Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2018
- ĐỀ THAM KHẢO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 MÔN VĂN Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Mùa hạ năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa dông chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần theo làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi. Có chú nhóc hoan hỉ mút chè ế đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình. Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt phải. Làm sao như chiếc áo may cho trẻ con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo léo. Để làn da trẻ con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc những đường gân ( vì thế mà quần áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn). Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành dòng sông chết. Làm sao để sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc, cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông dân mất đất. Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở. Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng thư ký tòa soạn báo Sinh viên Việt Nam Hoa học trò mang tên “ Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. (….) Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn thiểu năng cơ thể. Bởi thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.
- ( Huyền thoại phần mía ngọn, yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr.8285) Câu 1. Đoạn trích vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? ( 0,5 đ ) Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia? ( 0,5 đ ) Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và pháp đối trong đoạn văn in đậm.( 1 đ ) Câu 4. Em đã biết nhận “ phần mía ngọn” hay chưa? ( 1 đ ) II. Phần làm văn. Câu 1. Từ phần đọc – hiểu, viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về câu nói: Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Câu 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật trữ tình khi cùng phải đối diện sức mạnh của thời gian trong hai đoạn thơ: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! ( Vội vàng Xuân Diệu) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. ( Sóng Xuân Quỳnh)
- HƯỚNG DẪN LÀM BÀI PHẦN I. ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm ) Câu 1. Đoạn trích vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Câu 2. Để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia, tác giả cho rằng mỗi người chỉ cần biết nghĩ đến người khác khi nói cũng như khi làm điều gì đó. Câu 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và pháp đối trong đoạn văn in đậm: thể hiện những suy nghĩ, trăn trở nung nấu của người viết về việc làm thế nào để cân bằng những trạng thái, cảm xúc trong cuộc sống, để xây dựng cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn đối với mỗi người. Câu 4. Học sinh phải hiểu “ phần mía ngọn” tức là biết nhường nhịn, sẻ chia, biết yêu thương, biết ứng xử tốt đẹp với mọi người. Từ đó học sinh trung thực, chân thành trả lời câu hỏi. II. PHẦN LÀM VĂN.( 7,0 điểm) Câu 1( 2,0 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng. Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội từ một văn bản. Yêu cầu về cách diễn đạt, cách dùng từ ngữ, đặt câu…phải trong sáng, chính xác. 2. Yêu cầu về kiến thức. Trên cở sở những hiểu biết ở phần Đọc – hiểu, anh ( chị ) có thể trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cần nghị luận (Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc) theo nhiều cách nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Đoạn văn cần đảm bảo được các nội dung sau: Thiểu năng là thiếu khuyết, khuyết tật, thiếu năng lực về một phương diện nào đó(0,5đ ) Thiểu năng cảm xúc là không có cảm xúc trước ai đó, trước sự việc nào đó trong cuộc đời.( 0,5 đ ) Hiện nay vô cảm không chỉ là trạng thái tâm lý của không ít người trong xã hội. Nó có tác hại vô cùng xấu tới đời sống tâm lý xã hội. ( 0,5 đ )
- Cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết hiện tượng này trong đời sống tâm lý ở một số người. ( 0,5 đ ) Câu 2( 5,0 điểm) I.Yêu cầu về hình thức Đảm bảo cấu trúc đề nghị luận văn học Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Triển khai vấn đề thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. II. Yêu cầu nội dung * Giới thiệu về hai tác giả, hai tác phẩm, vị trí của hai đoạn thơ * Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của hai thi sĩ, thấy được giải pháp để đối mặt với sức mạnh của thời gian trong hai đoạn thơ, điểm tương đồng và khác biệt trong tâm hồn của hai thi sĩ: Xuân Quỳnh và Xuân Diệu Điểm tương đồng: + Xét về vị trí của đoạn thơ, hai trích đoạn đều thuộc khổ cuối của bài, với nhiệm vụ rất quan trọng: khép lại cả bài thơ, đồng thời đó là gởi gắm những thông điệp lớn mà tác giả muốn nhắn gởi cùng độc giả + Xét về nội dung: ở cả hai khổ đều là giải pháp chống lại thời gian trôi chảy. Bởi trước đó trong dấu ấn toàn bài, ta thấy được cả hai thi sĩ cùng đã chỉ ra sức mạnh vô cùng của thời gian trôi. + Vẻ đẹp tâm hồn của những tâm hồn biết yêu hết mình, đều là những tâm hồn đầy khao khát, muốn sống trọn vẹn với cuộc đời này, muốn tận hưởng và dâng hiến trong từng khoảnh khắc Điểm khác biệt Với thi sĩ Xuân Diệu: đó là một cái tôi tham lam, vội vàng, muốn sống và tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc của cuộc sống. + Mở đầu khúc thơ cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ thơ: Ta muốn ôm. Câu thơ làm nổi bật lên hình ảnh một cái tôi tham lam đang dang rộng cánh tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự sống mơn mởn, non tơ đang bày ra trước mắt. Điệp từ ta muốn còn lặp đi lặp lại với mật độ dày đặc ở những câu tiếp theo. Đại từ nhân xưng “ tôi" chuyển hóa thành ta, nhịp thơ gấp, giọng điệu cuồng nhiệt, hối hả, hối thúc...đó cũng chính là cách mà Xuân Diệu đã đưa: sống vội, sống gấp để tận hưởng cuộc đời. + Tận hưởng đến từng phút giây, trọn vẹn trong từng khoảnh khắc: các động từ mạnh được Xuân Diệu sử dụng tăng tiến dần theo cấp độ: ôm, say, riết, thâu, cắn. Đó là cách ông tận hưởng đã đầy nhất, một cách trọn vẹn đến tận cùng nhất bởi vì khi đã no nê, chếnh choáng, đã đầy, cũng có nghĩa là thỏa mãn nỗi khát thèm tận hưởng cuộc đời, những vẻ đẹp quyến rũ ngoài kia...Và cũng có nghĩa là phút giây đó trôi qua, ông sẽ không lãng phí, sẽ không nuối tiếc, sẽ không u buồn bởi chẳng thể có sức mạnh siêu nhân mà níu giữ. Ta thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn thi sĩ. Đó là một tâm hồn
- khao khát sống gắn bó với đời, đặc biệt hơn tâm hồn đó làm đẹp và tô điểm thêm cho hương sắc cuộc đời này. Với nữ sĩ Xuân Quỳnh + Khác với Xuân Diệu, muốn sống vội, sống gấp, tận hưởng trọn cùng từng khoảnh khắc. Nữ sĩ đã đưa ra giải pháp để chống lại thời gian trôi: Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ. Câu thơ mở ra một khao khát của nhân vật trữ tình. Đó là ước vọng được hóa thành những con sóng, những con sóng với bao phẩm chất tốt đẹp, với bao cá tính mạnh mẽ, với bao ồn ào, dữ dội, phức tạp, nhưng luôn hết mình trong tình yêu với bờ, luôn đầy dũng cảm và quyết tâm trong cuộc hành trình bao gian nan thử thách. Vậy, có thể nói ước ao được hóa những con sóng đã thể hiện một ước muốn của thi sĩ trong tình yêu: hãy biết đi tìm tình yêu đích thực như sóng, hãy yêu và mãnh liệt không ngừng như những con sóng. Chỉ có như vậy ta mới có được tình yêu, mới có được hạnh phúc trọn vẹn. Có như vậy hạnh phúc mới bền lâu trước thời gian. + Nhưng dù tình yêu đã tìm được bến, hạnh phúc đã trọn vẹn, thế nhưng kiếp người tuy dài nhưng cũng thật ngắn ngủi trước sự vô thủy, vô chung của đất trời. Đời người chỉ như cái chớp mắt của vũ trụ, sẽ đến lúc phải chạm đến những giới hạn, và lúc đó tình yêu cũng chấm hết. Giải quyết mà Xuân Quỳnh đưa ra thật khiến ta cảm động, cảm động trước một tâm hồn đẹp, vị tha: làm sao được tan ra? Tan là sự tan