TRƯỜNG THPT LÊ XOAY<br />
<br />
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN II<br />
Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12<br />
Thời gian làm bài: 50 phút;<br />
(40 câu trắc nghiệm)<br />
Mã đề thi<br />
357<br />
<br />
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)<br />
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................<br />
Câu 1: Đ 12 tuổi ngồi sau xe máy của bố nhưng không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này,<br />
<br />
theo em Đ:<br />
A. có vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm hành chính.<br />
B. không vi phạm pháp luật vì K chỉ ngồi sau không lái xe.<br />
C. có phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lí.<br />
D. không vi phạm pháp luật nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí.<br />
Câu 2: Quy luật giá trị yêu cầu trong lưu thông hàng hóa, giá cả hàng hóa bao giờ cũng vận động<br />
xoay quanh trục<br />
A. giá trị hàng hóa.<br />
B. giá trị sử dụng.<br />
C. giá cả hàng hóa.<br />
D. giá trị trao đổi<br />
Câu 3: Ông Q là trưởng dòng họ lớn tại xã T. Trước đợt bầu cử Hội đồng nhân dân xã sắp diễn ra,<br />
ông yêu cầu tất cả con cháu trong dòng tộc phải bầu cho anh G –là cháu nội ông Q (Anh G đồng<br />
tình với ý kiến của ông Q). Thấy vậy, anh V phản đối vì cho rằng anh G không xứng đáng, anh V<br />
đăng lên mạng xã hội vu khống anh G vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Trong tình<br />
huống trên, những ai là người vi phạm pháp luật và vi phạm luật gì?<br />
A. Q và G/ Q và G vi phạm luật bầu cử, ứng cử của công dân.<br />
B. Q, G và V / Q và V vi phạm luật ứng cử, G vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân<br />
phẩm và danh dự của công dân.<br />
C. Q, V và G /Q và G vi phạm luật bầu cử và ứng cử, anh V vi phạm quyền được pháp luật bảo<br />
hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân.<br />
D. Q và V / Q vi phạm luật bầu cử, ứng cử. Anh V vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về<br />
nhân phẩm, danh dự của công dân.<br />
Câu 4: Ông O là giám đốc công ty ZX, vừa qua đã kí hợp đồng lao động 1 năm với S và U, mức<br />
lương khởi điểm 3,5triệu đồng một tháng, lương sẽ được trả vào ngày 20 hàng tháng. Mỗi tháng<br />
được nghỉ hai ngày chủ nhật. Làm việc chưa hết 1 tháng S đã thấy không phù hợp nên rủ U nghỉ<br />
làm nhưng U không đồng ý còn S tự ý bỏ việc luôn. U tiếp tục làm việc hết gần 3 tháng nhưng<br />
không nhận được tiền lương. U nhiều lần lên hỏi, ông O đều hứa hẹn là sẽ giải quyết ngay nhưng<br />
chờ mãi vẫn chưa có lương. G là bạn U khuyên U nên viết đơn khiếu nại và bỏ việc nhưng U nói<br />
chỉ viết đơn khiếu nại chứ không nghỉ việc. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm pháp luật và vi<br />
phạm quyền nào?<br />
A. S và U/ vi phạm quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.<br />
B. S và G/ vi phạm quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.<br />
C. Ông O và G/ vi phạm bình đẳng giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.<br />
D. Ông O và S/ vi phạm quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.<br />
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng khi tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp?<br />
A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội<br />
phạm rất nghiêm trọng.<br />
B. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc<br />
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.<br />
C. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm ít<br />
nghiêm trọng.<br />
Trang 1/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
D. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đã thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm<br />
đặc biệt nghiêm trọng.<br />
Câu 6: Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, là<br />
A. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.<br />
B. nguyên tắc để chống diễn biến hòa bình.<br />
C. nền tảng để đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.<br />
D. động lực của chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.<br />
Câu 7: Trong đợt kiểm tra thị trường đầu năm 2019, Công an huyện T phát hiện cửa hàng của ông<br />
S kinh doanh một số hàng hóa gồm nước hoa, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, mỹ phẩm các loại<br />
được gắn nhãn mác của một hãng mỹ phẩm lớn của nước ngoài. Số hàng hóa đó không có hóa<br />
đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng hóa có giá trị là 32 triệu đồng.<br />
Hành vi vi phạm kinh doanh thương mại của ông S phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?<br />
