intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 16

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

65
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2012-2013 môn Sinh học dành cho các bạn học sinh lớp 12 thử sức nhằm kiểm tra kỹ năng và củng cố kiến thức. Hy vọng đề thi sẽ giúp ích cho các bạn, cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 16

  1. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN: SINH HỌC 1/ Mã di truyền là: a trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hoá axit amin b số lương nuclêôtit ở axit nuclêic mã hoá axit amin c toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào d thành phần các axit amin qui định tính trạng 2/ Bản chất hoá học của gen là: a ADN b ARN c Prôtêin d a hay b 3/ Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ a tăng 2 b giảm 2 c giảm 1 d tăng 1 4/ Kỳ sau mỗi nhiễm sắc thể a đóng xoắn và co ngắn cực đại b bắt đầu dãn xoắn c dãn xoắn nhiều d ở dạng sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn 5/ Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá của bộ gen là a chuyển đoạn, mất đoạn b mất đoạn, đảo đoạn c lặp đoạn, dung hợp NST d đảo đoạn, lặp đoạn 6/ Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là a 7 b 24 c 18 d 8 7/ Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n của loài tạo thể a tam nhiễm kép b ba nhiễm kép c tam nhiễm d tam bội 8/ Cho đoạn mạch gen ...ATG XXG ATT.... Sau khi có đột biến, đoạn này gồm: ....ATG XXG ATG... Đây là loại: a đột biến mất 1 nuclêôtit b đột biến thay thế 1 nuclêôtit c đột biến đảo đoạn polinuclêôtit d đột biến thêm 1 nuclêôtit 9/ tế bào xôma của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 128 NST. Loài đó có thể là: a ruồi giấm với 2n = 8 b đậu Hà lan với 2n = 8 c đậu Hà lan với 2n = 14 d ruồi giấm với 2n = 14 10/ Thể đồng hợp là cơ thể mang a 2 alen giống nhau của cùng một gen b 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen c nhiều alen giống nhau của cùng một gen d 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen 11/ Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng - trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen a AaBb x aaBb b AaBb x Aabb c Aabb x AaBB d AaBb x aaBB 12/ Gen đa hiệu là hiện tượng a nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng b nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng
  2. c một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau d một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng 13/ Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền a liên kết hoàn toàn b liên kết không hoàn toàn c tương tác gen d độc lập 14/ Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng a nằm trên nhiễm sắc thể thường b có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính c nằm ở ngoài nhân d nằm trên nhiễm sắc thể giới tính 15/ Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là a vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con b các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể c kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái d tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác 16/ Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi a do tác động của môi trường b không liên quan đến rối loạn phân bào c không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen d phát sinh trong quá trình phát triển cá thể 17/ Cơ thể dị hợp về kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ nào, nếu các gen này phân li độc lập nhưng một gen trội không hoàn toàn ? a 9+3+3+1 b 9+3+4 c 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1 d 6+3+3+2+1+ 1 18/ Tần số tương đối của gen(tần số alen) là tỉ lệ phần trăm a các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể b số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể c số giao tử mang alen đó trong quần thể d alen đó trong các kiểu gen của quần thể 19/ Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là a Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình b Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen c Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài d Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng
  3. 20/ Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp a đột biến nhân tạo b chọn lọc cá thể c kĩ thuật di truyền d lai tế bào 21/ Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là: a Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen b Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện c Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào d Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 22/ Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng en zym a pôlymeraza b restictaza c ligaza d amilaza 23/ Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là a 12,5% b 75% c 25% d 50% 24/ Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn(m) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y qui đinh. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25% a XmXm x XmY b XMXM x XMY c XMXm x XmY d XmXm x XMY 25/ Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh a phản ánh nguồn gốc chung b sự tiến hoá đồng quy c sự tiến hoá phân li d sự tiến hoá song hành 26/ Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là a quá trình giao phối b quá trình đột biến c quá trình chọn lọc tự nhiên d các cơ chế cách li 27/ Tiến hoá nhỏ là quá trình a biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình b hình thành các nhóm phân loại trên loài c biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới d biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới 28/ Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: a phổ biến hơn đột biến NST b ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể c mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi d tất cả các câu trên đều đúng 29/ Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: a cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản hữu tính
  4. b tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể (NST) của 2 loài bố mẹ c sự đa bội hoá giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa sẽ có khả năng sinh sản hữu tính d tất cả các câu đều đúng 30/ Theo Di truyền học hiện đại vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là a làm tăng số lượng loài giữa các quần xã b làm tăng tỉ lệ kiểu hình thích nghi nhất trong quần thể c làm tăng tỉ lệ những kiểu gen thích nghi nhất trong nội bộ loài d hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể 31/ Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là : a quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên b quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên c chọn lọc tự nhiên thay thế quần thể kém thích nghi bằng quần thể có vốn gen thích nghi hơn d sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật 32/ Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là a sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn b biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn c biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định d đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng 33/ Nhóm động vật phân bố rộng nhất trên trái đất là: a chim và thú b cá và ếch nhái c sâu bọ và thân mềm d bò sát bậc cao 34/ Hiện tượng: thông liền kề sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm nhiều cá hơn... được gọi là: a hiệu suất tương tác b hiệu quả nhóm c tự tỉa thưa d sự quần tụ 35/ Thả trong 1 ao quá nhiều cá quả( cá lóc), thường làm cho: a cá chậm lớn b cá lớn ăn cá bé c mật độ giảm d cá yếu bị đói 36/ Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: a cân bằng sinh học b khống chế sinh học c cân bằng quần thể d cạnh tranh cùng loài 37/ Nhiều loài phong lan thường bám thân cây gỗ để sống kiểu phụ sinh. Đây là biểu hiện quan hệ: a hợp tác b cộng sinh c hội sinh d kí sinh 38/ Ở cùng một khu vực có chuột túi và cừu; về sau cừu tăng số lượng, còn chuột túi giảm mạnh. Hiện tượng này biểu hiện: a cạnh tranh khác loài b cạnh tranh cùng loài c tách đàn d tự tỉa thưa 39/ Hệ sinh thái sa mạc có đặc điểm là: a loài ưu thế là thông lá kim b chủ yếu là cây cỏ và cây bụi c quần xã chịu khô hạn d nhiều sinh vật phù du 40/ Hiệu suất sinh thái trong một chuỗi thức ăn là: a tỉ lệ chuyển hoá năng lượng giữa các bậc b hiệu số năng lượng giữa các bậc liên tiếp
  5. c hiệu số sinh khối của các bậc dinh dưỡng d tỉ lệ sinh khối trung bình giữa các bậc 1/ Mã di truyền là: a trình tự nuclêôtit ở axit nuclêic mã hoá axit amin b số lương nuclêôtit ở axit nuclêic mã hoá axit amin c toàn bộ các nuclêôtit và axit amin ở tế bào d thành phần các axit amin qui định tính trạng 2/ Bản chất hoá học của gen là: a ADN b ARN c Prôtêin d a hay b 3/ Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T thì số liên kết hyđrô sẽ a tăng 2 b giảm 2 c giảm 1 d tăng 1 4/ Kỳ sau mỗi nhiễm sắc thể a đóng xoắn và co ngắn cực đại b bắt đầu dãn xoắn c dãn xoắn nhiều d ở dạng sợi mảnh và bắt đầu đóng xoắn 5/ Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá của bộ gen là a chuyển đoạn, mất đoạn b mất đoạn, đảo đoạn c lặp đoạn, dung hợp NST d đảo đoạn, lặp đoạn 6/ Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 12. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tứ bội là a 7 b 24 c 18 d 8 7/ Sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n của loài tạo thể a tam nhiễm kép b ba nhiễm kép c tam nhiễm d tam bội 8/ Cho đoạn mạch gen ...ATG XXG ATT.... Sau khi có đột biến, đoạn này gồm: ....ATG XXG ATG... Đây là loại: a đột biến mất 1 nuclêôtit b đột biến thay thế 1 nuclêôtit c đột biến đảo đoạn polinuclêôtit d đột biến thêm 1 nuclêôtit 9/ tế bào xôma của một loài nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có tổng cộng 128 NST. Loài đó có thể là: a ruồi giấm với 2n = 8 b đậu Hà lan với 2n = 8 c đậu Hà lan với 2n = 14 d ruồi giấm với 2n = 14 10/ Thể đồng hợp là cơ thể mang a 2 alen giống nhau của cùng một gen b 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen c nhiều alen giống nhau của cùng một gen d 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen 11/ Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- nhăn đời lai thu được tỉ lệ 3 vàng - trơn:3 vàng- nhăn:1 xanh -trơn:1 xanh - nhăn. Thế hệ P có kiểu gen a AaBb x aaBb b AaBb x Aabb c Aabb x AaBB d AaBb x aaBB 12/ Gen đa hiệu là hiện tượng a nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng b nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng c một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
