4. Thành phần axit amin, số lượng axit amin. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 2. D. 2, 4. Câu 116: Phagơ là dạng virut sống kí sinh  ở: A. Động vật B. Người C. Thực vật D. Vi  sinh vật Câu 117: Nếu một mạch AND có trình tự các nuclêotit là …3’ATTTGX5’…, thì trình tự của mạch  bổ sung sẽ là A. …3’TAAAXG5’… B. …3’TUUUXG5’… C. …5’TUUUXG3’… D. …5’TAAAXG3’… Câu 118: Yếu tố  nào sau đây  không  có trong thành phần  của phân  tử ATP? A. Bazơnitric B. Đường C. Nhóm  photphat D. Prôtêin                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 107
  5. Câu 119: Dinh dưỡng  ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn cacbon là chất hữu   cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì? A. Hoá dị dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hoá tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 120: Loại tế bào cho phép nghiên cứu lizôxôm 1 cách dễ dàng nhất là A. tế bào lá của thực vật. B. tế bào thần kinh. C. tế bào bạch cầu có khả năng thực bào. D. tế bào cơ. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0