intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Lê Lợi

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

38
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Lê Lợi giúp cho các bạn củng cố được các kiến thức của môn học thông qua việc giải những bài tập trong đề thi. Tài liệu phục vụ cho các em học sinh lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019 sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Lê Lợi

  1. Bộ GD & ĐT ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2018-2019 Sở GD & ĐT Phú Yên Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Trường THPT Lê Lợi Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Tổ: Sử-Địa-GDCD Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề ------------- -------------------------------- Câu 1. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1995 2000 2010 2015 Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 769,8 624,8 Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 692,4 648,3 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990-2015 A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường. Câu 2. Ở nước ta, thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là A. có một mùa đông lạnh kéo dài. B. nguồn nước dồi dào. C. đất đai màu mỡ. D. ít thiên tai, dịch bệnh. Câu 3. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua? A. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. B. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. C. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động. D. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành. Câu 4. Ở nước ta, tỉnh/thành phố phát triển mạnh loại hình du lịch biển- đảo của vùng Đồng bằng sông Hồng là A. Ninh Bình. B. Thái Bình. C. Hải Phòng. D. Nam Định. Câu 5. Vùng biển mà ở đó Nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là A. lãnh hải. B. vùng tiếp giáp lãnh hải. C. nội thủy. D. vùng đặc quyền kinh tế. Câu 6. Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi? A. Rừng và thủy sản. B. Khoáng sản và thủy sản. C. Khoáng sản và rừng. D. Đất và thủy sản. Câu 7. Phương châm "sống chung với lũ" ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại. B. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra. C. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu. D. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông. Câu 8. Ở nước ta, vấn đề được quan tâm nhất khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ là A. khí hậu. B. lao động. C. năng lượng. D. kĩ thuật. Câu 9. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là A. ôn đới đại dương và nhiệt đới. B. hàn đới và ôn đới lục địa. C. hàn đới và ôn đới đại dương. D. ôn đới và cận nhiệt đới. Câu 10. Cho bảng số liệu sau: SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ KHỐI LƯỢNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM. (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 1980 1990 2000 2005 2010 2015
  2. Sản lượng cà phê (nhân) 8,4 92 802,5 752,1 1105,7 1453,0 Khối lượng xuất khẩu 4,0 89,6 733,9 912,7 1184 1691 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Từ năm 1980 đến năm 2015, sản lượng cà phê nhân tăng lên 173,0 lần. B. Từ năm 1980 đến năm 2015, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng lên 500 lần. C. Từ năm 2005 đến năm 2015, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn khối lượng cà phê xuất khẩu. D. Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân ít hơn khối lượng cà phê xuất khẩu. Câu 11. Chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là A. tỉ suất tăng dân số tự nhiên. B. tỉ suất tăng cơ học. C. gia tăng dân số. D. biến động dân số. Câu 12. Ngành sản xuất nào dưới đây được coi là xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ. Câu 13. Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là A. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. B. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. C. cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt. D. điều kiện tự nhiên thuận lợi. Câu 14. Cây công nghiệp nào dưới đây được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên? A. Cao su. B. Chè. C. Hồ tiêu. D. Cà phê. Câu 15. Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là A. cạn kiệt nguồn nước ngọt. B. ô nhiễm môi trường. C. mất cân bằng giới tính. D. động đất và núi lửa. Câu 16. Tuyến đường được coi là "xương sống" của hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 2. B. quốc lộ 1. C. quốc lộ 5. D. quốc lộ 6. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không đúng hoàn toàn với quá trình đô thị hóa? A. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh. B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn. C. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi. D. Nông thôn chịu sức ép phải phát triển lên thành thị. Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là A. Quỳnh Nhai. B. Phong Thổ. C. Nông Sơn. D. Vàng Danh. Câu 19. Trung Quốc có hai đặc khu hành chính nằm ven biển là A. Hồng Công và Thượng Hải. B. Hồng Công và Ma Cao. C. Hồng Công và Quảng Châu. D. Ma Cao và Thượng Hải. Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa líViệt Namtrang 24, haitỉnh (thànhphố) có giá trịnhập khẩu hàng hóa (năm2007) lớn nhất nướcta là A. TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh và Hải Phòng. C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Câu 21. Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp A. cận xích đạo. B. ôn đới. C. cận nhiệt đới. D. nhiệt đới. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta? A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ Câu 23. Loại rừng chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Trung Bộ là A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng tre nứa. Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tây Nguyên (năm 2017) là A. Cầu Treo. B. Bờ Y. C. Lao Bảo. D. Cha Lo. Câu 25. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay? A. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí.