  6. d một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng 13/ Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài, hai tính trạng đó đã di truyền a liên kết hoàn toàn b liên kết không hoàn toàn c tương tác gen d độc lập 14/ Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng a nằm trên nhiễm sắc thể thường b có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính c nằm ở ngoài nhân d nằm trên nhiễm sắc thể giới tính 15/ Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là a vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con b các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể c kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của giao tử cái d tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác 16/ Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi a do tác động của môi trường b không liên quan đến rối loạn phân bào c không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen d phát sinh trong quá trình phát triển cá thể 17/ Cơ thể dị hợp về kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ nào, nếu các gen này phân li độc lập nhưng một gen trội không hoàn toàn ? a 9+3+3+1 b 9+3+4 c 27 + 9 + 9 + 9 + 3 + 3 + 3 + 1 d 6+3+3+2+1+ 1 18/ Tần số tương đối của gen(tần số alen) là tỉ lệ phần trăm a các kiểu gen chứa alen đó trong tổng số các kiểu gen của quần thể b số các thể chứa các alen đó trong tổng số các cá thể của quần thể c số giao tử mang alen đó trong quần thể d alen đó trong các kiểu gen của quần thể 19/ Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là a Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình b Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen c Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài d Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng 20/ Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp
  7. a đột biến nhân tạo b chọn lọc cá thể c kĩ thuật di truyền d lai tế bào 21/ Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là: a Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen b Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện c Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào d Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 22/ Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng en zym a pôlymeraza b restictaza c ligaza d amilaza 23/ Một loài thực vật, ở thế hệ P có tỉ lệ Aa là 100%, khi bị tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ Aa sẽ là a 12,5% b 75% c 25% d 50% 24/ Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn(m) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y qui đinh. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25% a XmXm x XmY b XMXM x XMY c XMXm x XmY d XmXm x XMY 25/ Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh a phản ánh nguồn gốc chung b sự tiến hoá đồng quy c sự tiến hoá phân li d sự tiến hoá song hành 26/ Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về một gen nào đó là a quá trình giao phối b quá trình đột biến c quá trình chọn lọc tự nhiên d các cơ chế cách li 27/ Tiến hoá nhỏ là quá trình a biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình b hình thành các nhóm phân loại trên loài c biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới d biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới 28/ Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá do: a phổ biến hơn đột biến NST b ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể c mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi d tất cả các câu trên đều đúng 29/ Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: a cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản hữu tính b tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể (NST) của 2 loài bố mẹ
  8. c sự đa bội hoá giúp tế bào sinh dục ở cơ thể lai xa giảm phân bình thường và cơ thể lai xa sẽ có khả năng sinh sản hữu tính d tất cả các câu đều đúng 30/ Theo Di truyền học hiện đại vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là a làm tăng số lượng loài giữa các quần xã b làm tăng tỉ lệ kiểu hình thích nghi nhất trong quần thể c làm tăng tỉ lệ những kiểu gen thích nghi nhất trong nội bộ loài d hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể 31/ Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là : a quá trình biến dị, quá trình di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên b quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên c chọn lọc tự nhiên thay thế quần thể kém thích nghi bằng quần thể có vốn gen thích nghi hơn d sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật 32/ Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là a sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn b biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn c biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định d đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng 33/ Nhóm động vật phân bố rộng nhất trên trái đất là: a chim và thú b cá và ếch nhái c sâu bọ và thân mềm d bò sát bậc cao 34/ Hiện tượng: thông liền kề sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm nhiều cá hơn... được gọi là: a hiệu suất tương tác b hiệu quả nhóm c tự tỉa thưa d sự quần tụ 35/ Thả trong 1 ao quá nhiều cá quả( cá lóc), thường làm cho: a cá chậm lớn b cá lớn ăn cá bé c mật độ giảm d cá yếu bị đói 36/ Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: a cân bằng sinh học b khống chế sinh học c cân bằng quần thể d cạnh tranh cùng loài 37/ Nhiều loài phong lan thường bám thân cây gỗ để sống kiểu phụ sinh. Đây là biểu hiện quan hệ: a hợp tác b cộng sinh c hội sinh d kí sinh 38/ Ở cùng một khu vực có chuột túi và cừu; về sau cừu tăng số lượng, còn chuột túi giảm mạnh. Hiện tượng này biểu hiện: a cạnh tranh khác loài b cạnh tranh cùng loài c tách đàn d tự tỉa thưa 39/ Hệ sinh thái sa mạc có đặc điểm là: a loài ưu thế là thông lá kim b chủ yếu là cây cỏ và cây bụi c quần xã chịu khô hạn d nhiều sinh vật phù du 40/ Hiệu suất sinh thái trong một chuỗi thức ăn là: a tỉ lệ chuyển hoá năng lượng giữa các bậc b hiệu số năng lượng giữa các bậc liên tiếp
  9. c hiệu số sinh khối của các bậc dinh dưỡng d tỉ lệ sinh khối trung bình giữa các bậc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2