A. Dân sự.<br />
B. Kỷ luật.<br />
C. Hình sự.<br />
D. Hành chính.<br />
Câu 8: Người nào sau đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật<br />
khiếu nại, tố cáo?<br />
A. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Chủ tịch ủy ban nhân dân Tỉnh.<br />
B. Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.<br />
C. Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi<br />
hành chính bị khiếu nại.<br />
D. Chánh Thanh tra các cấp, Tổng Thanh tra chính phủ, Thủ tướng chính phủ.<br />
Câu 9: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ<br />
vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện<br />
A. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.<br />
B. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của cá nhân, tổ chức.<br />
C. các quyền và trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức.<br />
D. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của cá nhân, tổ chức .<br />
Câu 10: Pháp luật nước ta quy định trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì người<br />
sử dụng lao động<br />
A. không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do<br />
kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.<br />
B. được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn,<br />
có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.<br />
C. chỉ được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do<br />
đang nuôi con dưới 12.<br />
D. chỉ được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết<br />
hôn và có thai.<br />
Câu 11: Nhận định nào dưới đây không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh của<br />
công dân?<br />
A. Mọi công dân đều có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo điều kiện của mình.<br />
B. Bảo vệ mọi quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp.<br />
C. Kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.<br />
D. Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.<br />
Câu 12: Bà X bán gà ở chợ, chiều ngày 30 Tết, khách đông bà không kịp giao hàng nên gọi cho<br />
con gái là L đi giao gà cho một người khách là anh V. L vui vẻ đi giao hàng giúp mẹ. Khi L đến<br />
nhà V, thấy L xinh xắn nên V buông lời chọc ghẹo và sàm sỡ. L tức giận và phản kháng thì bị V<br />
khống chế, trói tay chân, bịt mồm của L rồi nhốt vào nhà kho cả đêm. Ngày hôm sau, hai bạn của<br />
V là R và K đến chơi, cả V, R, K bàn với nhau đưa L đi chỗ khác giấu rồi lấy xe máy và điện<br />
thoại của L đi bán lấy tiền tiêu. R còn gọi điện thoại cho H đến để tham gia nhưng H từ chối. R<br />
lại gọi cho O nhưng điện thoại không liên lạc được. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả<br />
xâm phạm thân thể của công dân?<br />
Trang 2/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
A. V, R và K.<br />
B. O, V, R và X.<br />
C. H, R và K.<br />
D. H, O và R.<br />
Câu 13: Vào dịp cuối năm, giá xe ô tô giảm mạnh thấy vậy anh K đã vội bán một ô đất có giá trị -<br />
<br />
là tài sản của gia đình để mua xe ô tô mà không có sự bàn bạc với chị V- vợ của anh K. Khi biết<br />
được sự việc trên, chị V rất bức xúc nói anh K đã coi thường vợ khi tự ý quyết định như vậy,<br />
mình là vợ nhưng không có chút quyền gì hết. Thấy vợ nói vậy, anh K lại cho rằng vợ không hiểu<br />
mình, anh mua xe là để cả nhà đi chứ có mang đi đâu đâu, tài sản của gia đình ai quyết định thế<br />
nào chả được cần gì phải bàn bạc phức tạp, mất thời gian!<br />
Theo em, chị V nên lựa chọn cách làm nào sau đây để anh K hiểu ra vấn đề và tránh xẩy ra<br />
những việc tương tự như vậy trong cuộc sống gia đình sau này?<br />
A. Im lặng chấp nhận vì có nói gì chồng cũng không chịu hiểu mà lại luôn cho mình là đúng, là<br />
người có quyền nhất trong gia đình thích mua ô tô thì cứ mua.<br />
B. Tìm tài liệu về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình yêu cầu chồng đọc, tìm hiểu rồi<br />
buộc chồng không được mua ô tô nếu không có sự đồng ý của mình.<br />
C. Tìm cơ hội thuận lợi cùng chồng tìm hiểu về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia<br />
đình, nhắc chồng cần có sự bàn bạc với vợ trước các công việc của gia đình.<br />
D. Bức xúc trước quyết định của chồng, chị V mắng chồng một trận, yêu cầu chồng không mua<br />
ô tô nếu không sẽ cho con về nhà ngoại ở.<br />
Câu 14: Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt với các quy phạm xã hội khác?<br />
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.<br />
B. Tính thống nhất về nội dung.<br />
C. Xác định chặt chẽ về hình thức.<br />
D. Tính quy phạm phổ biến.<br />
Câu 15: Hết thời gian nghỉ sinh con, chị H đến công ty TNHH X để làm việc thì nhận được quyết<br />
định cho thôi việc. Không đồng tình với quyết định của công ty X, Chị H đã gửi đơn khiếu nại và<br />
giám đốc công ty X đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Vậy việc làm của giám đốc<br />
công ty X thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?<br />
A. Thi hành pháp luật.<br />
B. Áp dụng pháp luật.<br />
C. Sử dụng pháp luật.<br />
D. Tuân thủ pháp luật.<br />
Câu 16: Ph là học sinh lớp 12, học kỳ I trong năm học 2018- 2019, em đã tham gia cuộc thi<br />
nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đạt được giải thưởng cao. Học sinh Ph đã thực hiện quyền nào<br />
sau đây?<br />
A. Quyền sở hữu.<br />
B. Quyền học tập.<br />
C. Quyền sáng tạo.<br />
D. Quyền được phát triển.<br />
Câu 17: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?<br />
A. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân.<br />
B. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.<br />
C. Quyền cơ bản của con người và quyền của công dân.<br />
D. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.<br />
Câu 18: Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là công dân được hưởng quyền và có<br />
nghĩa vụ<br />
A. giống nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
B. bằng nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
C. như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
D. ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.<br />
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan<br />
hệ tài sản?<br />
A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền<br />
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.<br />
B. Chỉ người chồng mới có quyền trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu, sử<br />
dụng, định đoạt.<br />
Trang 3/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
C. Vợ và chồng có quyền ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền chiếm hữu,<br />
sử dụng và định đoạt.<br />
D. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung thể hiện ở quyền<br />
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.<br />
Câu 20: Hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín là vi<br />
phạm quyền được pháp luật bảo hộ về<br />
A. tự do ngôn luận.<br />
B. chỗ ở của công dân.<br />
C. danh dự và nhân phẩm.<br />
D. tính mạng, sức khỏe.<br />
Câu 21: Tòa án và Viện kiểm sát trong phạm vi thẩm quyền được ra lệnh bắt người trong trong<br />
trường hợp nào dưới đây?<br />
A. Khi đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm<br />
trọng.<br />
B. Khi có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần bắt ngay ngăn chặn người đó trốn.<br />
C. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm.<br />
D. Khi bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.<br />
Câu 22: Một vật hay hệ thống các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người trong<br />
quá trình sản xuất gọi là<br />
A. đối tượng lao động.<br />
B. lao động.<br />
C. tư liệu lao động.<br />
D. sản xuất của cải vật chất.<br />
Câu 23: Được một người bạn thông tin, chị T rủ M, H đến nhà nghỉ Z và bắt được chồng mình là<br />
anh P với người tình là Th đang ở cùng nhau trong một phòng của nhà nghỉ. Tức giận vì chồng<br />
ngoại tình, chị T dùng kéo cắt tóc, đánh đập và chửi mắng Th thậm tệ. M, H thấy vậy cũng lao<br />
vào đánh và lăng mạ, sỉ nhục Th. Ai là người đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức<br />
khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của công dân?<br />
A. Th, P, M, H.<br />
B. M, H và P.<br />
C. T, Th và P.<br />
D. T, M, H.<br />
Câu 24: Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả của hàng hóa chính là<br />
A. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.<br />
B. tổng chi phí và lợi nhuận.<br />
C. quan hệ giữa hàng và tiền.<br />
D. tông chi phí để sản xuất hàng hóa.<br />
Câu 25: Sau mấy năm làm công nhân may, chị M đã tiết kiệm được một số tiền kha khá, tay nghề<br />
vững. Chị bàn chồng là anh X và H - em gái của X vừa học xong lớp 12 để mở xưởng may tại<br />
nhà (H vừa được bố mẹ ở nước ngoài gửi về một số tiền khá lớn để làm vốn). H đồng ý ngay<br />
nhưng anh X lại không đồng tình. Anh cho rằng, chị M chỉ là công nhân bình thường, tiền lại ít<br />
làm gì có quyền được mở xưởng may riêng còn H chưa đủ tuổi và cũng không có tay nghề cũng<br />
không thể tham gia cùng chị M được. Theo em, chị M, H có quyền được mở xưởng may riêng<br />
không? Vì sao?<br />
A. Có / vì pháp luật quy định cả M, H đều có quyền và khả năng thực hiện.<br />
B. Không / vì chồng chị M không đồng tình, H chưa có tay nghề.<br />
C. Không / vì chị M chỉ là công nhân bình thường còn H chưa đủ tuổi.<br />
D. Có / vì chị M, H có tiền và mong muốn được mở xưởng may.<br />
Câu 26: Lí do nào sau đây khiến pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung?<br />
A. Pháp luật do nhân dân xây dựng và được thực hiện, bảo vệ bởi nhà nước.<br />
B. Pháp luật do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh nhà nước.<br />
C. Pháp luật là những quy tắc xử sự được phổ biến rộng khắp cả nước.<br />
D. Pháp luật do nhà nước ban hành trên cơ sở đóng góp ý kiến của nhân dân.<br />
Câu 27: Chị Ng là kế toán xã X, do mâu thuẫn với ông T- Chủ tịch xã nên chị đã làm giả chứng<br />
từ để tố cáo ông T về tội tham ô tài sản của nhà nước. Biết chuyện, ông T đã thuê anh S đánh dằn<br />
mặt chị Ng. Hành vi của những ai cần bị tố cáo?<br />
A. Chị Ng, ông T và S.<br />
B. Chị Ng và ông T.<br />
C. Chị Ng và S.<br />
D. Ông T và S.<br />
Trang 4/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />
Câu 28: Tuân thủ pháp luật được hiểu là các cá nhân, tổ chức<br />
A. làm những điều mà pháp luật cho phép.<br />
B. không làm những điều mà pháp luật cho phép.<br />
C. không làm những điều mà pháp luật cấm.<br />
D. làm những điều mà pháp luật bắt buộc.<br />
Câu 29: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về thi hành pháp luật?<br />
A. Các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.<br />
B. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật<br />
<br />
quy định phải làm.<br />
C. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ và làm những gì mà pháp luật yêu<br />
cầu phải làm.<br />
D. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.<br />
Câu 30: Anh V lái xe máy chở vợ và con gái về quê ăn cỗ, đang lái xe lại có điện thoại nên anh V<br />
rút điện thoại ra nghe đúng lúc đó ông N cho xe sang đường theo đúng quy định. Anh V không<br />
tập trung lại lái xe bằng 1 tay nên loạng choạng đâm vào ông N. Rất may ông N chỉ bị xây sát nhẹ<br />
ở cánh tay nhưng đèn và yên xe bị vỡ, rách. Trong trường hợp trên, anh V phải chịu trách nhiệm<br />
pháp lí nào dưới đây?<br />
A. Dân sự và hành chính.<br />
B. Hình sự và dân sự.<br />
C. Hình sự và hành chính.<br />
D. Kỉ luật và dân sự.<br />
Câu 31: Nhận định nào sau đây khôngđúng khi nói về nguyên nhân cạnh tranh trong nền kinh tế<br />
thị trường?<br />
A. Các chủ thể kinh tế có sự liên kết với nhau trong kinh doanh.<br />
B. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.<br />
C. Các chủ thể kinh tế độc lập trong sản xuấtt kinh doanh.<br />
D. Các chủ thể kinh tế tự do tổ chức sản xuất, kinh doanh.<br />
Câu 32: Trên đường đi làm, chị M đang đứng chờ đèn đỏ thì bị xe ô tô do anh T điều khiển từ<br />
phía sau va chạm làm chị ngã và vỡ yếm xe. Anh T xuống xe, không hỏi han lại mắng chị M<br />
thậm tệ. Chị M gọi điện cho chồng là Q và anh trai là Z đến giải quyết vụ việc. Anh Q rất tức<br />
giận, yêu cầu T phải bồi thường cho xe của chị M, còn Z đã đập vỡ gương xe của T cho bõ tức.<br />
Trong số người đi đường đứng xem V đã quay clip để đăng lên Facebook. Trong trường hợp trên,<br />
những ai không phải chịu trách nhiệm dân sự?<br />
A. Anh T, chị M và Z.<br />
B. Anh T, Z, Q, chị M.<br />
C. Anh Z và T.<br />
D. Chị M, anh Q và V.<br />
Câu 33: Anh Y là nhân viên bưu điện, do sơ suất Y đã chuyển nhầm thư của N cho P, không đúng<br />
thư của mình nên P không mở thư nhưng T - bạn của P đã mở thư ra đọc vì cho rằng thư không rõ<br />
địa chỉ, thư lạc thì mở cũng không sao. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền đảm bảo<br />
bí mật và an toàn về thư tín, điện thoại của công dân?<br />
A. Anh Y, N và P.<br />
B. P và T.<br />
C. Anh Y.<br />
D. T và Y<br />
Câu 34: Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật hành chính do cố ý phải chịu trách nhiệm<br />
hành chính ?<br />
A. Đủ từ12 tuổi đến dưới 16 tuổi.<br />
B. Đủ từ14 tuổi đến dưới 16 tuổi.<br />
C. Đủ từ14 tuổi đến dưới 18 tuổi.<br />
D. Đủ từ16 tuổi đến dưới 18 tuổi.<br />
Câu 35: Công dân được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng<br />
để phát triển tài năng là nội dung của quyền<br />
A. học tập.<br />
B. phát triển.<br />
C. sáng tạo.<br />
D. nghiên cứu.<br />
Câu 36: Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân được<br />
A. tham gia thảo luận, góp ý kiến về các công việc của đất nước, địa phương.<br />
B. thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.<br />
C. tự do phát biểu ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.<br />
D. biểu quyết, góp ý kiến về các công việc trọng đại của đất nước.<br />
Trang 5/6 - Mã đề thi 357<br />
<br />