Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
lượt xem 2
download
Để trang bị kiến thức và thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo Đề thi KSCL Quốc gia lần 3 môn Địa lí năm 2018 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 306
- TRƯƠNG THPT ĐÔNG ĐÂU ̀ ̀ ̣ ĐỀ THI KSCL LỚP 12 LẦN 3 NĂM HỌC 20172018 MÃ ĐỀ: 306 Bài thi:Khoa học xã hội (Đề gồm 40 câu) Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . ………………………….. Mã đề: 306 Câu 41: Bốn mặt tự do lưu thông trong liên minh châu Âu là A. tự do trao đổi người, hàng, vốn, tri thức. B. tự do di chuyển, giao thông vận tải, thông tin, buôn bán. C. tự do trao đổi thông tin, đi lại, hàng hóa, tiền vốn. D. tự do di chuyển, lưu thông dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn. Câu 42: Điểm cực Nam của nước ta thuộc tỉnh A. Sóc Trăng B. Kiên Giang C. Cà Mau D. Bạc Liêu Câu 43: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? A. 54 B. 45 C. 57 D. 56 Câu 44: Lãnh thổ Nhật Bản gồm 4 đảo lớn là A. Têuri , Hôcaiđô, Hônsu, Saruxima. B. Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư và Kamômê. C. Kiuxiu, Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư. D. Hôcaiđô, Têuri, Hônsu, Xicôcư. Câu 45: Liên bang Nga có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn là A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. C. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. Câu 46: Nhận xét nào sau đây không đúng về Hoa Kỳ? A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. B. Quốc gia rộng lớn nhất thế giới. C. Dân cư được hình thành chủ yếu do quá trình nhập cư. D. Nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới Câu 47: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta khoảng A. 2% B. 85 % C. 60 % D. 1 % Câu 48: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ. Câu 49: Các đồng bằng miền Đông Trung Quốc theo thứ tự bắc xuống nam là A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. Trang 1/6 Mã Đề 306
- B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung. D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 50: Khu vực Đông Nam Á nằm ở nơi tiếp giáp giữa hai đại dương nào? A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương. C. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. D. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. Câu 51: Thành phần kinh tế nào ở nước ta giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế? A. Kinh tế ngoài Nhà nước. B. Kinh tế Nhà nước. C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. Kinh tế tập thể. Câu 52: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 53: Trong những đặc điểm sau, đặc điểm nào không phù hợp với địa hình nước ta A. địa hình ít chịu tác động của các hoạt động kinh tế, xã hội. B. có sự tương phản phù hợp giữa núi đồi, đồng bằng, bờ biển và đáy ven bờ. C. phân bậc rõ rệt với hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. D. địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 54: Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp cải cách công nghiệp Trung Quốc. A. Thực hiện chính sách mở cửa tăng cường trao đổi với hàng hóa với thị trường thế giới. B. Thu hút vốn đầu tư vào các đặc khu kinh tế và khu chế xuất. C. Giao quyền sử dụng đất và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. D. Các xí nghiệp nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ. Câu 55: Thứ tự các bộ phận vùng biển nước ta từ ven bờ ra ngoài khơi là A. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa B. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế C. nội thủy, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa D. nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải Câu 56: Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của A. hệ sinh thái rừng trên các đảo B. hệ sinh thái rừng trên núi cao C. hệ sinh thái rừng ngập mặn D. hệ sinh thái trên đất phèn Câu 57: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân mục tiêu của ASEAN luôn nhấn mạnh đến sự ổn định: A. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển đặc quyền kinh tế B. Vì mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kì đều chịu sự ảnh hưởng của sự mất ổn định C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo cớ để các cường quốc can thiệp bằng vũ lực Trang 2/6 Mã Đề 306
- D. Vì các quốc gia chưa bao giờ mất ổn định Câu 58: Tại sao năng suất lao động trong ngành thuỷ sản còn thấp? A. Người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt. B. Các cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu C. Nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm. D. Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới. Câu 59: Một trong những đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền là A. sử dụng nhiều máy móc. B. quy mô sản xuất nhỏ. C. sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp. D. quy mô sản xuất lớn. Câu 60: Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do A. Giao thông thuận tiện. B. . Điều kiện tự nhiên thuận lợi. C. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Câu 61: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần của nước ta năm 1995 và 2005. B. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2005. C. Quy mô giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2005. D. Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần của nước ta giai đoạn 1995 2005. Câu 62: Khó khăn lớn nhất trong sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là A. khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp không nhiều. B. thiếu vốn để áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. C. thị trường có nhiều biến động, sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính. D. khó khăn về đẩy mạnh thâm canh do trình độ người lao động hạn chế. Câu 63: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực III, khu vực II không thay đổi. C. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III. D. khu vực I không thay đổi, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III. Câu 64: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết từ năm 2000 đến năm 2007, cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản phân theo ngành thay đổi theo xu hướng nào? Trang 3/6 Mã Đề 306
