intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử đại học quốc gia môn: Hóa học (Có đáp án)

Chia sẻ: Dangnguyen260581 Dangnguyen260581 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và quý thầy cô hãy tham khảo đề thi thử đại học quốc gia môn: Hóa học sau đây nhằm giúp các em củng cố kiến thức của mình và thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi. Chúc các em thành công và đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử đại học quốc gia môn: Hóa học (Có đáp án)

  1.                                                                                         ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Câu 1. Cho 10,0 gam axit cacboxylic đơn chức X vào dung dịch chứa 0,10 mol KOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng  thu được 11,0 gam chất rắn khan. Công thức của X là A. CH3­CH2­COOH. B. CH2=CH­COOH. C. CH2=C(CH3)­COOH.    D. CH3­COOH.  Câu 2. Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử  C2H3O2Na. Công thức của X là ?  A. CH3COOC2H5.          B. C2H5COOCH3          C. HCOOC3H7.              D. HCOOC3H5.  Câu 3. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư,  thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít SO2 (sản  phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch sau phản ứng chứa 56 gam muối. Giá trị của m là A. 21,6. B. 38,4. C. 26,4. D. 43,2.  Câu 4. Cho 16,8 gam Fe vào 2 lit dung dịch AgNO3 để phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy tạo thành 86,4 gam kết tủa.  Nồng độ của AgNO3 ban đầu là A. 0,35M.       B. 0,3M.      C. 0,2M.        D. 0,4M.  Câu 5. Xét các chất: etyl axetat (1), ancol etylic (2), axit axetic (3). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần  (từ trái sang phải) là A. 2 
  2.  Câu 12. Cho các hợp chất sau:  (1) CH2=CH­CH2­CH3;                                   (2) CH3­CH=C(C2H5)­CH3;  (3) Cl­CH=CH­Br;                                          (4) HOOC­CH=CH­CH3 ;     (5) (CH3)2C=CH­CH3;                                     (6) CHBr=CH­CH3. Các hợp chất có đồng phân hình học là: A. 2, 3, 4, 5, 6. B. 2, 3, 4, 6. C. 2, 4, 5. D. 1, 2, 4, 6.     Câu 13. Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:       A. FeO, CuO, Cr2O3. B. PbO, K2O, SnO.  C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, MgO, CuO.  Câu 14. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Mặt khác, cho  1,5V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,14 mol AlCl3, thu được 0,75m gam kết tủa. Giá trị của V là A. 0,32. B. 0,40. C. 0,36. D. 0,28.  Câu 15. Điện phân (với điện cực trơ) 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ x(M), sau một thời gian thu được dung dịch Y  có khối lượng giảm 4,0 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho 36,4 gam bột sắt vào dung dịch Y đến khi  phản ứng hoàn toàn, thu được 38,2 gam kim loại. Giá trị của x là A. 1,25. B. 1,65. C. 0,55 . D. 1,40.  Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và propen (trong đó X chiếm dưới 50% thể tích)  rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào nước vôi trong dư thấy tạo ra 6,6 gam kết tủa. Công thức của X là: A. C3H4. B. C2H6. C. C2H4. D. CH4.  Câu 17. Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt 50%). Cho hỗn  hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Vậy khối lượng axit thu được trong X là  A. 12 gam. B. 18 gam. C. 9,2 gam.  D. 6,0 gam.  Câu 18. Hỗn hợp khí và hơi X gồm C2H4, CH3CHO, CH3COOH.  Trộn X với V lít H2 (đktc), rồi cho qua Ni, đốt nóng  thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 0,672.  Câu 19. Khi vật bằng gang, thép (hợp kim của Fe­C) bị ăn mòn điện hoá trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây  đúng? A. Tinh thể cacbon là anot, xảy ra quá trình oxi hoá. B. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình oxi hoá C. Tinh thể cacbon là catot, xảy ra quá trình oxi hoá. D. Tinh thể sắt là anot, xảy ra quá trình khử.     Câu 20. Thứ tự một số cặp oxi hoá ­ khử trong dãy điện hoá như sau:       Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:         A. Mg, Fe, Cu. B. Mg, Fe2+, Ag.  C. Mg, Cu, Cu2+.  D. Fe, Cu, Ag+.      Câu 21. Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không  tác dụng được với Na là           A. 3.  B. 4.                                       C. 2.                                    D. 1.  Câu 22. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?  A. Saccarozơ. B. Glucozơ.  C. Protein.  D. Tinh bột.   Câu 23. Cho các chất sau: (1) etin; (2) but­2­in; (3) 3­metyl but­1­in, (4) buta­1,3­ đien. Số chất vừa làm mất màu dung  dịch Br2, vừa tạo kết tủa trong dung dịch AgNO3/NH3 là A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.  Câu 24. Tripeptit X (Gly­Ala­Ala). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng  chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là       A. 28,6 gam.          B. 35,9 gam.             C. 37,9 gam.                   D. 31,9 gam.  Câu 25. Xà phòng hóa hoàn toàn 70 gam hỗn hợp gồm triglixerit và axit béo cần dùng V lít dd NaOH 2M, đun nóng.  Sau phản ứng thu được 7,36 gam glixerol và 72,46 gam xà phòng. Giá trị của V là: A. 0,130. B. 0,135. C. 0,120. D. 0,125.
