intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2019 lần 2 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002

Chia sẻ: Tỉ Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2019 lần 2 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002 tài liệu tổng hợp nhiều đề thi khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải đề. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử năm 2019 lần 2 - THPT Lương Ngọc Quyến - Mã đề 002

  1. SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM 2019 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHXH; Môn thành phần:Lịch sử LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề gồm có 04 trang) Mã đề thi 002 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:.......................................Phòng:........................................ Câu 1: Trận phản công nào của Hồng quân Liên Xô đánh dấu bước ngoặt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: phe Đồng minh chuyển sang phản công, phe phát xít lâm vào tình thế bị động? A. trận Xtalingrát B. trận Cuốc-xcơ C. trận Mátxcơva. D. trận công phá Béc-lin. Câu 2: Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân? A. Giảm tô, xóa nợ. B. Cơm áo và hòa bình. C. Chia lại ruộng đất công. D. Phá kho thóc giải quyết nạn đói. Câu 3: Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định toàn quốc kháng chiến của Đảng và Chính phủ? A. Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. B. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại. C. Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung bộ. D. Pháp gửi tối hậu thư buộc ta trao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Câu 4: Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là A. không vi phạm chủ quyền dân tộc. B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. D. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù. Câu 5: Thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. Núi Thành (Quảng Nam). B. Ba Gia (Quảng Ngãi). C. Vạn Tường (Quảng Ngãi). D. Ấp Bắc (Mĩ Tho). Câu 6: Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” vào giai đoạn A. từ 1945 đến 1973. B. từ 1952 đến 1973. C. từ 1960 đến 1973. D. từ 1973 đến nay. Câu 7: Lí do chủ yếu ta kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp (6/3/1946)? A. Gạt quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. B. Cô lập bọn phản cách mạng trong nước. -C. Có thời gian để xây dựng, chuẩn bị lực lượng. D. Tránh cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù. Câu 8: Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta? A. Thành lập khối Đồng minh chống phát xít. B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. C. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. Câu 9: Trong phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ở miền Nam, địa phương nào diễn ra sôi nổi nhất? A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Ninh Thuận. D. Bến Tre. Câu 10: Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là A. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu. B. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. C. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần. D. Hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa trong khi đó viện trợ của Mĩ giảm Câu 11: Nội dung nổi bật nhất ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ năm 1945 đến 2000 là A. thành lập phong trào không liên kết. B. sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. Trang 1/4 - Mã đề thi 002
  2. C. xuất hiện các tổ chức liên kết khu vực. D. sự mở rộng của hệ thống XHCN từ châu Âu sang châu Á và khu vực Mĩ Latinh. Câu 12: Vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, ở Sài Gòn diễn ra sự kiện gì? A. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập. B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. C. Năm cánh quân của ta tiến vào trung tâm Sài Gòn. D. Quân ta chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Câu 13: Chiến tranh lạnh chấm dứt các nước điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước theo hướng nào? A. Phát triển công nghiệp vũ trụ. B. Thực hiện cải cách kinh tế. C. Tập trung vào phát triển kinh tế. D. Chạy đua vũ trang. Câu 14: Nguyên nhân nào sau giữ vai trò hàng đầu thúc đẩy kính tế Mĩ phát tiển vượt bậc sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu 114 tỉ USD nhờ bán vũ khí. B. Các chính sách điều tiết có hiệu quả của nhà nước. C. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân lực dồi dào. D. Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng KH-KT hiện đại vào sản xuất. Câu 15: Trong Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta nhượng thêm cho Pháp những quyền lợi nào? A. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự. B. Một số quyền lợi về kinh tế và quân sự. C. Chấp nhận cho Pháp đem 15 000 quân ra Bắc. D. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá. Câu 16: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)? A. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. C. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. D. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Câu 17: Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa? A. Mở ra kỉ nguyên mới cho các dân tộc thuộc địa. B. Là nguồn cổ vũ, là mục tiêu đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức. C. Là bài học cho phong trào đấu tranh ở các nước. D. Giải phóng các dân tộc khỏi áp bức bóc lột. Câu 18: Sự kiện nào được cho là khởi đầu chiến tranh lạnh? A. Đạo luật viện trợ nước ngoài của Mĩ. B. Chiến lược toàn cầu của tổng thống Mĩ Rudơven. C. Kế hoach Mácsan. D. Thông điệp của tổng thống Mĩ Truman. Câu 19: Vì sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp trong Đông- Xuân 1953-1954? A. Vì Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava sau khi bị động phân tán lực lượng với ta. B. Vì ở đây quân Pháp tập trung lực lượng đông. C. Vì đây là chiến trường rừng núi quân Pháp khó khăn trong việc tiếp tế, di chuyển lực lượng. D. Vì Điện Biên Phủ là chiến trường rừng núi ta thông thạo địa hình, gần căn cứ kháng chiến Tây Bắc Lào. Câu 20: Sau chiến thắng Phước Long (1/1975) thái độ của Mĩ đối với miền Nam là A. đưa quân quay trở lại miền Nam. B. phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa. C. phản ứng quyết liệt bằng ngoại giao. D. không có phản ứng gì. Câu 21: Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống “Việt Nam hoá chiến tranh” của quân và dân ta là A. Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hoà bình được thành lập. Trang 2/4 - Mã đề thi 002
  3. B. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời. C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. D. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương. Câu 22: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1939) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương lúc này là A. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. B. đánh đổ đế quốc và tay sai. C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu D. chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh Câu 23: Bài học về chiến thuật đánh du kích là của cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần vương? A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Hùng Lĩnh. D. Ba Đình. Câu 24: Trận mở màn trong chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950 ta đánh vào cứ điểm nào? A. Đồng Đăng. B. Cao Bằng. C. Đông Khê. D. Thất Khê . Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. B. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai. C. Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin. D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. Câu 26: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có tác động như thế nào đến tình hình thế giới? A. Xu thế trật tự đa cực được hình thành. B. Nhiều cuộc xung đột, tranh chấp khu vực được giải quyết bằng thương lượng hòa bình. C. Phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô bị thu hẹp. D. Hội đồng tương trợ kinh tế tuyên bố giải thể. Câu 27: Hiệp định Pari được kí kết là thắng lợi của sự kết hợp giữa A. đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao B. đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị. C. đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. D. đấu tranh quân sự với đấu tranh kinh tế Câu 28: Hướng tiến công chiến lược chính của Mĩ trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất (1965 – 1966) là A. Đông Nam Bộ và Liên khu V. B. Đường số 9 - Nam Lào. C. Củ Chi. D. Căn cứ Dương Minh Châu. Câu 29: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh được mệnh danh là "Lục địa bùng cháy"? A. Ở đây thường xuyên xảy ra động đất núi lửa. B. phong trào đấu tranh chống Mĩ của nhân dân các nước Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ. C. Có cuộc cách mạng nổi tiếng nổ ra và thắng lợi ở Cuba . D. Các nước đế quốc dùng Mĩ La tinh làm bàn đạp tấn công vào nước Mĩ . Câu 30: Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là A. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo. B. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới. C. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân . D. tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương Câu 31: Bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, Pháp – Mĩ hi vọng giành thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự bằng việc đề ra A. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi B. kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”. C. kế hoạch Rơve D. kế hoạch Nava Câu 32: Điều kiện chủ quan nào quyết định sự thắng lợi của cách mạng Nga năm 1917? A. Nông dân Nga căm ghét chế độ Nga hoàng. B. Số lượng công nhân đông. C. Có Đảng Bôn-sê-vic do Lê-nin lãnh đạo. D. Các tầng lớp nhân dân mâu thâu thuẫn sâu sắc với chế độ Nga hoàng . Câu 33: Trong hoạt động cứu nước, Phan Châu Trinh đề cao phương châm gì để giải phóng dân tộc đối với nhân dân Việt Nam? A. “Tự lực cánh sinh”. B. “Tự lực khai hóa”. C. “Tự do dân chủ”. D. “Tự lực, tự cường”. Trang 3/4 - Mã đề thi 002
  4. Câu 34: Trong các yếu tố đảm bảo kháng chiến chống Pháp thắng lợi, yếu tố nào có ý nghĩa quyết định nhất? A. Lòng yêu nước của nhân dân. B. Đường lối kháng chiến của Đảng. C. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt-Miên-Lào D. Sự ủng hộ của các nước XHCN và nhân dân thế giới. Câu 35: Khi thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc năm 1947, Trung ương Đảng ra chỉ thị nào? A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. C. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. D. “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của thế giới trong chiến tranh lạnh A. các cuộc chiến tranh bằng vũ khí thông thường từng bước được hạn chế. B. các nước chạy đua vũ trang. C. sự thỏa hiệp giữa Mĩ và Liên Xô. D. luôn ở tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các nước. Câu 37: Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là A. độc lập và tự do. B. đoàn kết với cách mạng thế giới. C. ruộng đất cho dân cày. D. tự do và dân chủ. Câu 38: Hiệp ước nào của triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp đánh dấu nền độc lập của dân tộc ta hoàn toàn bị mất? A. Hiệp ước Hác-măng. B. Hiệp ước Nhâm Tuất. C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Hiệp ước Giáp Tuất. Câu 39: Thành tích lớn nhất của Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là gì? A. Thanh toán nạn mù chữ; xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. B. Tự tích lũy vốn và trang bị kĩ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội. C. Bước đầu hoàn thành Tập thể hóa nông nghiệp. D. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 40: Những nước nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945? A. Inđônêxia, Malaixia, Việt Nam. B. Mianma, Thái Lan, Philippin. C. Inđônêxia, Việt Nam, Lào. D. Việt Nam, Lào, Campuchia. ……….Hết………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm Trang 4/4 - Mã đề thi 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2