intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án (lần 1) - Sở GD&ĐT Thanh Hóa (Mã đề 329)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án (lần 1) - Sở GD&ĐT Thanh Hóa (Mã đề 329)" dành cho các bạn học sinh lớp 12 tham khảo để chuẩn bị cho kì thi KSCL sắp tới. Mời các em tải đề thi và luyện tập giải để tổng hợp lại các kiến thức môn học, làm quen với cách thức ra đề thi của trường. Chúc các em ôn tập và rèn luyện thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án (lần 1) - Sở GD&ĐT Thanh Hóa (Mã đề 329)

  1.          SỞ GD & ĐT THANH HÓA           KỲ THI KSCL CÁC MÔN THI TỐT NGHIỆP THPT­ LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN                           Năm học: 2021 – 2022                                                                                             Môn thi: Giáo dục công dân           ĐỀ THI CHÍNH THỨC                                           Ngày thi: 16 tháng 1 năm 2022               (Đề thi có 04 trang)                         Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)           Họ và tên thí sinh:.......................................................Số báo danh:...........................                                        Mã đề: 329 Câu 1. Nhà nước giành nguồn đầu tư tài chính để  mở rộng hệ thống trường lớp  ở vùng sâu, vùng xa,   vùng đồng bào dân tộc và miền núi là bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực nào sau đây? A. Lĩnh vực chính trị.B. Lĩnh vực giáo dục.   C. Lĩnh vực xã hội. D. Lĩnh vực kinh tế.  Câu 2. Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa là thực hiện chức năng nào sau đây? A. Thước đo giá trị.B. Phương tiện thông tin.C. Phương tiện thanh toán. D.  Phương   tiện   lưu  thông.  Câu 3. Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù   hợp với mục đích của con người là  A. tư liệu sản xuất.  B. đối tượng lao động. C. đối tượng sản xuất. D. tư liệu lao động.  Câu 4. Trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung   thể hiện ở các quyền nào sau đây? A. Quyền tự do, dân chủ và công bằng. B. Quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. C. Quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Quyền chiếm hữu, sử dụng và mua bán.  Câu 5. Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của  mình là bình đẳng trong thực hiện A. quyền lao động. B. quyền kinh doanh. C. quan hệ việc làm. D. quyền kinh doanh.  Câu 6. Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác thể hiện ở đặc trưng nào dưới   đây của pháp luật? A. Tính quyền lực phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính quy phạm phổ biến.  Câu 7. Phương pháp quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng A. giáo dục. B. đạo đức. C. kinh tế. D. pháp luật.  Câu 8. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm  pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo A. quy định của pháp luật. B.  quy   tắc   giao   kết  thường xuyên. C. chỉ định của thủ trưởng cơ quan. D. quy tắc của xã hội.  Câu 9. Theo quy định của pháp luật, vợ chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, quyết định, lựa chọn và  sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp là nội dung bình đẳng nào sau đây? A. Quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tinh thần. C. Phân chia dòng tộc. D. Thực hiện sinh sản.  Câu 10. Theo quy định của pháp luật, trong mọi trường hợp người ra lệnh bắt khẩn cấp ph ải báo ngay   cho Viện Kiểm sát cùng cấp bằng văn bản để A. xử lí hình ảnh. B. xem xét hành vi. C. xét phê chuẩn. D. xử lí hành động.  Câu 11. Theo quy định xử  phạt của pháp luật, thời hạn tạm giữ  người theo thủ  tục hành chính trong   trường hợp cần thiết thì kéo dài nhưng không được quá bao nhiêu giờ sau đây? A. 36 giờ. B. 18 giờ. C. 24 giờ. D. 12 giờ.  Câu 12. Quyền bất khả xâm phạm về  thân thể  của công dân quy định, không ai bị  bắt nếu không có   quyết định, phê chuẩn của cơ quan nào dưới đây? A. Cơ quan tố tụng. B. Hội đổng nhân dân. C. Ủy ban nhân dân. D. Viện kiểm sát.  Câu 13. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật quy   định phải làm là A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.  Câu 14. Vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động   và pháp luật hành chính bảo vệ là