  3.  Câu 26. Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng), thấy thoát ra khí NO  (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn. (giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3­). Giá trị của m  là A. 12,0 gam. B. 11,2 gam. C. 14,0 gam. D. 16,8 gam.  Câu 27. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly – Ala – Gly với Gly – Ala là       A. dd NaOH B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm C. dd NaCl        D. dd HCl  Câu 28.  Cho 8,5 gam hỗn hợp gồm Na và K vào 100 ml H2SO4 0,5M và HCl 1,5M thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cô cạn  cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.  A. 19,475 gam  B. 18,625 gam  C. 20,175 gam  D. 17,975 gam   Câu 29. Một α­amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu  được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là  A. Anilin. B. axit Glutamic. C. Alanin. D. Glixin.  Câu 30. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C2H12N2O4S. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được  muối vô cơ Y và thấy thoát ra khí Z (phân tử chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Tỷ khối của Z đối với H2 là: A. 30,0. B. 15,5. C. 31,0. D. 22,5.  Câu 31. X và Y là hai hợp chất hữu cơ chỉ có một loại nhóm chức và đều tác dụng Na giải phóng H2. Đốt cháy hoàn  toàn một lượng bất kì X hoặc Y đều thu được khối lượng CO2 gấp 1,63 lần khối lượng H2O. Khi cho 26,2 gam hỗn  hợp gồm X và Y tác dụng với Cu(OH)2 thì hết 0,1 mol Cu(OH)2. Vậy % số mol X và Y trong hỗn hợp này là  A. 25,00 và 75,00 B. 47,33 và 52,67 C. 33,33 và 66,67 D. 40,00 và 60,00  Câu 32. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit?       A. (C6H5COO)3C3H5 B. (CH3COO)3C3H5       C. (C17H31COO)3C3H5 D. (C2H5COO)3C3H5  Câu 33. Cho V ml dung dịch NaOH 0,05M vào V ml dung dịch H2SO4 0,035M, thu được 2V ml dung dịch X. Giá trị pH  của dung dịch X là A. 7. B. 2. C. 12. D. 3.  Câu 34. Cho các hóa chất sau: NaOH, Ca(OH)2, Na2CO3, Na3PO4 , NaCl,  HCl. Số chất sử dụng để làm mềm nước có  tính cứng tạm thời là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.  Câu 35. Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X. Chia X thành 2 phần bằng  nhau.  Phần 1: Nhỏ 200 ml dung dịch HCl 1,3M vào thu được 1,8a gam chất rắn. Phần 2: Nhỏ 200 ml dung dịch HCl 2,5M vào thu được a gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,7 gam. B. 5,4 gam. C. 10,8 gam. D. 8,1 gam.  Câu 36. Cho 1,792 lit hỗn hợp X gồm propin và hidro (đktc, dX/H2 = 8,125) đi qua xúc tác, nung nóng thu được hỗn  hợp khí Y (dY/He = a). Y làm mất màu đúng 160 gam dung dịch Br2 2%. Giá trị gần đúng của a là A. 8,12. B. 32,58. C. 10,8. D. 21,6.     Câu 37. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:        A. Na, Ca, Al.  B. Na, Ca, Zn.                     C. Na, Cu, Al.                    D. Fe, Ca, Al.  Câu 38.  Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau phản  ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là  A. anlyl axetat. B. metyl metacrylat. C. vinyl propionat. D. etyl acrylat.  Câu 39. Cho các phản ứng hóa học sau:     (1) BaCl2  +  H2SO4;                                                          (2) Ba(OH) 2  +  Na2SO4;     (3) Ba(OH)2  +  (NH4)2SO4;                                               (4) Ba(OH) 2  +  H2SO4;    (5) Ba(NO3)2  +  H2SO4. Số phản ứng có phương trình ion thu gọn : Ba2+ + SO42­ → BaSO4 là 