  3. B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động. C. Nâng cao thể trạng người lao động. D. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm. Câu 26. Nơi có khí hậu ẩm, mưa nhiều là A. bờ Đông của lục địa ở đai chí tuyến. B. bờ Tây của lục địa ở đai chí tuyến. C. bờ Đông của lục địa ở vùng cực. D. bờ Tây của lục địa ở ôn đới. Câu 27. Diện tích tự nhiên của Trung Quốc đứng hàng A. thứ ba thế giới sau Liên bang Nga và Canađa. B. thứ năm thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Hoa Kỳ và Braxin. C. thứ hai thế giới sau Liên bang Nga. D. thứ tư thế giới sau Liên bang Nga, Canađa và Hoa Kỳ. Câu 28. Việc nuôi tôm hùm, tôm sú được phát triển mạnh nhất ở các tỉnh (thành phố) A. Phú Yên, Quảng Ninh. B. Phú Yên, Khánh Hòa. C. Bình Định, Quảng Ngãi. D. Khánh Hòa, Đà Nẵng. Câu 29. Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KĨ THUẬT CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM. (Đơn vị:%) Năm 1996 2005 2010 2005 Trình độ Đã qua đào tạo 12,3 25,0 14,6 20,3 Trong đó: Có chứng chỉ nghề sơ cấp 6,2 15,5 3,8 5,0 Trung học chuyên nghiệp 3,8 4,2 3,4 4,0 Cao đẳng, đại học trở lên 2,3 5,3 7,4 11,3 Chưa qua đào tạo 87,7 75,0 85,4 79,7 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Phần lớn lao động của nước ta chưa qua đào tạo. B. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. C. Trong số lao động đã qua đào tạo, chiếm tỉ trọng cao nhất là trình độ trung cấp. D. Trình độ của người lao động nước ta không có biến động. Câu 30. Ở nước ta, Tín phong hoạt động mạnh nhất vào thời gian A. chuyển tiếp giữa hai mùa. B. giữa mùa gió Tây Nam. C. giữa mùa gió Đông Bắc. D. đầu mùa gió Đông Bắc và giữa mùa gió Tây Nam. Câu 31. Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây? A. Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng V, VI, VII. B. Bão đổ bộ vào miền Bắc có cường độ yếu hơn bão đổ bộ vào miền Nam. C. Trung bình mỗi năm có 8-10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta. D. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam. Câu 32. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở vì A. có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu. B. do tiếp giáp với vùng Tây nguyên rộng lớn. C. vị trí tiếp giáp với Campuchia. D. có quốc lộ 1 xuyên suốt các tỉnh. Câu 33. Những ví dụ nào dưới đây không biểu hiện quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí?
  4. A. Lượng mưa tăng lên làm tăng cường lưu lượng nước sông. B. thực vật rừng bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn, khí hậu bị biến đổi. C. khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt làm thay đổi chế độ dòng chảy. D. càng về vĩ độ thấp, thời gian chiếu sáng càng ngắn, nhiệt độ càng thấp. Câu 34. Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ? A. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện. B. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa. C. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện. D. Khai thác và chế biến bô xít, thủy sản. Câu 35. Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta? A. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng. B. Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. C. dân cư phân bố chưa hợp lí. D. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là A. Bến Tre, Trà Vinh. B. Hậu Giang, Vĩnh Long. C. Cà Mau, Kiên Giang. D. Sóc Trăng, Bạc Liêu. Câu 37. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. B. cận nhiệt đới hải dương. C. nhiệt đới lục địa khô. D. cận xích đạo gió mùa. Câu 38. Một trong những đặc điểm của khu công nghiệp ở nước ta là A. bao gồm nhiều tỉnh và thành phố. B. không có dân cư sinh sống. C. gắn liền với đô thị vừa và lớn. D.có nhiều ngành chuyên môn hóa. Câu 39. Cho biểu đồ: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 - 2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 - 2014. A. Tỉ trọng các vùng còn lại của nước ta có xu hướng tăng. B. Đồng bằng sông Cửu Long luôn là vùng có sản lượng thủy sản khai thác đứng đầu cả nước. C. Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ trọng lớn thứ hai. D. Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng. Câu 40. Đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kỳ là A. công nghiệp phát triển, tính chuyên môn hóa rõ rệt, sức mua của dân cư lớn. B. phát triển mạnh cả ở 3 khu vực, nhất là công nghiệp và dịch vụ. C. có qui mô lớn, tính chuyên môn hóa cao, nền kinh tế thị trường điển hình. D. có qui mô lớn, nền kinh tế thị trường điển hình, sức mua của dân cư lớn. -------------------------------Hết----------------------------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Giám thị không giải thích gì thêm.
  5. Họ và tên thí sinh:………………………………………; Số báo danh……………….......................... Chữ ký Giám thị 1:………………………………Chữ kí Giám thị 2:………………............................. TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2018-2019 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ 1A 2A 3C 4C 5C 6C 7A 8C 9D 10A 11A 12B 13B 14D 15B 16B 17D 18B 19B 20A 21D 22C 23B 24B 25B 26A 27D 28B 29A 30A 31D 32A 33D 34C 35A 36B 37A 38B 39D 40C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2