  2. A. vi phạm dân sự. B. vi phạm kỉ luật. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm hình sự. Câu 15. Những chức năng nào sau đây đòi hỏi tiền phải đủ giá trị? A. Phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới. B. Phương tiện lưu thông và tiền tệ thế giới. C. Thước đo giá trị và phương tiện lưu thông. D. Phương tiện thanh toán và lưu thông.  Câu 16. Theo quy định của pháp luật, trong kinh doanh các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ  nào  dưới đây? A. Tự chủ trong sản xuất kinh doanh. B. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động. C. Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ. D. Chủ động khai thác thị trường kinh doanh.  Câu 17. Xét về cơ cấu, giá trị xã hội của hàng hóa gồm những bộ phận nào sau đây? A. Giá trị sức lao động và lợi nhuận. B. Giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí. C. Chi phí sản xuất và giá trị lao động. D. Chi phí sản xuất và giá trị tăng thêm.  Câu 18. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc  chỉ  dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ  đường là quy tắc mà mọi người phải tuân theo thể  hiện đặc trưng nào dưới đây? A. Hình thức phổ biến của xã hội. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.    Câu 19. Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc: "Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập". Điều 10,   Luật Giáo dục cũng khẳng định: "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ,  nguồn gốc gia đình, địa vị  xã hội, hoàn cảnh kinh tế  đều bình đẳng về  cơ  hội học tập". Sự phù hợp   của Luật giáo dục và Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính q uy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực bắt buộc chung. C. Tính chặt chẽ về hình thức. D. Tính cưỡng chế vùng miền.  Câu 20. Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ   không thể  hiện ở việc người lao động được A. trả công theo đúng năng lực. B. tạo cơ hội tiếp cận việc làm. C. lựa chọn mức thuế thu nhập. D. tham gia bảo hiểm xã hội.  Câu 21. Hành vi tham gia giao thông cố ý làm trọng thương người thi hành công vụ rồi bỏ trốn thì phải  chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây? A. Hình sự và kỷ luật. B. Hành chính và dân sự.C. Hành chính và hình sự. D. Hình sự và dân sự.  Câu 22. Pháp luật không những quy định quyền của công dân mà còn quy định rõ cách thức để  công   dân thực hiện các quyền đó cũng như  trình tự, thủ  tục pháp lí để  công dân yêu cầu nhà nước bảo vệ  quyền, lợi ích hợp pháp là thể hiện nội dung nào sau đây của pháp luật? A. Tính thực tiễn của pháp luật. B. Vai trò của pháp luật đối với công dân. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Vai trò của pháp luật đối với nhà nước.  Câu 23. Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể  khi bắt người trong trường hợp nào sau đây?  A. Tham gia thu hồi tài sản vi phạm.  B. Xử phạt người vi phạm giao thông. C. Đang thực hiện hành vi phạm tội. D. Đang tìm hiểu hoạt động tôn giáo.  Câu 24. Ai có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây   khó khăn cho điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội? A. Thủ trưởng cơ quan đơn vị. B. Viện Kiểm sát, Tòa án. C. Trưởng công an khu vực. D. Tổng giám đốc công ty.  Câu 25. Theo quy định của pháp luật dân sự  hiện hành, người trong độ  tuổi nào sau đây khi xác lập,  thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục  vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi?  A. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.           B.  Người   từ   6   tuổi   đến  chưa đủ 18 tuổi. C. Người từ đủ 6 tuổi đến đủ 15 tuổi.           D. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ18 tuổi.  Câu 26. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. B. Sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. C. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề. D. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn.
