intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 12

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 môn Sinh học dành cho các bạn học sinh lớp 12 thử sức nhằm kiểm tra kỹ năng và củng cố kiến thức. Hy vọng đề thi sẽ giúp ích cho các bạn, cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 12

  1. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN: SINH HỌC câu 1: Cách hiểu nào về phân tử ADN tái tổ hợp là chính xác: A. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử ADN lạ xâm nhập vào tế bào. B. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử được tạo ra từ ADN của hai tế bào khác nhau của cùng một cơ thể. C. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử ADN bị đột biến. D. Phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử được tạo ra từ hai nguồn ADN của hai cơ thể khác nhau. Câu 2: Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai A. khác ḍng. B. tế bào sinh dưỡng C. khác loài. D. khác thứ. Câu 3: Một đoạn mạch khuôn của gen có tŕnh tự nucleotit: 3'… T A G X A T G X A X X X A A T…5' bị ĐB thành : 3'… T A G X A T A G X A X X X A A T…5' Nếu mỗi bộ ba có tŕnh tự nucleotit khác nhau mã hóa cho một axit amin thì số axit amin bị thay đổi ở toàn phân tử protein được tổng hợp sẽ là: A. 5 B.4 C.3 D. Không xác định được Câu 4: Các nhân tố tiến hóa theo quan niệm hiện đại gồm: A. Đột biến, giao phối, di nhập gen, phân li tính trạng. B. Biến dị tổ hợp, giao phối, chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách li. D. Biến dị cá thể, giao phối, phân li tính trạng. Câu 5: Cơ chế gây đột biến của tia phóng xạ là: A. Làm tế bào mất khả năng phân chia. B. Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá tŕnh phân bào. C. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống hoặc tác động trực tiếp đến các axit nucleic. D. Làm chết tế bào. Câu 6: Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến A. tiền phôi. B. giao tử. C. xôma. D. gen. Câu 7: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích A. tạo ưu thế lai. B. cải tiến giống. C. tạo ḍng thuần. D. tạo giống mới. Câu 8: Sau khi ghép gen thể cho vào plasmit của vi khuẩn, ta nhận được: A. Phân tử ADN bị đột biến. B. Phân tử ADN tái tổ hợp. C. Phân tử ADN mạch kép. D. Phân tử ADN mạch đơn. Câu 9: Gen đột biến có độ dài ngắn hơn gen b́nh thường 10,2 Ao và kém gen b́nh thường 7 liên kết hydro. Gen đột biến được tạo ra do: A. Mất 1 cặp AT và 2 cặp GX B. Mất 3 cặp AT và 1 cặp GX
  2. C. Mất 3 cặp GX D. Mất 2 cặp AT và 1 cặp GX Câu 10: Thể đa bội thường gặp ở A. động vật bậc cao. B. thực vật. C. vi sinh vật. D. thực vật và động vật. Câu 11: Những kết luận dưới đây: I. Sản lượng sữa của ḅ dao động mạnh, phụ thuộc vào điều kiện thức ăn và chăm sóc. II. Tỷ lệ bơ trong sữa của những con ḅ được chăm sóc tốt không khác ǵ so với những con ḅ được chăm sóc kém. III. Hàm lượng protein trong sữa ḅ ít thay đổi ở những con ḅ được nuôi dưỡng tốt so với những con được nuôi dưỡng kém. cho thấy những tính trạng nào ở ḅ có mức phản ứng hẹp? A. I B.II C.III D. II và III Câu 12: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là A. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. B. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối. C. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối. D. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. Câu 13: Trong số những hiện tượng dưới đây: I. Cây bàng rụng là vào mùa đông. II. Gấu ngủ đông. III. Cây rau mác sống dưới nước có lá hình bản c̣n khi ở trên cạn có lá hình mũi mác. IV. Lúa được chăm bón đúng kỹ thuật cho năng suất cao. V. Chim di cư tránh rét. Thường biến là các hiện tượng: A. I và II B. II và III C. I, II, III và IV D. III và IV Câu 14: Có thể giải thích hiện tượng ưu thế lai ở con lai khác ḍng dựa trên cơ sở di truyền học nào sau đây: I. Con lai khác ḍng dị hợp tử về nhiều gen. V́ vậy, các gen lặn có hại không được biểu hiện. II. Đối với các tính trạng do nhiều gen quy định, con lai khác ḍng tập hợp được nhiều gen trội có lợi từ hai bố mẹ. III. Con lai khác ḍng mang các gen ở trạng thái đồng hợp tử trội nên có nhiều đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. IV. Một số gen có thể biểu hiện hiện tượng siêu trội. A. I, II, III, IV B. I, II, III C. II, III, IV D. I, II, IV Câu 15: Một trong những đặc điểm của thường biến là A. không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. B. thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình. C. thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình. D. không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình. Câu 16: Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở một số tế bào sinh dục ở cơ thể lưỡng bội 2n nhiễm sắc thể có thể làm xuất hiện các loại giao tử sau: A. 2n và n. B.n và 2n + 1.
