intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2020 - THPT Hoằng Hóa 2

Chia sẻ: Ngaohaicoi_999 Ngaohaicoi_999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2020 - THPT Hoằng Hóa 2 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử THPT QG môn Sinh học lần 1 năm 2020 - THPT Hoằng Hóa 2

  1. THPT HOẰNG HOÁ 2 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2020 Bài thi: Khoa học tự nhiên ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học (Đề thi gồm có 4 trang) Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………………............... Mã đề thi 191 Số báo danh: ……………………………………………………………………......................... Câu 1. Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định tính trạng máu khó đông, gen trội tương ứng A quy định tính trạng máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường sinh con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là: A. X a X a × X a Y. B. X A X A × X a Y. C. X A X a × X A Y. D. X a X a × X A Y. Câu 2. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về hiện tượng ứ giọt ở thực vật? A. Áp suất rễ có liên quan đến hiện tượng ứ giọt. B. Ứ giọt xuất hiện ở thực vật nhiệt đới. C. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém. D. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm trong không khí tương đối cao. Câu 3. Ở một loài thực vật, trọng lượng quả do 3 cặp gen không alen tương tác với nhau quy định, sự có mặt của 1 alen trội làm cho quả nặng thêm 5 gam, cây nhẹ nhất 30 gam. Cho phép lai AaBbDd × AaBbdd thu được F1. Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, có bao nhiêu kết luận sau đây phù hợp với F1? (1) Tỉ lệ cây nặng 50 gam là 9/64. (2) Có 6 kiểu gen cho trọng lượng quả nặng 50 gam. (3) Có tối đa 7 kiểu hình. (4) Cây ít nhất có 3 alen lặn chiếm tỉ lệ 13/16. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 4. Ở một loài thực vật, hình dạng hoa do sự tương tác bổ sung của hai gen không alen phân li độc lập. Trong đó, A–B– quy định kiểu hình hoa kép, còn lại quy định kiểu hình hoa đơn. Lai các cây đơn thuần chủng thu được F1 đồng loạt hoa kép. Cho F1 lai với một cây khác không phân biệt cơ thể bố mẹ. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với sự phân li kiểu hình ở F2 là 3 : 5? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 5. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thể hiện tính ứng động của thực vật? (1) Ngọn cây luôn vươn về phía có ánh sáng. (2) Rễ cây luôn mọc dài về phía có nguồn nước và nguồn dinh dưỡng. (3) Hoa của cây Bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại buổi chiều tối. (4) Khi có sự va chạm lá cây trinh nữ cụp lại. (5) Hiện tượng thoát hơi nước qua khí khổng. Số phương án đúng là: A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 6. Protein có tính đa dạng cao nhất. Nguyên nhân là vì: (1) Cấu trúc đa phân và có nhiều loại đơn phân. (2) Cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit. (3) Cấu trúc không gian nhiều bậc. (4) Nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Số phương án đúng là: A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 7. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/6? A. Aabb × AaBB. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aaBb. D. AaBb × Aabb. Câu 8. Nếu trộn axit nucleic của chủng virut B với protein của chủng virut A và tạo ra virut lai. Sau đó cho nhiễm vào tế bào vật chủ. Nếu virut nhân lên thì các virut mới thuộc về: A. Giống chủng virut B. B. Một chủng virut mới. C. Giống chủng virut A. D. Vỏ giống A, lõi giống B. Câu 9. Hoá chất 5 – Brom Uraxin thường gây đột biến gen dạng thay thế một cặp: A. G – X bằng A – T. B. A – T bằng G – X. C. A – T bằng T – A. D. G – X bằng X – G. Trang 1 – Mã đề 191
  2. Câu 10. Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc được gọi là: A. Thể tứ bội. B. Thể ba. C. Thể tam bội. D. Thể một. Câu 11. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, cromatit có đường kính là: A. 1400nm. B. 700nm. C. 30 nm. D. 11nm. Câu 12. Một gen có 1200 cặp nucleotit và số nucleotit loại G chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Mạch 1 của gen có 200 nucleotit loại Timin và Xitozin chiếm 15% tổng số nucleotit của mạch. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Mạch 1 của gen có A/G = 15/26. (2) Mạch 1 của gen có (T + X)/ (A + G) = 19/41. (3) Mạch 2 của gen có A/X = 2/3. (4) Mạch 2 của gen có (A + X)/ (T + G) = 5/7. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. E e Câu 13. Có 4 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AabbDdX X tiến hành giảm phân hình thành giao tử cái. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, không xảy ra hoán vị gen và không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể. Tính theo lý thuyết, số loại trứng tối đa có thể tạo ra là: A. 64. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 14. Trong thực tiễn, hoán vị gen góp phần: A. Tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể. B. Hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp. C. Làm giảm số kiểu hình trong quần thê. D. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. Câu 15. Ở người (2n = 46), vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào sinh dưỡng có: A. 92 NST kép. B. 46 cromatit. C. 92 tâm động. D. 46 NST đơn. Câu 16. Cho các nhận định sau: (1) Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính. (2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm 3 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. (3) Thể tam bội thường không có hạt (đối với giống cây ăn quả). (4) Thể tam bội được tạo ra bằng cách đa bội hoá cây lưỡng bội. (5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ. Số nhận định đúng về thể tam bội là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 17. Ở trong tủ lạnh, thực phẩm được giữ khá lâu là vì: A. Vi khuẩn bị tiêu diệt bởi nhiệt độ thấp. B. Khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được. C. Nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn vi khuẩn không thể phân huỷ được. D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế. Câu 18. Enzim nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN là: A. ARN polimeraza. B. Restrictaza. C. Ligaza. D. ADN polimeraza. Câu 19. Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac, vùng vận hành là nơi: A. Mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế. B. Chứa thông tin mã hoá các axit amin trong protein cấu trúc. C. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. D. Protein ức chế có thể bám vào để ngăn cản sự phiên mã. AB De Câu 20. Ở một loài thực vật, xét một cây F1 có kiểu gen tự thụ phấn. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ab dE 40% số tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang A, B; 20% số tế bào sinh hạt phấn xảy ra hoán vị gen ở cặp NST mang D, E. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn và hoán vị gen xảy ra trong quá trình sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ cây F2 có kiểu hình A–B–D–E– là: A. 33,165%. B. 16,335%. C. 15,84%. D. 12,06%. Câu 21. Ở một loài động vật, khi cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ thuần chủng thu được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ F2 có 50% con cái thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân xám, mắt đỏ; 20% con đực thân đen, mắt trắng; 5% con đực thân xám, mắt trắng; 5% con đực thân đen, mắt đỏ. Phép lai này chịu sự chi phối của quy luật di truyền: Trang 2 – Mã đề 191
  3. (1) Di truyền trội lặn hoàn toàn. (2) Gen nằm trên nhiễm sắc thể X, di truyền chéo. (3) Liên kết gen không hoàn toàn. (4) Phân li độc lập. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 22. Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây chứa nhiều ti thể nhất? A. Tế bào thần kinh. B. Tế bào cơ tim. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào xương. Câu 23. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Tiến hành AB Ab phép lai P: ♀ X DE X de × ♂ X DE Y. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? ab aB A. Nếu chỉ xảy ra hoán vị giữa A và a thì thế hệ sau có tối đa 160 kiểu gen. B. Nếu chỉ xảy ra hoán vị giữa A và a ở giới cái thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới cái là 3 : 3 : 1 : 1. C. Nếu chỉ xảy ra hoán vị tại D và d với tần số 40% thì tỉ lệ kiểu hình A–B–D–E– là 16,25%. D. Có tối đa 16 loại trứng và 8 loại tinh trùng. Câu 24. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là: A. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các gen quy định các cặp tính trạng không hoà vào nhau. C. Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn. D. Số lượng cá thể nghiên cứu lớn. Câu 25. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định: A quy định hoa màu đỏ, a quy định hoa màu trắng. Người ta đem các cây hoa đỏ lưỡng bội dị hợp xử lí cônsixin với xác suất thành công là 60%. Sau đó cho các cây đã xử lí cônsixin giao phấn ngẫu nhiên, biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. B. 35 hoa đỏ : 1 hoa trắng. C. 53 hoa đỏ : 7 hoa trắng. D. 91 hoa đỏ : 9 hoa trắng. Câu 26. Ví dụ nào sau đây không phải là tập tính học được? A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Mèo ngửi thấy mùi cá chạy tới gần. C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. D. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. Câu 27. Cho các phép lai sau: (1) Aa × aa. (2) Aa × Aa. (3) AA × aa. (4) AA × Aa. Trong số các phép lai trên, các phép lai phân tích gồm: A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (3). Câu 28. Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là: A. Tính phổ biến. B. Tính liên tục. C. Tính thoái hoá. D. Tính đặc hiệu. Câu 29. Chất nào dưới đây bị oxi hoá trong quá trình hô hấp sáng ở thực vật? A. Axit photpho glixeric. B. Điphotpho glixeric. C. Ribulozo điphotphat. D. Anđêhit photphoglixeric. Câu 30. Cho lai giữa hai cây thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở F2 là 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Theo lý thuyết, nếu cho F1 giao phấn với cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là: A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 1 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. C. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. D. 5 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. Câu 31. Một cơ thể động vật có kiểu gen AABb, loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ: A. 1/8. B. 1/4. C. 1/2. D. 1. AB D d AB D Câu 32. Ở phép lai giữa ruồi giấm ab X X và ruồi giấm ab X Y cho F1 có kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Tần số hoán vị gen là bao nhiêu? A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 35%. Câu 33. Có 120 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân. Biết không có đột biến xảy ra, hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Số hợp tử được tạo thành là: A. 480. B. 240. C. 120. D. 60. Trang 3 – Mã đề 191
  4. Câu 34. Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbDdEe. B. AaBbDEe. C. AaBbEe. D. AaaBbDdEe. Câu 35. Bộ ba mã sao nào sau đây không có bộ ba đối mã tương ứng? A. 3’UAG5’. B. 3’UAA5’. C. 5’AUG3’. D. 5’UGA3’. Câu 36. Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AaaaBbbb tự thụ phấn. Theo lý thuyết, tỉ lê phân li kiểu hình ở đời con là: A. 105 : 35 : 3 :1. B. 33 : 11 : 1 : 1. C. 35 : 35 : 1 : 1. D. 105 : 35 : 9 :1. Câu 37. Quá trình hô hấp hiếu khí gồm 3 giai đoạn: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp. Chu trình Crep xảy ra ở đâu? A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất. C. Màng trong ti thể. D. Màng ngoài ti thể. Câu 38. Trong trường hợp mỗi tính trạng do một gen có hai alen quy định và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, số loại kiểu gen và số loại kiểu hình thu được từ phép lai AaBbDd × AabbDD lần lượt là: A. 12 và 8. B. 6 và 4. C. 12 và 4. D. 6 và 8. Câu 39. Loại mô phân sinh chỉ có ở cây 2 lá mầm là: A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh lóng. C. Mô phân sinh đỉnh thân. D. Mô phân sinh đỉnh rễ. Câu 40. Ở đậu Hà lan, khi lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ thu được F2: 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là: A. 29,62%. B. 3,7037%. C. 1,5625%. D. 12,5%. ––––––––––––––––– HẾT ––––––––––––––––– Trang 4 – Mã đề 191
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2