intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lý thuyết nghề Hàn năm 2012 (Mã đề LT13)

Chia sẻ: Vang Vang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi lý thuyết nghề Hàn năm 2012 (Mã đề LT13) sau đây có nội dung đề gồm 2 phần với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 150 phút. Ngoài ra tài liệu này còn kèm theo đáp án hướng dẫn giúp các bạn dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lý thuyết nghề Hàn năm 2012 (Mã đề LT13)

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: H – LT13 ĐỀ BÀI Câu 1 (02 điểm): Hãy cho biết đặc điểm của các loại ngọn lửa dùng trong hàn khí? Câu 2 (2 điểm): Trình bày phương pháp kiểm tra mối hàn bằng thẩm thấu? Câu 3 (03 điểm): Nêu tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn hồ quang tay? phân loại que hàn hồ quang tay? ....., ngày ..... tháng .... năm 2012 DUYỆT HỘI ĐỒNG TIỂU BAN RA ĐỀ THI THI TỐT NGHIỆP
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: HÀN MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA H – LT13 TT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Căn cứ vào tỉ lệ hỗn hợp khí hàn, ngọn lửa hàn có thể chia thành ba (02 điểm) loại: 1. Ngọn lửa bình thường: Khi tỉ lệ: O2  1,1  1,2 0.1 C2 H 2 0.2 Ngọn lửa này chia ra làm ba vùng: - Vùng hạt nhân: Có màu sáng trắng, nhiệt lượng thấp và trong đó có cacbon tự do nên không dùng để hàn vì làm mối hàn thấm cacbon trở nên giòn. - Vùng cháy không hoàn toàn: Có màu sáng xanh, nhiệt độ cao (32000C) có CO và H2 là hai chất khử ôxy nên gọi là vùng hoàn nguyên 0.5 hoặc vùng cháy chưa hoàn toàn. - Vùng cháy hoàn toàn: Có màu nâu sẫm nhiệt độ thấp, có C2 và nước là những chất khí sẽ ôxy hóa kim loại vì thế còn gọi là vùng ôxy hoá ở đuôi ngọn lửa, cacbon bị cháy hoàn toàn nên gọi lạ vùng cháy hoàn toàn. 2. Ngọn lửa ôxy hóa: Khi tỉ lệ: O2  1,2 0.1 C2 H 2
  3. 0.2 Tính chất hoàn nguyên của ngọn lửa bị mất, khi cháy sẽ mang tính chất ôxy hóa nên gọi là ngọn lửa ôxy hóa, lúc này nhân ngọn lửa ngắn 0.2 lại, vùng giữa đặc biệt không rõ ràng ngọn lửa này có màu sáng trắng. 3. Ngọn lửa cacbon hóa: Khi tỉ ịê: O2  1,1 0.1 C2 H 2 0.2 Vùng ngọn lửa thừa cacbon tự do và mang cacbon hóa lúc này nhân 0.2 ngọn lửa kéo dài và nhập vào vùng giữa có màu nâu sẫm. Qua sự phân bố về thành phần, về nhiệt độ của ngọn lửa hàn, áp dung ngọn lửa để hàn như sau: Ngọn lửa bình thường có tác dụng tốt vùng cách nhân ngọn lửa từ 2 – 3mm có nhiệt độ cao nhất , thành phần của khí hoàn nguyên( CO và 0.2 H2 nên dùng để hàn). Ngọn lửa cacbon hóa dùng khi hàn gang (bổ xung cacbon khi hàn bị cháy). Tôi bề mặt, hàn đắp thép và hợp kim đồng thau, cắt hơi, đốt sạch bề mặt. Câu 2 Kiểm tra bằng cách thấm thấu (PT-penetrant testing): (02 điểm) Phương pháp này được dùng để phát hiện và định vị các khuyết tật trên bề mặt hoặc thông lên bề mặt như: nứt, kiểm tra bằng thấm mao 0.75 dẫn được dùng để kiểm tra các vật liệu là hợp kim bền nhiệt ,vật liệu phi kim, chất dẻo …trong các ngành chế tạo máy,giao thông Kiểm tra bằng thấm mao dẫn dựa trên các hiện tượng cơ bản là mao 0.25 dẫn, thẩm thấu, hấp thụ và khuếch tán. Nguyên lý cơ bản của phương pháp được thể hiện qua các bước cơ bản sau: 0.75 Bước 1: Làm sạch bề mặt vật kiểm. Bước 2: Bôi hoặc phun chất thấm có khả năng thấm vào các mạch
