
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Công nghệ nông nghiệp năm 2025 có đáp án - Trường THPT Tây Trà, Quãng Ngãi
- SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH TRƯỜNG THPT TÂY TRÀ LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề khảo sát có: 04 trang PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo nguồn gốc? A. Cây lương thực, cây ăn quả. B. Cây nhiệt đới, cây ôn đới. C. Cây hằng năm, cây lâu năm. D. Cây thân gỗ, cây thân thảo. Câu 2: Nội dung nào dưới đây là ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao? A. Chi phí đầu tư thấp. B. Nguồn nhân lực dồi dào. C. Nông dân chủ động trong sản xuất. D. Tăng giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Câu 3: Trong quy trình trồng trọt gồm các bước: (1) Gieo hạt, trồng cây con; (2) Thu hoạch; (3) Làm đất, bón phân lót; (4) Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. Thứ tự đúng là: A. (3), (1), (4), (2). B. (3), (4), (1), (2). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (2). Câu 4: Nội dung nào sau đây cần làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt? A. Ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. B. Sử dụng nhiều phân bón hoá học để nâng cao năng suất cây trồng. C. Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ xuống đất. D. Đốt rơm, rạ tại đồng ruộng làm phân bón. Câu 5: Loại khí nào sau đây là thành phần chủ yếu trong khí Biogas? A. Oxygene. B. Carbon dioxide. C. Hydrogen. D. Methane. Câu 6: Biện pháp nào sau đây là ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi? A. Ủ phân compos. B. Lọc khí thải. C. Tái sử dụng chất thải. D. Xử lý nhiệt. Câu 7: Nội dung nào sau đây là ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi? A. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống thuỷ sản. B. Lai giống, nhân giống thuần chủng. C. Điều khiển giới tính động vật thuỷ sản. D. Công nghệ cấy truyền phôi. Câu 8: Qui trình làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh gồm các bước: (1) Phối trộn nguyên liệu; (2) Xử lí nguyên liệu; (3) Chuẩn bị nguyên liệu; (4) Nghiền nguyên liệu. Thứ tự đúng là: A. (3), (2), (1), (4). B. (4), (2), (3), (1). C. (3), (2), (4), (1). D. (4), (2), (1), (3). Câu 9: Người ta trồng rừng phòng hộ tại các khu công nghiệp, khu đô thị nhằm mục đích nào sau đây? A. Tạo việc làm cho người lao động. B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp. C. Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn. D. Đảm bảo an ninh cho khu vực sản xuất và dân cư đô thị. Câu 10: Các đại lượng nào sau đây biểu thị cho sự sinh trưởng của cây rừng? A. Sự tăng trưởng đường kính, chiều cao và thể tích cây. B. Sự tăng trưởng về mật độ và thể tích cây. C. Sự tăng trưởng về năng suất và chất lượng của cây rừng. D. Sự tăng trưởng về chiều cao, số hoa và quả. Câu 11: Việc làm nào sau đây có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng? A. Tỉa cành, tỉa thưa, trồng dặm. B. Làm cỏ, vun xới. C. Làm cỏ, tưới nước. D. Bón phân thúc. Câu 12: Việc làm nào sau đây không phải là phát triển rừng? A. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. B. Phát triển giống cây lâm nghiệp.
- C. Duy trì diện tích và cấu trúc của rừng. D. Thực hiện các biện pháp lâm sinh. Câu 13: Khi triển khai một dự án trồng rừng bền vững, việc giao tiếp và phối hợp giữa các hộ dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương có vai trò quan trọng. Mục đích chính của sự hợp tác này là gì? A. Giúp người dân bán gỗ với giá cao hơn trên thị trường. B. Đảm bảo việc khai thác rừng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. C. Phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích kinh tế, môi trường. D. Giúp doanh nghiệp có thêm lao động giá rẻ để trồng và khai thác rừng Câu 14: Trong khai thác tài nguyên rừng, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về phương thức khai thác dần? A. Rừng sẽ tự phục hồi nhờ tái sinh tự nhiên của cây rừng. B. Thường áp dụng với rừng đặc dụng. C. Là chặt toàn bộ cây rừng ở một khu vực nhất định. D. Thường áp dụng ở nơi có độ dốc cao, lượng mưa nhiều. Câu 15: Nội dung nào sau đây là yêu cầu về thủy lí của môi trường nuôi thuỷ sản? A. Hàm lượng NH3. B. Độ trong và màu nước. C. Độ pH của nước. D. Độ mặn của nước. Câu 16: Vùng trung du miền núi phía Bắc có nhiều ao, hồ, sông, suối đây là tiềm năng lớn để phát triển thủy sản. Một trong những biện pháp nhằm phát huy thế mạnh và phát triển thủy sản bền vững là A. lựa chọn nuôi giống thủy sản chất lượng như tôm hùm, cua biển, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. B. bắt buộc phải áp dụng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap để xây dựng thương hiệu. C. khuyến khích tất cả người dân đầu tư nguồn lực kinh tế cho phát triển thủy sản. D. áp dụng qui mô nuôi lồng, bè với các loại giống bản địa như cá chiên, cá lăng, cá diêu hồng, cá anh vũ hoặc cá rô phi đơn tính để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sinh sản của cá? A. So với các loài động vật có xương sống khác thì cá có sức sinh sản cao nhất. B. Đa số các loài cá sinh sản bằng hình thức giao vĩ và đẻ trứng. C. Trong tự nhiên, đa số các loài cá sinh sản theo mùa. D. Các loài cá khác nhau có tuổi thành thục sinh dục khác nhau. Câu 18: Sau khi biết về tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc, một số hộ dân muốn đầu tư nuôi cá trắm cỏ nhưng họ chưa biết cách xử lí nước trước khi nuôi. Theo em, họ nên áp dụng các bước cơ bản xử lý nguồn nước trước khi nuôi theo thứ tự nào sau đây? A. Đưa nước vào → bón vôi → bón phân → thả cá. B. Lắng lọc → diệt tạp, khử khuẩn → khử hoá chất → bón phân gây màu. C. Bón phân gây màu → khử hoá chất → diệt tạp, khử khuẩn → lắng lọc. D. Bón vôi → bón phân → đưa nước vào → thả cá. Câu 19: Nhóm động vật thủy sản nào sau đây thuộc nhóm thủy sản nước ngọt? A. Ngao, ghẹ, tôm hùm, hàu. B. Hàu, cá mè, bề bề, cá rô phi. C. Cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá tra. D. Cá chép, ngao, cá trắm cỏ, tôm hùm. Câu 20: Khi nói về vai trò của giống trong nuôi trồng thủy sản, nội dung nào sau đây đúng? A. Quyết định năng suất và số lượng sản phẩm thủy sản. B. Quyết định năng suất và qui định chất lượng sản phẩm thủy sản. C. Quyết định năng suất và hiệu quả khai thác thủy sản. D. Qui định chất lượng sản phẩm và hiệu quả khai thác thủy sản. Câu 21: Một người nuôi tôm phát hiện ao nuôi có màu nước xanh đậm do tảo phát triển quá mức. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng gì? A. Tăng oxy hòa tan và tốt cho tôm. B. Gây thiếu oxy vào ban đêm, dẫn đến tôm bị chết ngạt. C. Không ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. D. Là dấu hiệu ao có chất lượng nước tốt. Câu 22: Hình ảnh sau đây nói về vai trò gì của ngành thuỷ sản?
- A. Cung cấp thức ăn chăn nuôi. B. Khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia. C. Vui chơi, giải trí. D. Chế biến và xuất khẩu. Câu 23: Sản xuất giống cá rô phi đơn tính là giải pháp tốt nhất để nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi cá rô phi thương phẩm. Phương pháp nào dưới đây được sử dụng phổ biến để nhân giống cá rô phi đơn tính? A. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống. B. Tiêm HCG kích thích cá sinh sản. C. Phương pháp lai tạo. D. Trộn 17α-methyl testosterone vào thức ăn. Câu 24: Ứng dụng công nghệ sinh học nào sau đây được dùng để nhân giống trong hình? A. Ứng dụng chỉ thị phân tử. B. Điều khiển giới tính động vật thủy sản. C. Sử dụng các chất kích thích sinh sản. D. Bảo quản lạnh tinh trùng. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020, diện tích rừng bị thiệt hại ở nước ta khoảng 22800 ha, trong đó rừng bị cháy khoảng 13700 ha, còn lại do bị chặt phá trái phép. a) Cháy rừng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên rừng. b) Chặt phá rừng trái phép là nguyên nhân chính làm giảm diện tích rừng. c) Cần tuyên truyền, tăng cường nhận thức của người dân về những hậu quả cháy rừng đến môi trường và sức khỏe con người. d) Khi phát hiện có cháy rừng, cần chủ động dập tắt đám cháy sau đó báo cho cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ rừng. Câu 2. Cơ cấu sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam năm 2022 và định hướng đến năm 2030 như trong biểu đồ dưới đây: (Nguồn: Tổng cục Thuỷ Sản, 2023; Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021.)
- a) Một trong những xu hướng phát triển của thủy sản ở Việt Nam và trên thế giới là tăng tỉ lệ nuôi, giảm tỉ lệ khai thác để phát triển bền vững. b) Năm 2022, sản lượng khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng nhiều hơn nuôi trồng thủy sản nhưng không đáng kể. c) Cần mở rộng đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị, khuyến khích phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển giúp cung cấp đa dạng nguồn nguyên liệu. d) Nhằm đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và trên thế giới cần hướng tới nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Câu 3. Khi nghiên cứu yêu cầu độ mặn của một số loài thủy sản nuôi phổ biến các nhà khoa học đã thu được kết quả như sau: STT Loài thủy sản Khoảng độ mặn giới hạn (‰) Khoảng độ mặn thích hợp (‰) 1 Cá rô phi 0-30 0-5 2 Cá trắm đen 0-13 0-3 3 Cá song 5-50 20-30 4 Tôm thẻ chân trắng 0-40 10-25 (Nguồn: Kim Văn Vạn và cộng sự, năm 2020.) a) Các nhóm động vật thủy sản có yêu cầu giống nhau về độ mặn của nước. b) Tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu mặn kém hơn cá trắm đen. c) Cần tiến hành thay nước hoặc bổ sung nước ngọt để giảm độ mặn từ từ cho ao nuôi cá rô phi khi độ mặn cao quá 30‰. d) Khi nuôi cá song, vào những ngày trời mưa to và kéo dài thì cần tháo bớt nước trên tầng mặt để tránh hạ độ mặn và phân tầng mặn trong ao nuôi. Câu 4. Một trong những phương pháp tối ưu để sản xuất tôm giống là ứng dụng công nghệ sinh học. Dưới đây là một số nhận định: a) Nước ao nuôi là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh trưởng và sự phát triển của tôm giống. b) Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống rút ngắn được thời gian, giảm chi phí và công lao động so với phương pháp truyền thống. c) Dùng hai nhóm vi khuẩn Nitrosomonas spp và Nitrobacter spp để phân giải các khí độc (NH3, H2S, NO2,…) trong môi trường ương nuôi tôm giống. d) Để hạn chế tối đa hiện tượng sinh khí độc trong quá trình ương nuôi tôm giống cần cho ăn một loại thức ăn với liều lượng phù hợp. ----------- HẾT ---------- Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh…………………………………Số báo danh……….…………
- HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo nguồn gốc? -->Đáp án đúng: B. Cây nhiệt đới, cây ôn đới. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: Nhận thức. - Chỉ báo: a3.1 - Cấp độ tư duy: Biết. - Nội dung: Trồng trọt công nghệ 10. Câu 2: Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao? -->Đáp án đúng: D. Tăng giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: Nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: Hiểu. - Nội dung: Trồng trọt công nghệ 10. Câu 3: Trong quy trình trồng trọt gồm các bước: (1) Gieo hạt, trồng cây con; (2) Thu hoạch; (3) Làm đất, bón phân lót; (4) Chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh. -->Đáp án đúng: A. (3), (1), (4), (2). Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: Sử dụng. - Chỉ báo: c3.4 - Cấp độ tư duy: Hiểu. - Nội dung: Trồng trọt công nghệ 10. Câu 4: Nội dung nào sau đây cần làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt? -->Đáp án đúng: A. Ưu tiên sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: đánh giá. - Chỉ báo: d3.1 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: Trồng trọt công nghệ 10. Câu 5: -->Đáp án đúng: D. Methane. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: công nghệ chăn nuôi 11. Câu 6: -->Đáp án đúng: A. Ủ phân compost. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: công nghệ chăn nuôi 11. Câu 7: -->Đáp án đúng: D. Công nghệ cấy truyền phôi. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: sử dụng.
- - Chỉ báo: c3.4 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: công nghệ chăn nuôi 11. Câu 8: -->Đáp án đúng: C. (3), (2), (4), (1). Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: đánh giá. - Chỉ báo: d3.1 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: công nghệ chăn nuôi 11. Câu 9: -->Đáp án đúng: C. Làm sạch không khí, giảm thiểu tiếng ồn. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 10: -->Đáp án đúng: A. Sự tăng trưởng đường kính, chiều cao và thể tích cây. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 11: -->Đáp án đúng: D. Bón phân thúc. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 12: -->Đáp án đúng: A. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 13: -->Đáp án đúng: C. Phối hợp quản lý, bảo vệ rừng và chia sẻ lợi ích kinh tế, môi trường. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: giao tiếp. - Chỉ báo: b3.1 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 14: -->Đáp án đúng: A. Rừng sẽ tự phục hồi nhờ tái sinh tự nhiên của cây rừng. Phân tích theo tiêu chí
- - Thành phần năng lực: đánh giá. - Chỉ báo: d3.1 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: lâm nghiệp 12. Câu 15: -->Đáp án đúng: B. Độ trong và màu nước. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.1 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 16: -->Đáp án đúng: D. Áp dụng quy mô nuôi lồng, bè với các loại giống bản địa như cá chiên, cá lăng, cá diêu hồng, cá anh vũ hoặc cá rô phi đơn tính để nâng cao hiệu quả kinh tế. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: đánh giá. - Chỉ báo: d3.1 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 17: -->Đáp án đúng: B. Đa số các loài cá sinh sản bằng hình thức giao vĩ và đẻ trứng. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.1 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 18: -->Đáp án đúng: B. Lắng lọc → diệt tạp, khử khuẩn → khử hoá chất → bón phân gây màu. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: sử dụng. - Chỉ báo: c3.3 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 19: -->Đáp án đúng: C. Cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá tra. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.1 - Cấp độ tư duy: biết. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 20: -->Đáp án đúng: B. Quyết định năng suất và qui định chất lượng sản phẩm thủy sản. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 21:
- -->Đáp án đúng: B. Gây thiếu oxy vào ban đêm, dẫn đến tôm bị chết ngạt. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: nhận thức. - Chỉ báo: a3.2 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 22: -->Đáp án đúng: D. Chế biến và xuất khẩu. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: giao tiếp. - Chỉ báo: b3.1 - Cấp độ tư duy: hiểu. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 23: -->Đáp án đúng: D. Trộn 17α-methyl testosterone vào thức ăn. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: sử dụng. - Chỉ báo: c3.3 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: thuỷ sản 12. Câu 24: -->Đáp án đúng: B. Điều khiển giới tính động vật thủy sản. Phân tích theo tiêu chí - Thành phần năng lực: sử dụng. - Chỉ báo: c3.3 - Cấp độ tư duy: vận dụng. - Nội dung: thuỷ sản 12. PHẦN II: Đúng/Sai Câu 1 Hướng dẫn giải: a) Đúng. b) Đúng. c) Đúng. d) Sai → Khi phát hiện cháy rừng, cần báo ngay cơ quan chức năng, không tự ý dập tắt nếu nguy hiểm. Thành phần năng lực: nhận thức, đánh giá. Chỉ báo: a3.1, a3.2, d3.1, d3.2 Cấp độ tư duy: hiểu, biết, vận dụng. Nội dung: Lâm nghiệp 12 Câu 2 Hướng dẫn giải: a) Đúng. b) Đúng. c) Đúng. d) Đúng. Thành phần năng lực: nhận thức, sử dụng, đánh giá. Chỉ báo: a3.1, a3.2, c3.3, d3.2. Cấp độ tư duy: hiểu, biết, vận dụng. Nội dung: Thuỷ sản 12 Câu 3
- Hướng dẫn giải: a) Sai → Mỗi loài thủy sản có yêu cầu độ mặn khác nhau. b) Sai → Tôm thẻ chân trắng có khả năng chịu mặn rộng hơn cá trắm đen. c) Đúng. d) Đúng. Thành phần năng lực: nhận thức, sử dụng. Chỉ báo: a3.1, a3.2, c3.3. Cấp độ tư duy: hiểu, biết, vận dụng. Nội dung: Thuỷ sản 12 Câu 4 Hướng dẫn giải: a) Sai → Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tôm giống, không chỉ nước. b) Đúng. c) Đúng. d) Đúng. Thành phần năng lực: nhận thức, sử dụng, đánh giá. Chỉ báo: a3.1, c3.1, c3.4, d3.2. Cấp độ tư duy: hiểu, vận dụng. Nội dung: Thuỷ sản 12

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