  3.  Câu 27. Một trong những nội dung công dân thuộc các dân tộc Việt Nam bình đẳng trước pháp luật về  lĩnh vực văn hóa, giáo dục là có quyền  A. dùng tiếng nói của dân tộc mình. B. hoạt động kinh doanh ẩm thực. C. tự do kê khai hồ sơ lí lịch cá nhân. D. có đại biểu của dân tộc mình. Câu 28. Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí, khi thực hiện hành vi nào sau đây sẽ vi phạm pháp   luật hình sự? A. Buôn bán hàng hóa dưới lòng đường. B. Từ chối nhận di sản thừa kế để lại. C. Kinh doanh hàng hóa kém hiệu quả.          D. Tàng trữ, vận chuyển vũ khí trái phép. Câu 29. Anh N kí hợp đồng với anh M là lái xe vận chuyển hàng hóa cho mình với thời hạn là 1 năm.   Trong thời gian thực hiện hợp  đồng, do  ảnh hưởng của dịch Covid ­ 19 nên lượng hàng hóa vận  chuyển ngày càng ít khiến thu nhập của anh M bị giảm sút. Vì vậy, anh M đã tự ý nghỉ việc mà không  báo trước cho anh N và đứng ra tổ chức, môi giới cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt   Nam. Trong trường hợp này, anh M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Dân sự và hành chính. B. Hành chính và hình sự. C. Hình sự và dân sự. D. Hành chính và kỉ luật.  Câu 30. Chị M và chị N cùng được cấp phép kinh doanh thuốc tân dược trên một con phố. Phát hiện chị  M bí mật bán thêm thiết bị  y tế  và thuốc không rõ nguồn gốc, chị N xui chồng mình là anh K đe dọa  tống tiền chị M. Bức xúc, chị M đã cung cấp bằng chứng và tố cáo việc chị N chuyên cung cấp thuốc  quá hạn sử dụng cho nhiều khách hàng  ảnh hưởng đến sự an toàn sức khỏe. Chị M và chị   N cùng vi  phạm nghĩa vụ nào sau đây ở nội dung  bình đẳng trong kinh doanh? A. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính. B. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. C. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí. D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.  Câu 31. Phát hiện chị A biết nguyên nhân cháu H bị dị ứng phải cấp cứu là do kem dưỡng da không đạt   chuẩn do mình sản xuất, anh S nhờ em rể mình là anh B tìm cách buộc chị A phải giữ im lặng. Anh B   bí mật rủ bạn là anh X đón đường đe dọa giết con gái chị A để gây áp lực. Sau khi gửi con gái về quê   ngoại, chồng chị A là anh Q đã bịa đặt thông tin về anh S và anh B đưa lên mạng xã hội khiến uy tín   của hai người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hành vi của anh S, anh B và anh X đã vi phạm quyền tự do   cơ bản nào sau đây của công dân? A. Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe. B. Pháp luật bảo đảm về tính mạng, sức khỏe. C. Bất khả xâm phạm về thân thể. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.  Câu 32. Nhà bà V và ông T là hai hộ liền kề nhau.  Khi sửa nhà, bà V làm thêm mái tôn che mưa nhưng   lại không làm đường ống thoát nước. Mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà V chảy tràn sang mái   nhà ông T gây thấm nước xuống các phòng bên dưới. Ông T nhiều lần yêu cầu bà V phải làm đường  ống thoát nước nhưng bà V không đồng ý vì cho rằng nhà ông T bị thấm là do xử lý chống thấm trần   nhà không tốt chứ không phải là do việc bà V sửa nhà, hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bà V vì bực tức nên   thuê anh D ghép  ảnh của ông T với một cô gái đồng thời tung tin ông T ngoại tình lên mạng xã hội,  dẫn đến uy tín của ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp trên, bà V đã vi phạm pháp luật   nào dưới đây? A. Hình sự và dân sự. B. Dân sự, hành chính và hình sự. C. Hình sự, dân sự và  kỷ luật. D. Hành chính và dân sự.  