intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục KT và PL năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NGÃI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THCS & THPT PHẠM KIỆT MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 05 trang) Họ, tên thí sinh: ……………………………… Số báo danh: …………………………………. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1. Trong nền kinh tế thị trường, người mua hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất là chủ thể nào? A. Chủ thể tiêu dùng. B. Chủ thể sản xuất. C. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể nhà nước. Câu 2. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 3. Nhận định nào dưới đây sai về nguyên nhân dẫn đến lạm phát? A. Lượng tiền trong lưu thông tăng vượt quá mức cần thiết làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng làm cho mức sản lượng và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. C. Chi phí sản xuất giảm làm cho mức sản lượng tăng và mức giá chung của nền kinh tế giảm. D. Chi phí sản xuất tăng làm cho mức sản lượng giảm và mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh giúp tạo ý tưởng kinh doanh? A. Đam mê của chủ thể kinh doanh. B. Khả năng huy động các nguồn lực. C. Chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. D. Hiểu biết của chủ thể kinh doanh. Câu 5. Theo quy định của pháp luật, nam nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, tiếp cận thông tin nguồn vốn, thị trường là thể hiện sự bình đẳng ở lĩnh vực nào? A. Bình đẳng trong kinh tế. B. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị. C. Bình đẳng trong văn hóa. D. Bình đẳng trong lao động. Câu 6. Hành vi nào sau đây của công dân vi phạm quyền và nghĩa vụ về bầu cử và ứng cử? A. Dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử. B. Khiếu nại về danh sách cử tri tại điểm bầu cử. C. Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử. D. Nhờ thành viên tổ bầu cử viết phiếu thay vì không biết chữ. Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế? A. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện giải quyết việc làm cho đất nước. B. Tăng trưởng, phát triển kinh tế góp phần giải quyết tình trạng đói nghèo. C. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện củng cố quốc phòng anh ninh. Trang 1/5
  2. D. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mọi công dân có thu nhập bằng nhau. Câu 8. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với mức thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất là loại hình bảo hiểm nào? A. Bảo hiểm xã hội tự nguyện. B. Bảo hiểm xã hội bắt buộc. C. Bảo hiểm y tế bắt buộc. D. Bảo hiểm y tế tự nguyện. Câu 9. Theo quy định của pháp luật, một trong những quyền của công dân về kinh doanh là mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ A. thay đổi hình thức hợp tác. B. sử dụng chuyên gia nước ngoài. C. tôn trọng quyền tự do kinh doanh. D. mở rộng quy mô sản xuất. Câu 10. Theo quy định của pháp luật, mô hình sản xuất kinh doanh nào dưới đây có ít nhất 02 thành viên? A. Công ty hợp danh. B. Công ty cổ phần. C. Liên hiệp hợp tác xã. D. Hợp tác xã. Câu 11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không có đặc điểm nào dưới đây? A. Luật cơ bản của nước ta. B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất. C. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng. D. Quy định chi tiết nội dung công việc của cơ sở. Câu 12. Cán bộ nhà nước từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế tại địa phương cho người dân là vi phạm quyền nào dưới đây? A. Tự do báo chí. B. Tự do tiếp cận thông tin. C. Tự do hội họp. D. Tự do ngôn luận. Câu 13. Người có hành vi vi phạm quyền tự do tiếp cận thông tin của công dân, tùy theo tính chất mức độ có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Cảnh cáo, khiển trách, buộc thôi việc. B. Kỉ luật, hành chính hoặc hình sự. C. Kỉ luật, hành chính hoặc dân sự. D. Hành chính, hình sự hoặc buộc thôi việc. Câu 14. Trên thị trường việc làm, sự thỏa thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm thực hiện trên cơ sở A. hợp đồng lao động B. thỏa thuận về lao động. C. thỏa thuận về việc làm. D. lợi ích của người lao động. Câu 15. Trên thị trường kinh tế, các doanh nghiệp thực hiện hành vi nào dưới đây là thể hiện cạnh tranh lành mạnh? A. Tăng cường chiến lược tặng quà khuyến mãi cho khách hàng. B. Viết bài chia sẻ việc làm không tốt của doanh nghiệp khác. C. Dùng thủ thuật để lôi kéo thợ giỏi của doanh nghiệp đối thủ về làm cho mình. D. Bí mật lấy công nghệ sản xuất của doanh nghiệp đối thủ. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 16, 17 Những năm gần đây, vấn đề an sinh xã hội được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 2019, Quỹ BHYT đã chi trả cho 186 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT. Nhiều trường hợp được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lên đến hàng tỷ đồng. Cả nước hiện có trên 3,1 triệu người hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hằng tháng. Quỹ BHXH chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mỗi năm cho từ 6 - 10 triệu lượt người. Bên cạnh đó, chính sách trợ cấp thường xuyên cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó Trang 2/5
  3. khăn (người cao tuổi, người khuyết tật,...) và trợ cấp đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ (thiên tai, hỏa hoạn,..) giúp họ ổn định cuộc sống Câu 16. Theo thông tin trên, việc chi trả khám bệnh, chữa bệnh và chế độ ốm đau, thai sản,... thuộc chính sách nào trong hệ thống an sinh xã hội? A. Chính sách bảo hiểm. B. Chính sách trợ giúp xã hội. C. Chính sách bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản. D. Chính sách hỗ trợ việc làm, thu nhập và giảm nghèo. Câu 17. Theo thông tin trên, nhận định nào sau đây phù hợp với vai trò của bảo hiểm? A. Nhiều trường hợp được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lên đến hàng tỷ đồng. B. Trợ cấp đột xuất cho người dân khi gặp phải những rủi ro, khó khăn bất ngờ (thiên tai, hỏa hoạn, ...) giúp họ ổn định cuộc sống. C. Chính sách trợ cấp thường xuyên cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, người khuyết tật,...). D. Những năm gần đây, vấn đề an sinh xã hội được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Câu 18. Nhận định nào đúng khi nói về mục đích của việc quản lí thu, chi trong gia đình? A. Cải thiện và đáp ứng chất lượng cuộc sống theo yêu cầu của xã hội. B. Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình. C. Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình. D. Chủ động nắm chắc tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh cho phù hợp. Câu 19. Một trong những bước thực hiện xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lý ở mỗi gia đình là A. đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần đầy đủ cho các thành viên. B. xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. C. thỏa mãn các nhu cầu của các thành viên. D. đảm bảo môi trường sống có lợi cho sự phát triển của các thành viên. Câu 20. Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng quyền của công dân về chăm sóc sức khỏe theo quy định của pháp luật? A. Được tôn trọng về tính mạng, nhân phẩm. B. Được người nhà quyết định việc khám chữa bệnh của bản thân. C. Được tố cáo các hành vi sai phạm trong khám chữa bệnh. D. Quyết định các vấn đề về khám chữa bệnh của bản thân. Câu 21. Nhận định nào dưới đây không thể hiện quyền của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa? A. Tham quan các di sản văn hóa và nghiên cứu di sản văn hóa đất nước. B. Biểu diễn nghệ thuật; tham gia vào đời sống văn hóa. C. Tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. D. Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được. Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi 22, 23, 24. Năm 2023, điểm nổi bật là dòng vốn FDI mới đổ vào lĩnh vực sản xuất tăng mạnh, bất chấp nhiều khó khăn kinh tế toàn cầu và những hạn chế sau đại dịch Covid-19. Vốn FDI vẫn được xem là “cơn gió thuận” đối với Việt Nam trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù còn những tồn tại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Câu 22. Trong thông tin trên, dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam mang lại lợi ích nào sau đây cho lực lượng lao động ở Việt Nam? A. Cơ hội việc làm. B. Tiếp cận nguồn vốn. Trang 3/5
  4. C. Thu đổi ngoại tệ. D. Tăng trưởng kinh tế. Câu 23. Việc làm nào sau đây thể trách nhiệm của công dân, người lao động trong việc góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn ở Việt Nam để đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài? A. Nâng cao trình độ, tay nghề. B. Sử dụng thẻ thanh toán. C. Trích lập quỹ dự phòng. D. Nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 24. Trong thông tin trên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Nhà nước cần thực hiện việc làm nào sau đây để tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn? A. Tạo sự cạnh tranh độc quyền cho các doanh nghiệp trong nước. B. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn. C. Không thu thuế đối với mọi lĩnh vực có đầu tư nước ngoài. D. Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền quyết định mọi hoạt động ở Việt Nam. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để thích ứng môi trường cạnh tranh mới, các doanh nghiệp trong nước đã chủ động nâng cao trình độ người lao động, cải tiến máy móc kĩ thuật nhằm nâng cao năng xuất lao động, cung ứng sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt, nhờ đó nhiều mặt hàng của nước ta đã nhanh chóng có vị thế trên thị trường quốc tế. (https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/827613/hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua- viet-nam-giai-doan-2011---2022--nhin-tu-qua-trinh-trien-khai-doi-moi-tu-duy-cua-dang.aspx) a) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực. b) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam. c) Các doanh nghiệp trong nước đã làm tốt bước xác định các chiến lược kinh doanh d) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để hội nhập. Câu 2. Gia đình chị H ở tỉnh A mở cửa hàng buôn bán vải và được cơ quan có thẩm quyển cấp phép hộ kinh doanh vải tại địa chỉ hộ gia đình chị đang ở. Do hoạt động kinh doanh tiến triển thuận lợi nên chị H đã vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh doanh sang một địa điểm tại tỉnh C và thuê anh K quản lí, điều hành cửa hàng và trả công theo thoả thuận. a) Việc đăng kí hộ kinh doanh của gia đình chị H thể hiện ý thức tự giác chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh. b) Gia đình chị H chỉ cần thực hiện nộp thuế đối với phần doanh thu tại địa điểm gia đình chị đang ở. c) Khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tại địa điểm tỉnh C, hộ kinh doanh của chị H phải thông báo cho cơ quan quản lí thuế, cơ quan quản lí thị trường tại địa điểm tỉnh C biết hoạt động kinh doanh tại đây. d) Anh K được hộ kinh doanh của chị H thuê quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm tỉnh C thì phải chịu trách nhiệm với khoản nợ vay ngân hàng để mở rộng hoạt động kinh Trang 4/5
  5. doanh và khoản thuế phát sinh từ điểm kinh doanh này. Câu 3. Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, Công ty A đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng đầu vào, luôn chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lí; ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP, chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ, hàng Việt Nam chất lượng cao,... Ngoài ra, công ty còn định kì khảo sát, đánh giá trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp. Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng, nhờ đó phúc lợi xã hội của người lao động trong doanh nghiệp cũng được cải thiện đáng kể, Công ty có nhiều chính sách đặc biệt quan tâm đến đời sống, sức khỏe của người lao động, đó là động lực không nhỏ để người lao động tiếp tục cống hiến cho công ty. a) Công ty A chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP để đảm bảo chất lượng thực phẩm là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. b) Việc Công ty A luôn có giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp là thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. c) Công ty A làm tốt trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền an sinh xã hội, quyền bảo vệ sức khỏe của người lao động. d) Việc lựa chọn nhà cung cấp tuân thủ quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lý là một phần của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Câu 4. Tối 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng xác nhận: tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. (Nguồn: https://tuoitre.vn) a) Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông là hành vi vi phạm quy định của Luật Biển quốc tế. b) Các lực lượng chấp pháp của nhà nước Việt Nam không có quyền yêu cầu chấm dứt các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. c) Việt Nam trao công hàm phản đối các hành vi của tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc là thực hiện đúng quy định của Công ước LHQ về luật biển. d) Trung Quốc cần tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. ***HẾT*** Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
31=>1