  3. C. n, n + 1 và n - 1. D. 2n + 1 và 2n - 1. Câu 17: Cơ chế gây đột biến của chất cônsinxin là: A.Làm đứt gãy nhiễm sắc thể B.Ion hoá các nguyên tử C.Làm rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào D.Cản trở sự hình thành thoi vô sắc Câu 18: Định nghĩa thường biến nào dưới đây là đúng? A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của các kiểu gen khác nhau, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. B. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển phôi. C. Thường biến là những biến đổi kiểu hình và kiểu gen của cá thể, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. D. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. Câu 19: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng đa dạng. B. ngày càng hoàn thiện. C. tổ chức ngày càng cao. D. thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 20: Các loại đột biến gen sau: I. Đột biến giao tử. II. Đột biến tiền phôi III. Đột biến sôma Loại đột biến không di truyền lại cho đời con gồm: A. I B. II C. III D. I và II Câu 21: Những quan điểm nào của Lamac được liệt kê dưới đây là chính xác? I. Sinh vật thay đổi theo thời gian. II. Sinh vật thích nghi với môi trường. III. Những đặc điểm nào được sử dụng nhiều sẽ được di truyền lại cho con cháu còn những đặc điểm nào không được sử dụng sẽ bị tiêu biến. Những quan điểm chính xác gồm: A. I và III B. I và II C. II và III D. I Câu 22: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. ADN và ARN. B. ADN và prôtêin. C. ARN và prôtêin. D. axit nuclêic và prôtêin. Câu 23: Nhóm những cá thể cùng loài, sống trong cùng khu vực và có khả năng giao phối với nhau sinh con cái được gọi là: A.Ṇi địa lý B.Ṇi sinh thái C.Ṇi sinh học D.Quần thể Câu 24: Nhận định nào dưới đây là sai về quá tŕnh đột biến và vai tṛ của đột biến trong tiến hoá? A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể v́ chúng phá vỡ mối quan hệ hài ḥa giữa cơ thể và môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên. B. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen. C. Đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá tŕnh tiến hóa v́ so
  4. với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn. D. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể. Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. quần xã. C. cá thể. D. tế bào. Câu 26: Ý nghĩa quan trọng nhất của thuyết Lamac đối với khoa học là: A. Đánh giá đúng vai trò của ngoại cảnh trong quá trình tiến hoá. B. Bác bỏ các quan niệm duy tâm cho rằng các loài đều do thượng đế sáng tạo ra. C. Khẳng định chọn lọc tự nhiên có vai trò quyết định trong sự tiến hoá của sinh vật. D. Quan niệm rằng các loài đều có nguồn gốc chung. Câu 27: Người đầu tiên đưa ra khái niệm "Biến dị cá thể" là A. Đacuyn. B. Menđen. C. Moocgan. D. Lamac. Câu 28: Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của các alen A và a là: A : a = 0,6:0,4. Tần số tương đối của alen A : a ở các thế hệ sau sẽ là: A. A : a = 0,8:0,2. B. A : a = 0,5:0,5. C. A : a = 0,7:0,3. D. A : a = 0,6:0,4. Câu 29: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép: A. Xác định vai trò của các tác nhân gây đột biến. B. Xác định bộ nhiễm sắc thể của các trẻ đồng sinh. C. Xác định vai trò của các nhân tố di truyền và môi trường đến sự phát triển cá thể. D. Xác định vai trò của mẹ đến sự phát triển của trẻ. Câu 30: Theo Dacuyn, loại biến dị nào dưới đây có ư nghĩa nhất đối với sự tiến hoá của sinh vật? I. Sinh vật biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định dưới ảnh hưởng của môi trường. II. Những biến đổi lẻ tẻ, không định hướng, xuất hiện trong quá trình phát triển cá thể. III. Những biến đổi ở sinh vật do chọn lọc nhân tạo. Loại biến dị có ý nghĩa nhất là: A. I và III B. I, II và III C. I D. II Câu 31: Bệnh Đao có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp nào? A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp lai phân tích. C. Phương pháp di truyền tế bào. D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Câu 32: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng nhằm mục đích xác định tác động của môi trường A. đối với một kiểu gen. B. đối với các kiểu gen khác nhau. C. đối với các kiểu gen giống nhau. D. lên sự hình thành tính trạng. Câu 33: Trong số các hợp chất hữu cơ dưới đây: I. Saccarit II. Lipit III. Protein IV. Axit nucleic
  5. V. Pôliphôtphat Những hợp chất hữu cơ nào là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống? A. I, II B. I, II, III C. III, IV D. II, III, IV Câu 34: Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất được t́m thấy ở: A. Kỷ Phấn trắng, đại Trung sinh. B. Kỷ Thứ tư, đại Tân sinh. C. Kỷ Giura, đại Trung sinh. D. Kỷ Thứ ba, đại Tân sinh. Câu 35: Quần thể giao phối ban đầu có thành phần kiểu gen: 0,40AA + 0,40 Aa + 0,20 aa. Hãy xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền (hay trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec): A. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa B. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa C. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa D. 0,30 AA + 0,48 Aa + 0,22 aa Câu 36: Theo Dacuyn, chọn lọc nhân tạo có vai trò: A. Là nhân tố quyết định trong quá trình hình thành loài mới. B. Là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới. C. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng. D. loại bỏ những cá thể kém thích nghi. Câu 37: Ý nghĩa của quá trình giao phối đối với tiến hoá: I. Phát tán đột biến trong quần thể. II. Tạo biến dị tổ hợp. III. Loại bỏ các đột biến có hại. IV. Luôn tạo ra những tổ hợp gen thích nghi Đáp án: A. I, II B. II, III C. I, II, IV D. I, II, III, IV Câu 38: Quần thể nào dưới đây đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,30 AA + 0,48 Aa + 0,22 aa B. 0,16 AA + 0,48 Aa + 0,36 aa C. 0,15 AA + 0,48 Aa + 0,37 aa D. 0,40 AA + 0,40 Aa + 0,20 aa Câu 39: Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên được tạo ra thông qua quá tŕnh: A. Đột biến. B. Giao phối. C. Hình thành các đặc điểm thích nghi. D. Tương tác giữa cơ thể và môi trường. Câu 40: Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng đẻ nghiên cứu di truyền học người: A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp lai phân tích. C.Phương pháp di truyền tế bào. D.Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0