intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa học năm 2025 - Trường THCS&THPT Phạm Kiệt, Quãng Ngãi

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THCS & THPT PHẠM KIỆT MÔN THI: HÓA HỌC ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 06 trang) Họ và tên thí sinh:………………………………… Số báo danh:……………………………………….. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn=65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong hiện tượng ăn mòn kim loại xảy ra quá trình nào sau đây? A. Quá trình oxi hoá kim loại B. Quá trình khử kim loại. C. Quá trình điện phân. D. Sự mài mòn kim loại. Câu 2. Muối nào được dân gian dùng để bảo quản thực phẩm thể hiện qua câu ca dao "Cá không ăn muối cá ươn"? A. CaSO4. B. KNO3. C. CaCO3. D. NaCl. Câu 3. Polyacrylonitrile có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H. B. C, H, Cl. C. C, H, N. D. C, H, N, O. Câu 4. Trong nhiều thiết bị có bộ phận tản nhiệt làm bằng nhôm. Vai trò tản nhiệt của nhôm được gây ra bởi tính chất vật lí nào sau đây? A. Tính dẫn nhiệt. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẻo. D. Tính chống ăn mòn. Câu 5. Khi đốt nóng tinh thể LiCl trong ngọn lửa đèn khí không màu thì tạo ra ngọn lửa có màu A. Da cam. B. Tím nhạt. C. Vàng. D. Đỏ tía. Câu 6. Phát biểu nào không đúng? A. Beryllium sẽ không phản ứng với nước lạnh. B. Strontium có bán kính nguyên tử lớn hơn calcium. C. Barium chloride không tan trong nước lạnh. D. Radium phản ứng mạnh với nước . Câu 7. Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy tự cháy trong không khí dù không cần tiếp xúc với nguồn lửa. Khi nhà kho chứa các đồ vật làm bằng nhựa poly(vinyl chloride) (PVC) bị cháy sẽ tạo nên khói đám cháy có nhiệt độ rất cao và chứa các khí như HCl,CO, . Trong khi di chuyển ra xa đám cháy, cần cúi thấp người, đồng thời dùng khăn ướt che mũi và miệng. Cho các phát biểu sau: (a) Khăn ướt không có tác dụng hạn chế khí HCl đi vào cơ thể. (b) Việc cúi thấp người nhằm tránh khói đám cháy (có xu hướng bốc lên cao). (c) Khói từ đám cháy nhựa PVC độc hại hơn khói từ đám cháy các đồ vật làm bằng gỗ. (d) Việc sử dụng nước để chữa cháy nhằm mục đích hạ nhiệt độ đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của PVC. Các phát biểu đúng là: A. (a), (b), (c). B. (a), (b), (d). C. (b), (c), (d). D. (a), (c), (d). 1
  2. Câu 8. Trong quá trình trồng trọt, người nông dân được khuyến cáo không bón vôi sống (thành phần chính là CaO ) cùng với phân đạm ammonium. Nguyên nhân của khuyến cáo này là A. thất thoát đạm vì giải phóng ammonia. B. tạo thành hỗn hợp gây cháy nổ. C. tạo acid làm ảnh hưởng tới cây trồng. D. làm tăng độ chua của đất. Câu 9. Cho hai hợp chất hữu cơ là aniline (C6H7N), 2-aminopyridine (C5H6N2) và hình ảnh phổ khối như hình vẽ: (a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A (b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B Phát biểu nào sau đây không chính xác? A. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline. B. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94. C. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine. D. Phân tử khối của hai hợp chất hữu cơ A và B bằng nhau. Câu 10. Thành phần của xà phòng bao gồm muối của acid béo với kim loại X và các chất phụ gia. Kim loại X có thể là A. sodium. B. potassium. C. calcium. D. sodium hoặc potassium. Câu 11. Trong cây thuốc lá tự nhiên và khói thuốc lá chứa một amine rất độc, đó là nicotin với công thức cấu tạo như sau: Nicotin làm tăng huyết áp và nhịp tim, có khả năng gây sơ vữa động mạnh vành và suy giảm trí nhớ. Số nguyên tử hydrogen trong một phân tử nicotin là A. 14. B. 16. C. 10. D. 8. Câu 12. Tinh bột thuộc loại là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật. Tinh bột thuộc loại A. Polysaccharide. B. Disaccharide: C. lipid. D. Monosaccharide. Câu 13. Phương trình hoá học của phản ứng hydrate hóa ethylene để điều chế ethanol là:  CH2  CH2  H2O  CH3CH2OH H2SO4 ,t  2
  3. Giai đoạn (1) trong cơ chế của phản ứng trên xảy ra như sau: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Phản ứng hydrate hóa ethylene là phản ứng cộng. B. Trong giai đoạn (1) có sự phân cắt liên kết  . C. Trong giai đoạn (1) có sự hình thành liên kết  . D. Trong phân tử ethylene có 6 liên kết  . Câu 14. Thuỷ phân ester X trong môi trường kiềm, thu được sodium acetate và ethyl alcohol. Công thức của X là A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 15. Đặt dung dịch hỗn hợp gồm ba amino acid (lysine, glycine, glutamic acid) ở pH = 6,0 vào nguồn điện một chiều, thấy hỗn hợp tách thành ba vết chất như hình sau: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tại pH = 6,0; glycine gần như không dịch chuyển do phân tử glycine chủ yếu tồn tại dạng ion lưỡng cực. B. Tại pH = 6,0; lysine tồn tại chủ yếu ở dạng H2N[CH2]4CH(NH2)COO-. C. Tại pH = 6,0; glutamic acid chủ yếu tồn tại ở dạng anion. D. Các amino acid có khả năng di chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường ở giá trị pH nhất định. Câu 16. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu Y Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 xanh lam Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm Z Tạo kết tủa Ag tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl acetate, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl acetate, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl acetate. D. Vinyl acetate, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Câu 17. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Mg. B. Fe. C. Na. D. Al. 3
  4. Câu 18. Cho biết: E0 3+ /Al  1,676 V ; E0 2+ /Cu  0,340 V . Phát biểu nào sau đây đúng? Al Cu A. Tính khử của aluminium (Al) lớn hơn tính khử của copper (Cu). B. Tính oxi hoá của aluminium (Al) lớn hơn tính oxi hoá của copper (Cu). C. Tính oxi hoá của cation Al3+ lớn hơn tính oxi hoá của cation Cu2+. D. Tính khử của cation Al³+ lớn hơn tính khử của cation Cu2+. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng bauxite theo hai giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Tinh chế quặng bauxite. Quặng bauxite (thành phần chính Al2O3.2H2O) thường lẫn tạp chất. Sau khi loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hóa học thu được Al2O3. Giai đoạn 2: Điện phân Al2O3 nóng chảy. Do Al2O3 có nhiệt độ nóng chảy rất cao (2050 o C) nên Al2O3 được trộn cùng với cryolite (Na3AlF6) để tạo thành hỗn hợp nóng chảy ở gần 1000 oC. a) Giải pháp trộn cryolite vào Al2O3 giúp tiết kiệm nhiều năng lượng, đồng thời tạo ra chất lỏng có tính dẫn điện tốt. b) Trong quá trình điện phân cần cố định các anode bằng than chì để tránh sự ăn mòn anode do phản ứng với nhôm nóng chảy. c) Ở cathode xảy ra quá trình khử Al3+ thành Al: Al3+ + 3e → Al. d) Người ta không dùng anode bằng kim loại sắt vì khả năng dẫn điện của sắt kém hơn so với than chì. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm glucose tác dụng với thuốc thử Tollens theo các bước sau: Bước 1: Cho khoảng 2 mL dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thêm từ từ từng giọt dung dịch dung dịch ammonia 5%, lắc đều cho đến khi kết tủa tan hết. Dung dịch thu được là thuốc thử Tollens. Bước 2: Thêm tiếp khoảng 2 mL dung dịch glucose 5% (d = 1,02 g/mL) lắc đều. Sau đó, ngâm ống nghiệm vào cốc thuỷ tinh chứa nước nóng trong khoảng 5 đến 10 phút. a) Sau bước 2, thấy xuất hiện kết tủa bạc. b) Trong thí nghiệm trên, nếu thay glucose bằng saccharose thì hiện tượng sau bước 2 cũng tương tự. c) Cho biết hiệu suất của phản ứng sau bước 2 (tính theo glucose) là 80%. Khối lượng siver thu được (được làm tròn đến chữ số hàng trăm ở phần thập phân) là 0,098 gam. d) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucose có nhóm chức aldehyde. Câu 3. Một học sinh tiến hành tổng hợp isoamyl acetate (thành phần chính của dầu chuối) từ acetic acid và isoamyl alcohol theo phương trình hóa học sau: 4