Câu 33. Chị N được nhận vào học tập tại trường Dự bị dân tộc đúng lúc gia đình chị  được Nhà nước   cho vay vốn  ưu đãi để  phát triển mô hình trồng rừng. Sau khi tốt nghiệp đại học về  công tác tại địa  phương, chị N đã tổ chức phục dựng thành công nhiều lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, khi chị  N nộp   hồ  sơ  tự   ứng cử  vào Hội đồng nhân dân thì bị  anh Q cán bộ  tiếp nhận hồ  sơ  từ  chối khi biết chị  là  người dân tộc thiểu số. Chị N chưa được bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở  phương diện   nào sau đây? A. Lĩnh vực chính trị. B. Lĩnh vực kinh tế. C. Lĩnh vực văn hóa xã hội. D. Lĩnh vực giáo dục đào tạo.  Câu 34. Trên con phố  Y của thành phố  X, rất nhiều cửa hàng kinh doanh, buôn bán  được xây dựng.   Anh N là chủ một cửa hàng kinh doanh tạp hóa với nhiều mặt hàng ưa chuộng. Hàng năm, anh N nộp  thuế đầy đủ, đúng thời gian, không bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Việc làm của anh N   đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
  4. B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật. Câu 35. Ông T là giám đốc bệnh viện X, chị N là kế toán anh S là bác sĩ của bệnh viện. Lo sợ bác sĩ S   biết việc mình lợi dụng việc mua các thiết bị y tế  phòng dịch Covid­19 để  trục lợi, ông T đã chỉ  đạo   chị N tạo bằng chứng giả vu khống bác sĩ S vi phạm các quy định về y đức rồi ký quyết định thôi việc   đối với bác sĩ S. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên bác sĩ S đã thuê anh M loan tin bịa đặt chị N có  quan hệ bất chính với ông T khiến uy tín của chị và ông T bị giảm sút. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc  thanh toán các khoản phụ cấp của bác sĩ S. Những ai dưới đây vừa vi phạm hình sự  vừa vi phạm kỷ  luật?  A. Ông T, chị N , Bác sĩ S và anh M.  B. Ông T và chị N, bác sĩ S. C. Ông T và chị N. D. Chị N. anh M và bác sĩ S.  Câu 36. Chị K là kĩ thuật viên, ông H là nhân viên bảo vệ tại cơ sở thẩm mỹ do bà Q làm chủ trên địa   bàn quận X. Được người quen là chị M giới thiệu, chị N đã đến tư vấn và tiến hành phẫu thuật căng   da mặt tại cơ sở thẩm mỹ của bà Q. Tại đây, chị N được chị K tiêm thuốc gây mê để  tiến hành phẫu   thuật. Sau khi kiểm tra thấy thuốc gây mê chưa có tác dụng, bà Q đã chỉ định chị K tiêm thêm một liều   thuốc gây mê cho chị  N. Ca phẫu thuật được tiến hành và kết thúc sau 50 phút, chị  N được chuyển   xuống phòng chăm sóc hậu phẫu nhưng đã xuất hiện những biểu hiện bất thường và được ông H gọi  xe taxi đưa đi bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, thở  máy. Những ai sau đây vi phạm   quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. Chị M, chị N và bà Q. B. Chị K và bà Q.  C. Chị K và ông H. D. Chị M, ông H và bà Q.  Câu 37. Anh A, anh E, anh B và anh Q cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B  lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh Q đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền   và nhờ anh E canh giữ. Ngày hôm sau, anh A đi ngang qua nhà kho, vô tình thấy anh B bị giam, trong khi   anh E đang ngủ. Anh A định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh A tìm cách giải cứu mình   và hứa sẽ  không báo cáo cấp trên việc anh A tổ  chức đánh bạc nên anh A đã giải thoát cho anh  B.  Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?  A. Anh E và anh Q.  B. Anh E và anh A. C. Anh E, anh Q và anh A. D. Anh E, anh Q và anh B.  Câu 38. Trên cùng một địa bàn, khách sạn của chị C và khách sạn của chị D đều chưa trang bị đầy đủ  thiết bị phòng, chống cháy nổ theo quy định. Trong một lần kiểm tra, phát hiện sự việc trên nhưng ông  X là cán bộ thẩm quyền chỉ lập biên bản xử phạt chị C mà bỏ qua lỗi của chị D vì chị D là em họ của   ông. Biết chuyện em trai chị C là anh Y làm nghề tự do đã bịa đặt việc chị D sử dụng chất cấm để chế  biến thức ăn khiến lượng khách hàng của chị D giảm sút. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng   trong kinh doanh?  A. Chị D, ông X và anh Y. B. Chị C, ông X và anh Y. C. Chị C, chị D và ông X. D. Chị D, chị C và anh Y.   Câu 39.  Ông B và ông M cùng là cán bộ  hưu trí. Sau khi tự  ý chuyển chuồng chăn nuôi gia cầm từ  vườn nhà mình sang phần đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, ông B nhận tiền đặt cọc, kí   hợp đồng cho ông M thuê toàn bộ diện tích đất vườn mà ông B được cấp chứng nhận quyền sử dụng.  Dù chưa được cơ  quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động, ông M vẫn sử  dụng diện tích   đất thuê làm bãi trông giữ xe. Em rể ông M là anh D biết được quy luật vận hành tại bãi xe của ông M  nên đã bí mật câu kết với anh N là lao động tự do lấy trộm hai xe mô tô của vợ chồng chị P gửi tại đây.  Để tránh bị lộ, anh D tháo phụ  tùng của hai chiếc xe này và đưa cho anh N mang đi tiêu thụ  được 50  triệu đồng. Mất xe, chị P đòi ông M bồi thường nhưng ông M chưa trả đủ số tiền theo mức chị P yêu   cầu; bức xúc, chị đã đưa sự việc này lên mạng xã hội. Thấy khó tiếp tục công việc, ông M đề nghị ông  B thanh lí hợp đồng thuê đất vườn trước thời hạn và trả  lại tiền đặt cọc. Vì bị  động, ông B kéo thời  gian trả  lại tiền đặt cọc so với thỏa thuận trước đó giữa hai người. Những ai sau đây vừa phải chịu   trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Ông B, anh N và anh D. B. Ông M và chị P. C. Ông B và ông M.  D. Ông B, ông M và anh N.  Câu 40. Anh K, chị D và anh N cùng làm việc tại một công trường. Mặc dù bị bà P ép giá, anh N vẫn kí   kết hợp đồng thuê ngôi nhà bỏ không của bà P trong thời hạn hai năm để làm nơi ở. Tại đây, anh N bí  mật tổ chức kinh doanh thể thao qua mạng và đồng thời nhận cá độ của nhiều người với tổng số tiền  là 1 tỉ đồng. Nghe anh N tư vấn, anh K lấy lí do phải chữa bệnh để  vay 160 triệu đồng của chị  D rồi  
  5. dùng số tiền này cá độ bóng đá và bị thua. Liên tục bị anh K tránh mặt với mục đích trốn nợ, chị D đã   tạt sơn làm bẩn tưởng nhà anh K. Trong khi đó, do quá hạn ba tháng mà không nhận được tiền cho thuê   nhà, cũng không liên lạc được với anh N, bà P đã làm đơn tố  cáo. Những ai dưới đây vừa phải chịu   trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?           A. Anh K và chị D.   B. Anh N, anh K và chị D.  C. Anh K và anh N.     D. Anh N, chị D và bà P. ĐÁP ÁN 1 B 6 D 11 C 16 B 21 D 26 D 31 D 36 B 2 A 7 D 12 D 17 D 22 B 27 A 32 A 37 A 3 B 8 A 13 D 18 B 23 C 28 D 33 A 38 C 4 B 9 A 14 B 19 C 24 B 29 C 34 B 39 C 5 A 10 C 15 A 20 C 25 A 30 D 35 C 40 C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2