intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 023

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 023 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 lần 2 - Sở GD&ĐT Ninh Bình - Mã đề 023

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA TỈNH NINH BÌNH LẦN THỨ II NĂM HỌC 2018 - 2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh........................................................................... Mã đề thi 023 Số báo danh................................................................................ Câu 41. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thu nhập bình quân của lao động nước ta thuộc loại thấp so với các nước trên thế giới là A. năng suất lao động xã hội còn thấp. B. lao động sống chủ yếu ở nông thôn. C. độ tuổi trung bình của người lao động cao. D. người lao động thiếu cần cù, sáng tạo. Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông không thuộc lưu vực hệ thống sông Hồng là A. Sông Đà. B. Sông Mã. C. Sông Lô. D. Sông Chảy. Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết những tỉnh/thành phố nào sau đây có quy mô GDP cao nhất nước ta? A. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa. B. Hà Nội, Hải Phòng. C. Hải Phòng, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng với địa hình bán bình nguyên ở nước ta? A. Nằm chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng. B. Địa hình là các bậc thềm phù sa cổ, bề mặt phủ badan. C. Địa hình thể hiện rõ nhất ở vùng Đông Nam Bộ. D. Nằm ở rìa phía bắc, phía tây Đồng bằng sông Hồng. Câu 45. Phương hướng nào sau đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta? A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ. B. Mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. C. Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. D. Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt. Câu 46. Trong những năm gần đây mạng lưới đường bộ ở nước ta được mở rộng và hiện đại hóa chủ yếu do A. chính sách phát triển, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng. B. huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư. C. trình độ người lao động cao, cơ sở hạ tầng phát triển. D. chiến lược phát triển táo bạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất. Câu 47: Vùng biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật là do A. thềm lục địa nông, độ mặn lớn. B. có nhiều ngư trường trọng điểm. C. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá. D. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi. Câu 48. Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ A. các đồng cỏ tự nhiên. B. phụ phẩm của ngành thủy sản. C. thức ăn chế biến công nghiệp. D. sản xuất lương thực, thực phẩm. Câu 49. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ 2014 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm 1990 2014 Tổng số 9040,0 14804,1 Cây lương thực 6474,6 8992,3 Cây công nghiệp 1199,3 2844,6 Cây thực phẩm, cây ăn quả và cây khác 1366,1 2967,2 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016) Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây của nước ta năm 1990 và 2014, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Tròn. B. Cột. C. Miền. D. Đường. Trang 1/4 - Mã đề thi 023
  2. Câu 50. Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành ở Đồng bằng sông Hồng là A. đa dạng hóa sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới. B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm. C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến. D. phát triển mạnh các ngành tài chính, ngân hàng. Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng? A. Nam Định, Hải Dương. B. Thái Nguyên, Hạ Long. C. Phúc Yên, Bắc Ninh. D. Hà Nội, Hải Phòng. Câu 52. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây chè lớn nhất cả nước chủ yếu do A. có đất feralit giàu dinh dưỡng, diện tích lớn. B. khí hậu phân hóa theo đai cao, có mùa đông lạnh. C. có lượng mưa lớn, mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. có địa hình đồi thấp, nhiều cao nguyên. Câu 53. Điểm khác biệt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là A. tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất. B. có số lượng các tỉnh (thành phố) ít nhất. C. có khả năng phát triển ngành công nghiệp. D. ranh giới thay đổi theo thời gian. Câu 54. Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng A. lãnh hải. B. nội thủy. C. đặc quyền kinh tế. D. tiếp giáp lãnh hải. Câu 55. Trong khai thác tổng hợp tài nguyên vùng biển và hải đảo ở nước ta không có nguyên nhân nào sau đây? A. Tạo thuận lợi cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật. B. Môi trường vùng biển là không chia cắt được. C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người. D. Đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Câu 56. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở A. độ ẩm không khí cao. B. khí hậu phân mùa rõ rệt. C. tổng lượng bức xạ mặt trời lớn. D. cân bằng ẩm luôn dương. Câu 57. Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên không đem lại hiệu quả nào sau đây? A. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc. B. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. C. Nâng cao vị trí về quốc phòng và xây dựng kinh tế mở. D. Thu hút dân cư, lao động từ vùng khác. Câu 58. Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là A. mạng lưới sông suối dày đặc và giàu lượng phù sa. B. các sông ở miền Bắc ngắn, dốc, đóng băng vào mùa đông. C. mùa mưa ngập lụt, mùa khô thiếu nước và ô nhiễm môi trường nước. D. lưu lượng nước lớn và phân bố không đồng đều giữa các vùng. Câu 59. Trong tương lai, hoạt động kinh tế nào sau đây góp phần giải quyết nhu cầu thực phẩm cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. B. Trồng, chế biến các loại rau quả. C. Nhập khẩu nông sản từ vùng khác. D. Hình thành các vùng thâm canh lúa. Câu 60. Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, các ngành nghề nhằm mục đích A. thực hiện kế hoạch hóa gia đình, kiềm chế tốc độ tăng dân số. B. đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. C. thu hút đầu tư, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động. D. để người lao động tự tạo hoặc tìm kiếm việc làm thuận lợi hơn. Câu 61. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP của cả nước. B. Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP. C. Hạ Long là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng. D. Chè là cây công nghiệp chuyên môn hóa chủ yếu. Câu 62. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới giáp với Lào và Trung Quốc? A. Quảng Nam. B. Điện Biên. C. Kon Tum. D. Lai Châu Trang 2/4 - Mã đề thi 023
