intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Trường Tộ

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

20
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Trường Tộ dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Nguyễn Trường Tộ

  1. SỞ GD&ĐT PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC LỚP 12 THPT TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn thi: ĐỊA LÍ ĐỀ CHÍNH Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế? A. Vai trò các công ti xuyên quốc gia ngày càng giảm sút. B. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. C. Thương mại thế giới phát triển mạnh. D. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Câu 2. “ASEAN” là tổ chức liên kết kinh tế khu vực A. Đông Nam Á. B. Bắc Mĩ. C. Châu Âu. D. Nam Mĩ. Câu 3. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA Ô-XTRÂY-LI-A NĂM 2000 VÀ NĂM 2013. (Đơn vị: %) Năm 2000 2013 Khu vực Khu vực I 3,7 2,8 Khu vực II 25,6 22,4 Khu vực III 70,7 74,8 Để thể hiện cơ cấu lao động của Ô-xtrây-li-a năm 2000 và năm 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ cột. Câu 4.Cho biểu đồ: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua các năm (%)
  2. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào là đúng? A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng. B. Tỉ trọng nhập khẩu luôn đạt trên 50%. C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm liên tục. D. Qua các năm, Trung Quốc luôn là nước nhập siêu. Câu 5. Tổng chiều dài đường biên giới Việt Nam là A. 4600 km. B. 1400 km. C. 1100 km. D. 2100 km. Câu 6. Nước ta có địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ? A. 3/4. B. 1/4. C. 2/3. D. 1/3. Câu 7. Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện ở các khu vực A. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam. C. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc. Câu 8. Đường biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới ngoài của vùng A. lãnh hải. B. nội thủy. C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế. Câu 9. Mật độ dân số nước ta thấp nhất ở vùng A. Tây Bắc. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 10. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là đô thị A. loại đặc biệt. B. loại 1. C. loại 3. D. loại 5.
  3. Câu 11. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta là A. Nhà nước. B. Ngoài Nhà nước. C. Tư nhân. D. Có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 12. Cây công nghiệp nước ta chủ yếu có nguồn gốc từ đới khí hậu A. nhiệt đới. B. cận nhiệt đới. C. xích đạo. D. cận xích đạo. Câu 13. Trung tâm công nghiệp nào sau đây có ý nghĩa quốc gia? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. Cần Thơ. Câu 14. Tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là A. Quốc lộ 1A. B. đường Hồ Chí Minh. C. Quốc lộ 5. D. đường số 279. Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nền nông nghiệp nước ta? A. Nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền không còn tồn tại. B. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. C. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa. D. Điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 16. Một trong những hạn chế của ngành viễn thông nước ta là A. phân bố không đồng đều giữa các vùng. B. đón đầu các thành tựu kĩ thuật hiện đại. C. tốc độ phát triển nhanh vượt bậc. D. mạng lưới viễn thông đa dạng. Câu 17. Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp (2001) vùng công nghiệp 5 bao gồm các tỉnh A. thuộc Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng. B. thuộc đồng bằng sông Cửu Long. C. thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng. D. thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh).
  4. Câu 18. Nguyên nhân chính làm cho doanh thu của ngành du lịch nước ta ngày càng tăng là A. số lượt khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch tăng. B. dân có mức sống cao và nhu cầu du lịch tăng. C. tiềm năng du lịch lớn, có sức hấp dẫn. D. phát triển, mở rộng các tuyến, điểm du lịch. Câu 19. Đàn Trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 20. Vùng nào có năng suất lúa cao nhất cả nước? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 21. Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 22. Vùng trồng cao su lớn nhất nước ta là A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 23. Vùng nào có sản lượng thủy sản cao nhất cả nước? A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 24. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. hiện tượng rét đậm, rét hại. B. thiếu nước về mùa đông. C. chất lượng đồng cỏ chưa cao.
  5. D. địa hình bị chia cắt phức tạp. Câu 25. Ý nào sau đây không phải là hạn chế của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Có vị trí nằm ở vùng kinh tế trọng điểm. B. Có dân số đông, mật độ dân số cao nhất cả nước. C. Tài nguyên thiên nhiên không thật phong phú. D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Câu 26. Nguyên nhân chính thuận lợi cho Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ hai cả nước là do có A. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1000m. B. một mùa mưa nhiều và một mùa khô kéo dài. C. các cơ sở chế biến chè lớn và nổi tiếng. D. nhiều diện tích đất đỏ ba dan ở các cao nguyên. Câu 27. Ở Bắc Trung Bộ, việc hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp tạo ra thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian vì A. lãnh thổ gồm đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và biển. B. lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam. C. phát triển kinh tế - xã hội của vùng còn nhiều khó khăn. D. vùng không có khả năng phát triển công nghiệp. Câu 28. Phát biểu nào sau đây không phải là ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển, đảo nước ta? A. Nước ta có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển. B. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. C. Các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển. D. Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo. Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhóm đất nào có diện tích lớn nhất? A. đất phèn. B. đất phù sa sông. C. đất mặn. D. đất cát biển. Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng? A. Hà Nội. B. Đà Nẵng. C. Hải Phòng. D. Cần Thơ.
  6. Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhóm hàng nào không phải là hàng nhập khẩu của nước ta? A. Nông – lâm – thủy sản. B. Máy móc, thiết bị, phụ tùng. C. Nguyên, nhiên, vật liệu. D. Hàng tiêu dùng. Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp Quy Nhơn không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Dệt may. B. Cơ khí. C. Chế biến nông sản. D. Sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết cửa khẩu quốc tế Móng Cái thuộc tỉnh nào? A. Quảng Ninh. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Thanh Hóa. Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, Cam Ranh là đô thị A. loại 3, có qui mô dân số từ 100 000 – 200 000 người. B. loại 2, có qui mô dân số từ 200 001 – 500 000 người. C. loại 1, có qui mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người. D. loại 4, có qui mô dân số dưới 100 000 người. Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều nhất? A. Đăk Lăk. B. Kon Tum. C. Gia Lai. D. Đăk Nông. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long? A. Mộc Bài. B. Hà Tiên. C. An Giang. D. Đồng Tháp. Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, nhận xét nào sau đây không đúng trong năm 2007?
  7. A. Tổng giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm là 643.482,9 tỉ đồng. B. GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước chiếm tỉ trọng 61,9%. C. Dân số của ba vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước là 41,6%. D. Diện tích của ba vùng kinh tế trọng điểm so với cả nước là 22,3%. Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của khu vực ngoài nhà nước năm 2007 chiếm tỉ trọng A. 85,6%. B. 10,7%. C. 3,7%. D. 83,3%. Câu 39. Cho biểu đồ % 250 228 234 208 200 186 181 169 177 168 154 150 133 128 129 124 127 121 100 50 0 1990 2000 2005 2010 2012 2014 Năm Diện tích Năng suất Sản lượng Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2014. B. Tỷ trọng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2014. C. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2014. D. Cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 – 2014. Câu 40. Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 2000 2250,9 1660,9 590,0 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2012 5820,7 2705,4 3115,3 2014 6333,2 2920,4 3412,8
  8. Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng khai thác. B. Tổng sản lượng tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2014. C. Sản lượng khai thác tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng. D. Sản lượng khai thác luôn lớn hơn sản lượng nuôi trồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2