- A. Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng, tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản giảm. B. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng. C. Tỉ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tăng, tỉ trọng ngành thủy sản giảm. D. Tỉ trọng ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, tỉ trọng ngành thủy sản tăng. Câu 65: Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MĨ LA TINH GIAI ĐOẠN 1985 2010 (Đơn vị: %) Dựa vào biểu đồ, nhận xét nào đúng về tốc độ tăng GDP của các nước Mĩ La tinh? A. Tốc độ tăng GDP không ổn định. B. Tốc độ tăng GDP những năm gần đây thấp. C. Năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất. D. Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Câu 66: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào? A. Hòa Bình. B. Sơn La. C. Điện Biên. D. Lai Châu. Câu 67: Cho bảng số liệu: GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014 (đơn vị: tỉ đồng) Năm Tổng số Nông lâm thủy Công nghiệp – xây Dịch vụ sản dựng 2000 441646 108356 162220 171070 2014 3542101 696969 1307935 1537197 Năm 2014, tỉ trọng của khu vực dịch vụ là: A. 43,4%. B. 40,1%. C. 51,2%. D. 38,1%. Câu 68: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhận định nào không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước phân theo nhóm ngành? A. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. B. Tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước có luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất. Trang 4/6 Mã Đề 306
- C. Tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. D. Tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm và công nghiệp chế biến có xu hướng tăng. Câu 69: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết nhận xét nào không đúng với sự thay đổi GDP và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 2007? A. GDP và tốc độ tăng trưởng không tăng. B. Tốc độ tăng trưởng và GDP đều liên tục tăng. C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và tăng liên tuc. ̣ ̣ D. GDP tăng liên tuc. Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản trên 50 % trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản? A. Bình Thuận. B. Bạc Liêu. C. Bình Định. D. Quảng Ninh. Câu 71: Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? A. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên B. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn. C. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển. D. Tỉ lệ dân số thành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn. Câu 72: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình tháng 7 ở nước ta cao nhất ở vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung C. Đồng bằng sông Hồng. Bộ. Câu 73: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng? A. Hải Phòng. B. Nha Trang. C. Thành Phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng. Câu 74: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là 2 đô thị đặc biệt ở nước ta? A. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. B. Hà Nội, Cần Thơ. C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Câu 75: Cho bảng số liệu: Sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1985 1990 1995 2000 2001 2003 Sản lượng 11411,4 10356,4 6788,0 4988,2 4712,8 4596,2 Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985 – 2003? A. Sản lượng cá khai thác tăng, giảm không ổn định. B. Sản lượng cá khai thác giảm liên tục. C. Sản lượng cá khai thác tăng liên tục. D. Sản lượng cá năm 2003 là cao nhất. Câu 76: Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là Trang 5/6 Mã Đề 306
- A. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động. B. phát triển các vùng ven biển. C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão. D. củng cố đê chắn sóng ven biển. Câu 77: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh Địa điểm Lượng mưa (mm) Độ bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 Tp. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa phương ở nước ta là biểu đồ A. tròn. B. cột. C. miền. D. đường. Câu 78: Biện pháp kĩ thuật canh tác kết hợp nông – lâm không được sử dụng ở miền đồi, núi A. kinh nghiệm “ Đốt, phá, chọc, tỉa” của đồng B. trồng cây theo băng bào vùng cao. C. làm ruộng bậc thang D. đào hố vẫy cá Câu 79: Căn cứ vào Atlat trang 20, cho biết tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cơ cấu sản lượng thủy sản cả nước năm 2007 là A. 58,50 % B. 50,58 % C. 60,58 % D. 51,58% Câu 80: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa của nước ta thấp nhất vào thời gian nào sau đây? A. Từ tháng I đến tháng IV. B. Từ tháng XI đến tháng IV. C. Từ tháng V đến tháng X. D. Từ tháng IX đến tháng XII. ================Hết================ Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 6/6 Mã Đề 306
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 309
6 p | 43 | 4
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 312
6 p | 29 | 3
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 308
6 p | 33 | 3
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 301
6 p | 51 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Thanh Thủy (Lần 1)
30 p | 70 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 2)
30 p | 73 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc (Lần 1)
56 p | 54 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội
32 p | 66 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 311
6 p | 28 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 310
6 p | 25 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 307
6 p | 26 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 305
6 p | 32 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 303
7 p | 26 | 2
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 302
6 p | 37 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo (Lần 1)
27 p | 57 | 2
-
Đề KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2019 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
8 p | 44 | 1
-
Đề thi KSCL Quốc gia môn Địa lí năm 2018 lần 3 - THPT Đồng Đậu - Mã đề 304
6 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn