intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Trần Quốc Tuấn

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Trần Quốc Tuấn sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Địa lí năm 2019 - THPT Trần Quốc Tuấn

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN KHẢO SÁT NĂNG LỰC NĂM 2019 TỔ ĐỊA LÍ Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh:………………………………………………SBD:………. Câu 1. Cho biểu đồ % 250 228 234 208 200 186 181 169 177 168 154 150 133 128 129 124 127 121 100 50 0 1990 2000 2005 2010 2012 2014 Nam Di?n tích Nang su?t S?n lu? ng TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014? A. Diện tích lúa tăng chậm, năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh. B. Diện tích lúa cả năm ở nước ta có xu hướng tăng liên tục. C. Năng suất lúa cả năm tăng liên tục. D. Sản lượng lúa cả năm của nước ta tăng nhanh nhất. Câu 2. Sự thiếu đồng bộ các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường, kết cấu hạ tầng, vị trí địa lí đã làm cho hoạt động công nghiệp A. phát triển chậm và rời rạc. B. chỉ phát triển khai khoáng. C. không tạo ra được sản phẩm. D. chỉ phát triển công nghiệp chế biến. Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng? A. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. B. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. C. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến. D. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn. Câu 4. Điểm tương đồng về thế mạnh để phát triển kinh tế giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là
  2. A. nuôi trồng thủy sản. B. phát triển chăn nuôi gia súc. C. khai thác lâm sản. D. trồng cây công nghiệp lâu năm. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là dưới 14oC. A. dưới 18oC. B. từ 18oC – 200C. C. trên 240C. D. Dưới 140C. Câu 6. Hình thức tổ chức lãnh thổ nào sau đây không được xem tương đương với một khu công nghiệp? A. Khu công nghệ cao. B. Khu kinh tế mở. C. Khu chế xuất. D. Khu công nghiệp tập trung. Câu 7. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì A. có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn. B. có thị trường tiêu thụ lớn với nhiều trang thiết bị. C. có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu. D. gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có qui mô lớn nhất ở nước ta là A. Đông Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 -2007 theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. B. tăng tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng. C. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dưng, tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. D. tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về vị trí địa lí của Hoa Kì? A. Nằm ở trung tâm lục địa Nam Mĩ. B. Tiếp giáp Canađa và khu vực Mĩ La tinh. C. Nằm ở bán cầu Tây. D. Nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 11. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Nhật Bản là A. chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. B. có nhiều nông sản nhiệt đới. C. sản phẩm chủ yếu dùng để xuất khẩu. D. phát triển theo hướng thâm canh.
  3. Câu 12. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng khoảng bao nhiêu lần? A. 1,7. B. 3,7. C. 4,7. D. 2,7. Câu 13. Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bàn đồ cây công nghiệp ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000 – 2007, tỉ trọng của cây công nghiệp so với tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng A. 1,6%. B. 2,6%. C. 3,6%. D. 4,6%. Câu 14. Dân cư Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì miền này A. Là nơi sinh sống lâu đời của nhiều dân tộc. B. Có điều kiện tự nhiên thuận lợi, dễ dàng cho giao lưu. C. Ít thiên tai. D. Không có lũ lụt đe dọa hằng năm. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về Liên minh châu Âu (EU)? A. Là liên kết khu vực chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới. B. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các nước. C. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới. D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài. Câu 16. Sự khác nhau về chuyên môn hóa giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là A. rau vụ đông, cây công nghiệp ngắn ngày. B. Cây ăn quả, lúa có chất lượng cao. C. rau vụ đông, thủy sản. D. thủy sản, cây công nghiệp ngắn ngày. Câu 17. Rừng ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ A. Nằm trong vành đai ôn đới. B. Là đồng bằng. C. Là cao nguyên. D. Là đầm lầy. Câu 18. Dựa vào bảng số liệu sau: GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015 (Đơn vị: USD) Các nước phát triển Các nước đang phát triển Tên nước GDP/người Tên nước GDP/người Thụy Điển 60 381 Colombia 7 831 Hoa Kỳ 53 041 Indonesia 3 475 New Zealand 41 824 Ấn Độ 1 498 Anh 41 781 Ethiopia 505 Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Các nước phát triển có GDP/người đều trên 60 nghìn USD. B. GDP/người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. C. Các nước đang phát triển không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người. D. Không có sự chênh lệch nhiều về GDP/người giữa các nhóm nước.
  4. Câu 19. Cho biểu đồ: Xuất khẩu Nhập khẩu Nhận xét nào sau đây là đúng với sự thay đổi giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm trên? A. Năm 2016 giá tri xuất nhập khẩu cao nhất. B. Giá trị nhập khẩu luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. C. Giá trị xuất khẩu tăng liên tục qua các năm. D. Giá trị nhập khẩu giảm liên tục qua các năm. Câu 20. Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (năm 2007) là A. Long An, Cần Thơ. B. Tiền Giang, Hậu Giang. C. Long An, Tiền Giang. D. Long An, An Giang. Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long? A. Định An. B. Nhơn Hội. C. Phú Quốc. D. Năm Căn. Câu 23. Trong bốn địa điểm sau trên đất nước ta, nơi có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất là A. Tp . Hồ Chí Minh. B. Nha Trang. C. Vinh. D. Hà Nội. Câu 24. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
  5. A. gia tăng dân số. B. gia tăng cơ học. C. gia tăng dân số tự nhiên. D. quy mô dân số. Câu 25. Cho bảng số liệu: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI THỜI KÌ 1950 – 2013 Năm 1950 1960 1990 2003 2010 2013 Sản phẩm Than (triệu tấn) 1820 2603 3387 5300 6025 6859 Dầu mỏ (triệu tấn) 523 1052 3331 3904 3615 3690 Điện (tỉ kwh) 967 2304 11832 14851 21268 23141 Thép (triệu tấn) 189 346 770 870 1175 1393 Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của thế giới thời kì 1950 – 2013, dạng biểu đồ thích hợp nhất là A. cột ghép. B. tròn. C. miền. D. đường biểu diễn. Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh nào dưới đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta? A. Kon Tum và Gia lai. B. Lâm Đồng và Gia Lai. C. Đắk Lắk và Lâm Đồng. D. Bình Phước và Đắk Lắk. Câu 27. Nguyên nhân nào sau không quy định kiểu khí hậu nước ta? A. Cực Tây 102009'T, Cực Đông 109024'T. B. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương. C. Thuộc khu vực gió mùa châu Á. D. Cực Bắc 23023'B, Cực Nam 8034'B. Câu 28. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây? A. Có nền nhiệt độ cao. B. Lượng mưa trong năm lớn. C. Có bốn mùa rõ rệt. D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa. Câu 29. Các nước ASEAN cần thực hiện giải pháp trước mắt nào sau đây để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài? A. Nâng cao đời sống nhân dân. B. Cải thiện môi trường đầu tư . C. Đào tạo nguồn lao động có trình độ cao. D. Tăng cường dịch vụ quảng bá hình ảnh. Câu 30. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến A. việc sử dụng lao động. B. mức gia tăng dân số. C. tốc độ đô thị hóa. D. quy mô dân số của đất nước.
  6. Câu 31. Tại sao Trung du miền núi Bắc Bộ cơ cấu cây trồng đa dạng, nguyên nhân chủ yếu là? A. Khí hậu, đất đai đa dạng. B. Đây là nơi có địa hình cao nhất nước ta. C. Người dân có kinh nghiệm để trồng nhiều loại cây trồng. D. Chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình và gió mùa đông Bắc. Câu 32. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước la do A. diện tích ngày càng được mở rộng. B. người lao động có nhiều kinh nghiệm. C. đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh. D. tăng vụ. Câu 33. Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải A. đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng. B. trồng rừng ven biển. C. khai thác thế mạnh của trung du, đồng bằng và biển. D. hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến. Câu 34. Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. tất cả các tỉnh đều có biển. B. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. C. vùng biển rộng và thềm lục địa sâu. D. đất đai màu mỡ. Câu 35. Ở Tây Nguyên có thể trồng được cả cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè) thuận lợi nhờ vào A. độ cao của các cao nguyên thích hợp B. khí hậu các cao nguyên trên 1000 m mát mẻ. C. có một mùa đông nhiệt độ giảm thấp. D. đất đỏ badan thích hợp. Câu 36. Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ? A. Lao động lành nghề, có trình độ kỹ thuật cao. B. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Chính sách phát triển phù hợp. D. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác. Câu 37. Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long A. phần lớn diện tích là đất phèn , đất mặn. B. thiếu nước trong mùa khô. C. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền. D. bão và áp thấp nhiệt đới. Câu 38. Cho bảng số liệu CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 (Đơn vị: %) Năm 2005 2010 2012 2015 Cây hàng năm 34,5 28,4 24,7 23,9 Cây lâu năm 65,5 71,6 75,3 76,1
  7. Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng cây lâu năm luôn lớn hơn cây hàng năm. B. Tỉ trọng cây lâu năm tăng liên tục. C. Tỉ trọng cây hàng năm giảm liên tục. D. Tỉ trọng cây hàng năm không ổn định. Câu 39. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp? A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Đa dạng hóa sản phẩm. C. Tăng năng suất lao động. D. Nâng cao chất lượng. Câu 40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, phần lớn các sông ở vùng Tây Nguyên chảy vào dòng chính sông Mê Công qua hai sông là A. Đăk Krông, Ia Súp. B. Xê Xan, Xrê Pôc. C. Đăk Krông, Sa Thầy. D. Xê Xan, Đăk Krông. ………………………….HẾT ………………………. (Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam) ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B A D D A B D D A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA D D A B C C A B A D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 ĐA C B D B D D A A C A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 ĐA A C C A B D D D B B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2