  4. mao dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thấy vị trí khuyết tật Bước 3: Sau khi thấm sâu vào trong, tiến hành làm sạch bề mặt loại bỏ phần chất thấm thừa. Bước 4: Bôi hoặc phun chất hiện lên bề mặt, lớp hiện sẽ kéo chất thấm lên bề mặt tạo nên các chỉ thị bất liên tục có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc kính lúp. Bước 5: Kiểm tra, giải đoán các khuyết tật trong điều kiện chiếu sáng hoặc dưới tác động của tia cực tím. Bước 6: Làm sạch vật kiểm Đây là phương pháp sử dụng các dung dịch để thẩm thấu vào các vết nứt, rỗ khí nhỏ của liên kết hàn mà không thể quan sát bằng mắt thường, sau đó dùng các chất hiện thị màu phát hiện ra vị trí mà dung 0.25 dịch thẩm thấu còn nằm lại ở các vết nứt cũng như rỗ khí. Chú ý: Phương pháp kiểm tra này chỉ phát hiện được các khuyết tật mở ra trên bề mặt vật kiểm tra . Câu 3 1. Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn: (03 điểm) - Nâng cao tính ổn định của hồ quang. - Bảo vệ kim loại lỏng khỏi tác động của không khí ngoài môi trường 0.5 - Bổ xung nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính mối hàn. - Khử ôxy khỏi kim loại mối hàn - Làm cho quá trình hàn thuận lợi và nâng cao hiệu suất làm việc. 2. Phân loại que hàn hồ quang tay: a. Theo công dụng: Que hàn được chia thành các nhóm sau: + Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu. 0.5 + Que hàn thép hợp kim chịu nhiệt. + Que hàn thép hợp kim cao và có tính chất đặc biệt. + Que hàn đắp + Que hàn gang… b. Theo phần hóa học của lớp thuốc bọc: 0.5
  5. + Que hànn tính axít (ký hiệu là A): Thuốc làm vỏ bọc que hàn loại này được chế tạo từ các loại ôxýt (sắt, mangan, silic), ferômangan... Que hàn vỏ thuốc loại này có tốc độ chảy lớn, cho phép hàn bằng cả hai loại dòng điện xoay chiều và một chiều, hàn ở hầu hết vị trí trong không gian. Nhược điểm của nó là mối hàn dễ có khuynh hướng nứt nóng, nên rất ít dùng để hàn các loại thép có hàm lượng lưu huỳnh và cacbon cao. + Que hàn tính kiềm (ký hiệu là B): Ttrong vỏ thuốc chủ yếu là các thành phần như: canxi cacbonat, magiê cacbonat, huỳnh thạch, ferô mangan, silic, titan...Khi hàn se tạo ra khí bảo vệ là CO và CO2 do phản ứng phân ly của cacbonat. Que hàn thuộc hệ bazơ thường chỉ sử dụng 0.5 với dòng điện hàn một chiều đấu nghịch. Mối hàn ít bị nứt kết tinh, nhưng rất dễ bị rỗ khí. Có thể sử dụng que hàn loại này để hàn các loại thép có độ bền cao, các kết cấu hàn quan trọng. + Que hàn xenlulo (ký hiệu là O hay C): Lõi que hàn này có chứa nhiều tinh bột, xenlulô,... để tạo ra môi trường khí bảo vệ cho quá trình hàn. Muốn tạo xỉ tốt thường cho thêm vào hỗn hợp thuốc một số quang titan, mangan, silic và một số fêrô hợp kim. Đặc điểm của loại qua hàn 0.5 này là tốc độ đông đặc cảu vũng hàn nhanh nên có thể sử dụng để hàn đứng từ trên xuống, thích hợp để hàn với dòng điện một chiều cung như xoay chiều. + Que hàn rutin (ký hiệu là R): Trong thuốc bọc có thành phần như: ôxýt titan, grafit, mica, canxi và magiê cacbonat, ferô hợp kim ... Que hàn loại này sử dụng đối với cả dòng điện xoay chiều và một chiều, hồ 0.5 quang cháy ổn định, mối hàn hình thành tốt, ít bắn tóe, nhưng dễ bị rỗ khí và nứt kết tinh trong mối hàn. ....., ngày ..... tháng .... năm 2012
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2