  5. Sau thí nghiệm, tiến hành phân tách sản phẩm. Ghi phổ hồng ngoại của acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng của một số liên kết trên phổ hồng như sau: Liên kết O-H (alcohol) O-H (carboxylic C  O (ester, carboxylic acid) acid) Số sóng  cm  1 3650-3200 3300-2500 1780-1650 a) Phản ứng tổng hợp trong thí nghiệm này là phản ứng ester hóa. b) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 3350 cm1 là phổ của isoamyl alcohol. c) Phổ hồng ngoại có số sóng hấp thụ ở 1750 cm-1 mà không có số sóng hấp thụ đặc trưng của liên kết O  H là phổ của isoamyl acetate. d) Dựa vào phổ hồng ngoại, không thể phân biệt được acetic acid, isoamyl alcohol và isoamyl acetate. Câu 4. Cho các hoá chất sau: HCl đặc; NH3 10%; CuSO4 khan; nước. a) Có thể điều chế được phức chất [Cu(H2O)6]2+ bằng cách hoà tan CuSO4 khan vào nước. b) Hoà tan CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với HCl đặc thu được phức chất [CuCl4]2- có dạng hình học bát diện. c) Không thể điều chế được phức chất [Cu(OH)2(H2O)4]. d) Hoà CuSO4 khan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 10%, thu được phức chất [Cu(NH3)4(H2O)2] có dạng hình học bát diện. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1. Để mạ đồng một vật dụng kim loại có tổng diện tích bề mặt là 10 cm², người ta tiến hành điện phân dung dịch CuSO4 với cực âm là vật dụng cần mạ và cực dương là lá đồng thô. Biết cường độ dòng điện không đổi là 2 A, hiệu suất điện phân là 90%, khối lượng riêng của tỉnh thể Cu là 8,94 g/cm³ và lượng đồng tạo ra được tính theo công thức Faraday là m =A.L.t/nF (với A là nguyên tử khối của Cu = 64; I là cường đô dòng điện, F là hằng số Faraday = 96485 C/mol, n là số electron mà 1 ion Cu2+ nhận, t là thời gian điện phân tính bằng giây). Thời gian điện phân để lớp mạ có độ dày đồng nhất 0,1 mm là bao nhiêu phút? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 2. Con người và nhiều loài động vật khác cần khí oxygen để duy trì sự sống. Cây xanh nhả khí oxygen nhờ phản ứng quang hợp. Một cây xanh trưởng thành tiêu thụ lượng CO2 trung bình khoảng 22 kg/năm để thực hiện quá trình quang hợp và trung bình một năm mỗi người cần tối thiểu 1,2 tấn oxygen để duy trì sự sống. Để cung cấp đủ lượng oxygen cho 8 tỉ người trên Trái đất trong một năm thì cần bao nhiêu tỉ cây xanh như trên? Câu 3. Cho các chất: methyl alcohol, methyl acetat, tripalmitin, glucose, fructose, saccharose. Có bao nhiêu chất tham gia phản ứng thủy phân? Câu 4. Cho các amine có công thức cấu tạo dưới đây: 5
  6. Trong số các amine trên, có bao nhiêu arylamine? Câu 5. Trong một nhà máy sản xuất ammonia theo quy trình Haber, giai đoạn sản xuất khí hydrogen bằng phản ứng của methane và nước được thực hiện theo phương trình hóa học (1) như sau: (1) CH4 ( g )  H2O(g)  CO( g)  3H2 ( g) xt  Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt mạnh. Lượng nhiệt này được cung cấp từ quá trình đốt cháy hoàn toàn khí methane theo phương trình hóa học (2): (2) CH4 (g)  2O2 (g)  CO2 (g)  2H2O(g)  Xét các phản ứng ở điều kiện chuẩn và hiệu suất chuyển hóa của methane là 100% . Biết 90% lượng nhiệt tỏa ra từ phản ứng (2) được cung cấp cho phản ứng (1) và các giá trị nhiệt tạo thành  f H  của các chất ở điều kiện chuẩn được cho trong bảng sau: 298 Chất CH 4 (g) CO2 (g) CO(g) H 2O(g) f H0 (kJ mol-1 -74,6 298 -393,5 110,5 -241,8 Tính số tấn khí methane cần thiết để sản xuất 0,30 tấn H 2 ( g) trong giai đoạn trên. (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) Câu 6. Khi Phương pháp chuẩn độ bichromate (theo TCVN 12202-8:2018) có thể xác định hàm lượng sắt tổng số và sắt (II) trong các mẫu quặng apatite, phosphorite. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy lượng Fe(II) trong 0,200 gam mẫu một loại quặng apatite phản ứng vừa đủ với 20,5 mL dung dịch K2Cr2O7 0,016M trong môi trường acid. Hàm lượng sắt (II) (quy về FeO, biểu thị theo phần trăm khối lượng) trong mẫu quặng trên là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến phần chục). ------ HẾT ------ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0