  4. A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.  Câu 40. Công thức của amin chứa 23,729% khối lượng nitơ là công thức nào sau?    A. C2H5NH2   B. (CH3)2NH                 C. C6H5NH2                 D. (CH3)3N  Câu 41. Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là A. poli (metyl metacrylat). B. poli( metyl acrylat). C. poli (phenol – fomanđehit). D. poli (vinyl axetat).  Câu 42. Sục 6,72 lit CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch X gồm Na2ZnO2 1M và NaOH 2M thu được a gam kết tủa. Giá  trị của a là A. 14,85.              B. 4,95.  C. 7,8.     D. 9,9.  Câu 43. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình electron của Fe2+ là A. [Ar]3d44s2.                         B. [Ar]4s23d4.       C. [Ar]3d54s1.                           D. [Ar]3d6.  Câu 44. Cho 8,0 gam hơi ancol đơn chức X qua CuO (lấy dư) nung nóng thu được 11,2 gam hỗn hợp chất lỏng gồm  ancol, anđehit và nước. Vậy hiệu suất của phản ứng oxi hoá ancol là:  A. 70%. B. 75%. C. 60%. D. 80%.   Câu 45. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X  chứa 3 chất tan. Thêm tiếp NaNO3 dư vào dung dịch X thấy thoát ra 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của  NO3­, đktc). Giá trị m là A. 13,92 gam. B. 13,12 gam. C. 10,56 gam. D. 11,84 gam.  Câu 46. E là este thuần chức, mạch không phân nhánh. Đun nóng m gam E với 150 ml dung dịch NaOH 2M đến hoàn  toàn thu được dung dịch X. Trung hòa X cần 200 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được  22,95 gam hỗn hợp 2 muối khan và 11,04 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức. Công thức cấu tạo của E là A. C2H5OOC­CH2­COOCH3.  B. HCOOCH3 hoặc CH3COOC2H5.  C. C2H5COOC2H5.                           D. CH3CH2CH2OOC­CH2CH2­COOCH3.  Câu 47. Cho 24,64 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, N2 có tổng khối lượng là 32,4 gam đi qua 100 ml dung dịch  chứa NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,4M sau các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,76. B. 19,70.        C. 3,94.             D. 7,88.  Câu 48. Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng được với nhau? A. CH3COOC2H5 và dung dịch NaOH. B. C2H6  và CH3CHO. C. CH3CH2OH và dung dịch NaNO3. D. Dung dịch CH3COOH và dung dịch NaCl.  Câu 49. Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi của nguyên tố R gấp 3 lần hóa trị của nó trong hợp chất khí với  hidro. Phần trăm khối lượng của R trong hợp chất khí với hidro nhiều hơn trong hợp chất có hóa trị cao nhất với oxi  là 54,11%. Nguyên tố R là A. P. B. S. C. N. D. Cl.  Câu 50. Cho 16,4 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,  thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là A. 8,5.  B. 2,2.  C. 3,4.      D. 6,4.                                                                                         ĐÁP ÁN  1B 2A 3C 4D 5B 6D 7D 8C 9D 10B 11B 12B 13A 14A 15A 16D 17D 18A 19B 20A 21B 22B 23C 24B 25D 26C 27B  28A 29C 30B 31D 32C 33B 34B 35C 36A 37A 38D 39A 40C 41A 42B 43D 44D 45D 46D 47C 48A 49B 50C 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1