  3. Câu 63. Cho biểu đồ về GDP của một số quốc gia, giai đoạn 2000 - 2015 Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. B. Quy mô GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. C. Sự thay đổi cơ cấu GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. D. Cơ cấu GDP của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. (Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2016, Nxb 2017 Thống kê, 2017) Câu 64. Hướng chính trong phát triển kinh tế vùng biển ở Đồng bằng sông Cửu Long là kết hợp A. khai thác mặt biển, đảo, quần đảo và đất liền tạo nên một thể kinh tế liên hoàn. B. khai thác vùng bờ biển với đất liền và hệ thống sông ngòi, kênh rạch. C. khai thác sinh vật biển, khoáng sản và phát triển du lịch biển. D. khai thác du lịch biển, phát triển giao thông vận tải biển và du lịch miệt vườn. Câu 65. Điều kiện thuận lợi về tự nhiên cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn ở nước ta là A. có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng. B. nhân dân có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. C. dọc bờ biển có nhiều đầm phá, bãi triều, rừng ngập mặn. D. thị trường xuất khẩu thủy sản ngày càng đa dạng. Câu 66. Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng liên tục trong những năm gần đây là A. nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. B. số lượng hàng hóa tăng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. C. sự phục hồi và phát triển của sản xuất. D. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Câu 67. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, vườn quốc gia Yok Đôn có kiểu thảm thực vật là A. trảng cỏ, cây bụi. B. rừng kín thường xanh. C. rừng ngập mặn. D. rừng thưa. Câu 68. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình Đông Nam Á biển đảo? A. Nhiều cao nguyên, sơn nguyên xen lẫn bồn địa. B. Có ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. C. Có nhiều đồng bằng châu thổ sông rộng lớn. D. Nhiều dãy núi, thung lũng chạy theo hướng bắc - nam. Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quy Nhơn. B. Thuận An. C. Cam Ranh. D. Đà Nẵng. Câu 70. Kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh trong giai đoạn 1950 - 1973 không phải do nguyên nhân nào sau đây? A. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm. B. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ. C. Tích cực chạy đua vũ trang sau chiến tranh thế giới thứ hai. D. Chú trọng hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới. Câu 71: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây dừa được trồng nhiều nhất ở vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Câu 72. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với chế độ mưa của nước ta? A. Huế có lượng mưa trung bình năm thấp nhất. B. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ mưa vào mùa hạ. C. Nha Trang và Đồng Hới mưa vào mùa đông. D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ mưa nhiều vào mùa hạ. Trang 3/4 - Mã đề thi 023
  4. Câu 73. Ý nghĩa chủ yếu của việc nâng cấp, hiện đại hóa Quốc lộ 1 ở vùng Bắc Trung Bộ là A. thúc đẩy kinh tế phía tây phát triển. B. phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị . C. tăng khả năng vận chuyển bắc - nam. D. hình thành các khu kinh tế cảng biển. Câu 74. Mục đích của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay là A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa. B. phân bố ở những vùng có truyền thống sản xuất. C. quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. D. tạo ra nhiều nông sản, nhiều lợi nhuận. Câu 75. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiếm của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng A. Tây Nguyên. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc. Câu 76. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết ở Đông Nam Á, Việt Nam có giá trị nhập khẩu lớn nhất với quốc gia nào sau đây? A. Philippin. B. Thái Lan. C. Xingapo. D. Malaixia. Câu 77. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là A. Đất mùn. B. Đất phù sa. C. Đất feralit. D. Đất mùn thô. Câu 78. Cho bảng số liệu: LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC VÀ TIÊU DÙNG MỘT SỐ KHU VỰC THẾ GIỚI NĂM 2015 (Đơn vị: Triệu thùng/ngày) Khu vực Đông Á Tây Nam Á Trung Á Tây Âu Bắc Mĩ Khai thác 4,3 30,1 2,8 3,2 19,7 Tiêu dùng 20,1 9,6 1,4 11,5 23,6 (Nguồn: Niên giám Thống kê 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2015? A. Khu vực Trung Á có lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ nhất. B. Khu vực Tây Âu có lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng. C. Khu vực Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất. D. Khu vực Bắc Mĩ có lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ hơn Đông Á. Câu 79. Cho biểu đồ: SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 Theo biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 1995 - 2014? A. Sản lượng điện có tốc độ tăng nhanh nhất. B. Sản lượng than tăng nhanh và liên tục. C. Sản lượng dầu thô luôn nhỏ hơn sản lượng than. D. Năm 2000 sản lượng than lớn hơn dầu thô. (Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, Nxb Thống kê 2016) Câu 80. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp ở Đông Nam Bộ không có biện pháp nào sau đây? A. Xây dựng nhiều công trình thủy lợi. B. Bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu các sông. C. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. D. Thay đổi cơ cấu cây trồng. ---------------------------------------------- ------------ HẾT ---------- (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi) Trang 4/4 - Mã đề thi 023
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2