hòa, nghĩa là sự hi sinh và dâng hiến. Tình yêu của cái tôi là tình yêu vị kỉ, nhưng nếu tình yêu đó biết hòa nhịp, biết sẻ chia, tình yêu đó sẽ được nhập vào biển lớn tình yêu. Nơi đó, bao con người cùng khao khát, cùng sống hết mình trong tình yêu. Và nơi đó, cũng như biển lớn, mãi hát khúc ca tình yêu, khát khao đó mãi rào rạt đến muôn đời. Lý giải sự tương đồng, khác biệt +Tương đồng: trước hết cả hai thi sĩ đều là những cái tôi đầy nhạy cảm, đều là những tâm hồn dễ xao động. Chính vì vậy, trước sự trôi chảy và tàn phá qua mỗi bước của thời gian, cả hai tâm hồn ấy không tránh khỏi sự suy tư, lo âu và rất nhiều trăn trở. Thứ hai ta có thể nhận thấy họ là những con người của hành động, họ không để cho sự lo âu cắn xé, làm hao mòn tâm trí, họ cùng đi tìm và đã tìm ra những giải pháp cho riêng mình. Đó là những giải pháp tích cực, thể hiện những tâm hồn yêu sống, trân trọng cuộc đời và tình yêu. +Sự khác biệt: Xuân Diệu là thi sĩ với cái tôi đầy mạnh mẽ. Tình yêu trong thơ ông không bao giờ nửa vời, nhợt nhạt. Luôn chạm đến tột cùng cảm xúc, cháy hết mình cho tình yêu. Những câu thơ như có men say khiến người đọc ngây ngất, thể hiện sự mãnh liệt, nồng nàn. Xuân Quỳnh thì lại khác, thơ nữ sĩ đặc biệt là Sóng, đó là một cái tôi hết sức trữ tình, đằm thắm, không thiếu những da diết, rung cảm, nhưng vẫn là dịu dàng, sâu sắc của một trái tim nữ giới.
- MA TRẬN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN VĂN Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Chủ đề thấp cao Đọc hiểu Phong Hiệu quả Nghĩa hàm ẩn Làm thế nào thức biểu nghệ thuật. trong văn bản để đưa ra đạt khái niệm Số câu 1 1 1 1 4 Nghị luận Kiểu bài Các khái niệm Huy động kiến Lời văn sắc xã hội Nghị luận liên quan đến thức về đời sảo, cảm xúc về một tư vấn đề nghị sống xã hội làm sâu. tưởng đạo luận. rõ vấn đề. lí. Số câu 1 1 Nghị luận Biết được Có những Vận dụng Tạo lập bài văn học đây là kiểu hiểu biết về những kiến văn nghị bài Nghị hai tác giả , thức về hai tác luận văn học luận văn tác phẩm, giá giả, tác phẩm, so sánh hai
- học, cụ thể trị nội dung kết hợp các đoạn thơ. là so sánh. và nghệ thuật thao tác nghị của đọan thơ luận và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học: so sánh thơ Số câu 1 1 Tổng số 2 2 6 10 điểm Tỉ lệ 20% 20% 60% 100%
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2021 môn Lịch sử - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 p | 341 | 56
-
Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2021 môn GDCD - Bộ Giáo dục và Đào tạo
4 p | 436 | 54
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn tiếng Anh - Bộ GD&ĐT
6 p | 177 | 12
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Bộ GD&ĐT
4 p | 181 | 12
-
Đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2020 (Mã đề 321)
6 p | 240 | 11
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán - Bộ GD&ĐT
6 p | 136 | 9
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Vật lí - Bộ GD&ĐT
4 p | 179 | 9
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Lịch sử - Bộ GD&ĐT
4 p | 142 | 7
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Sinh học - Bộ GD&ĐT
5 p | 165 | 6
-
Đề thi minh họa THPT Quốc gia năm 2020 môn Tiếng Pháp - Bộ Giáo dục và Đào tạo (Lần 1)
4 p | 101 | 4
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Địa lí - Bộ GD&ĐT
4 p | 177 | 2
-
Đề thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2020 – Bộ Giáo dục và Đào tạo (Đề thi tham khảo)
5 p | 20 | 2
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2018
9 p | 85 | 2
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia 2019 môn Vật lí có đáp án - Bộ Giáo dục và Đào tạo
8 p | 47 | 1
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn GDCD - Bộ GD&ĐT
4 p | 105 | 1
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn - Bộ GD&ĐT
1 p | 230 | 1
-
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Địa Lí năm 2020 - THPT Lê Lợi
6 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn