Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2023 có đáp án - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
lượt xem 2
download
"Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2023 có đáp án - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh" giúp các em học sinh ôn tập kiến thức chuẩn bị cho bài thi tốt nghiệp THPT sắp tới, rèn luyện kỹ năng giải đề thi để các em nắm được toàn bộ kiến thức. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2023 có đáp án - Cụm trường THPT Thuận Thành, Bắc Ninh
- SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CỤM TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 (Đề gồm có 04 trang) MÔN: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 201 Họ tên học sinh: ....................................................................................................................................... Số báo danh:........................................................................................................................................... Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào gắn liền với vai trò lãnh đạo của Nenxơn-Manđêla? A. Cách mạng Ănggôla, Môdămbích thành công. B. Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. C. Nambia tuyên bố độc lập. D. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời. Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Nhiều chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. B. Có tổ chức lãnh đạo thống nhất chung của khu vực. C. Có khuynh hướng vô sản lãnh đạo. D. Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ. Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào sau đây? A. Điện Biên Phủ. B. Tây Nguyên. C. Biên giới. D. Huế - Đà Nẵng. Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Tây Nguyên (1975) có nét tương đồng về A. loại hình chiến dịch. B. nghệ thuật quân sự. C. đối tượng tiến công. D. mức độ huy động lực lượng. Câu 5: Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Mĩ. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Trung Quốc. Câu 6: Sự kiện bản Yêu sách của nhân dân An Nam không được hội nghị Véc-xai chấp nhận (6/1919) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam? A. Không để các vấn đề dân tộc lệ thuộc vào lực lượng bên ngoài. B. Muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể dựa vào giai cấp vô sản thế giới C. Các diễn đàn quốc tế không thể giải quyết được vấn đề dân tộc. D. Để giải phóng dân tộc không được dựa vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Câu 7: Trong giai đoạn 1940-1945, căn cứ địa nào là “hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới”? A. Việt Bắc B. Cao Bằng C. Bắc sơn- Võ Nhai D. Cao-Bắc-Lạng Câu 8: Định ước Henxinki (1975) đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan dến hoà bình, an ninh ở A. châu Mĩ. B. châu Phi. C. châu Á. D. châu Âu. Câu 9: Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động nào sau đây để lôi kéo đồng minh? A. Viện trợ cho tất cả các nước Mĩ Latinh. B. Viện trợ cho tất cả các nước châu Phi. C. Viện trợ cho tất cả các nước châu Á. D. Đề ra và thực hiện Kế hoạch Mácsan. Câu 10: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Xây dựng chính quyền Xô viết. B. Thực hiện cao trào kháng Nhật cứu nước. C. Đánh đuổi thực dân Anh. D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 11: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại mới tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với các nước A. Đông Bắc Á B. Tây Á C. Đông Nam Á D. Nam Á Câu 12: Tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng năm 1975 là Trang 1/4 - Mã đề thi 201
- A. Hà Tiên. B. Đồng Nai Thượng. C. Phước Long. D. Châu Đốc. Câu 13: Qua thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam, chiến tranh nhân dân được hiểu là A. hai bên sử dụng quân đội chính quy tiến hành một số trận quyết chiến. B. huy động toàn dân đánh giặc và đánh bằng những vũ khí, phương tiện hiện đại. C. vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, từng bước thay đổi tương quan lực lượng. D. cuộc chiến có sự phân tuyến triệt để giữa hậu phương với tiền tuyến. Câu 14: Sau khi phát động toàn quốc kháng chiến, Đảng và chính phủ Việt Nam đã A. tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. B. đợi thời cơ phản công Pháp. C. chuẩn bị kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. D. tiến hành chiến tranh tổng lực đánh Pháp. Câu 15: Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là A. chống phong kiến và chống chiến tranh đế quốc. B. chống chiến tranh đế quốc và bảo vệ hòa bình. C. chống đế quốc và chống phong kiến. D. chống phát xít và chống chiến tranh đế quốc. Câu 16: Chủ trương thực hiện quyền dân tộc tự quyết của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) được thể hiện trong nội dung nào? A. Xác định đối tượng cách mạng. B. Khẩu hiệu đấu tranh cách mạng. C. Cách thức tập hợp lực lượng. D. Xác định hình thái cách mạng. Câu 17: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam? A. Trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản. B. Trung địa chủ và tư sản mại bản. C. Tiểu địa chủ và tư sản mại bản. D. Đại địa chủ và tư sản mại bản. Câu 18: Tổ chức cách mạng nào chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền”? A. Tân Việt cách mạng Đảng. B. Việt Nam Quốc dân Đảng. C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. An Nam cộng sản Đảng. Câu 19: Trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỉ XX, quốc gia nào thực hiện kế sách “tọa sơn quan hổ đấu” để tìm cách thu nhiều lợi nhuận từ chiến tranh? A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Nhật Bản. Câu 20: Trong những năm 1954 – 1975, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải “xuống thang” trong chiến tranh xâm lược Việt Nam? A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 B. Chiến dịch Trung Lào. C. Chiến dịch Thượng Lào. D. Chiến dịch Việt Bắc. Câu 21: Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Đề ra kế hoạch quân sự Nava. B. Đưa quân đội trực tiếp tham chiến. C. Đề ra kế hoạch quân sự Rove. D. Thực hiện cuộc tiến công lên Việt Bắc. Câu 22: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng A. nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. B. chế độ pháp quyền nhân dân. C. một thể chế chính trị độc lập. D. nhà nước dân chủ kiểu mới. Câu 23: Ở Việt Nam, phong trào dân tộc dân chủ giai đoạn 1925-1930 có điểm gì mới so với giai đoạn 1919-1925? A. Kết hợp hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. Có sự tham gia của những lực lượng xã hội mới. C. Có nhiều tổ chức cách mạng theo các khuynh hướng khác nhau. D. Tập trung đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Trang 2/4 - Mã đề thi 201
- Câu 24: Trong Chiến dịch Tây Nguyên (3-1975), trận then chốt mở màn là A. Buôn Ma Thuột. B. Đắk Lắk. C. Kon Tum. D. Plâyku. Câu 25: Cách mạng Tháng Hai năm 1917 bùng nổ khi nước Nga A. vừa chuyển sang chế độ Cộng hòa. B. vừa rút khỏi chiến tranh đế quốc. C. xuất hiện hai chính quyền cũng tồn tại. D. đang tham gia chiến tranh đế quốc. Câu 26: Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược nào sau đây? A. Phản ứng linh hoạt. B. Chiến tranh cục bộ. C. Chiến tranh đặc biệt. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 27: Nội dung nào sau đây là thành tựu Liên Xô đạt được trong thời kì 1945 - 1991? A. Có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. B. Là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. C. Phát minh ra máy hơi nước đầu tiên. D. Đi đầu trong công nghiệp điện hạt nhân. Câu 28: Việc Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lê nin, truyền bá những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam và cách mạng tháng Mười Nga về trong nước (1921-1930) đã A. đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của khuynh hướng vô sản. B. thức tỉnh cả dân tộc đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản. C. làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản. D. mở ra một quá trình chuyển biến của phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai. Câu 29: Hội nghị Trung ương 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) đã trở về với tư tưởng của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) khi A. khẳng định cách mạng Đông Dương là cách mạng giải phóng dân tộc. B. chủ trương thành lập chính phủ công nông binh ở mỗi nước của khu vực Đông Dương. C. chủ trương thành lập chính phủ dân chủ cộng hòa của khu vực Đông Dương. D. xác định cách mạng tư sản dân quyền chỉ thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Câu 30: Nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, quốc gia có dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ là A. Liên xô B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Đức Câu 31: Điểm chung về bối cảnh lịch sử khi Pháp đề ra các kế hoạch quân sự Rơve (1949), Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954) là A. viện trợ của Mỹ đã chiếm hơn 2/3 ngân sách chiến tranh Đông Dương. B. thực dân Pháp đang có thế chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. C. có sự phản đối của nhân dân Pháp đối với cuộc chiến tranh xâm lược. D. so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường đang có lợi cho Pháp. Câu 32: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của yếu tố nào sau đây? A. Kinh tế - tài chính. B. Lực lượng sản xuất. C. Phát minh kĩ thuật. D. Liên kết khu vực. Câu 33: Thế và lực của quân dân Việt Nam bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi kể từ sau sự kiện nào sau đây? A. Chiến đấu ở đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. B. Chiến dịch Việt Bắc 1947. C. Đại hội của Đảng lần thứ II (1951). D. Chiến thắng biên giới 1950 Câu 34: Trong những năm 1945-1946, về chính trị, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có hoạt động nào sau đây nhằm xây dựng chế độ mới? A. Lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. B. Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”. C. Thành lập Nha Bình dân học vụ. D. Quyết định cho lưu hành tiền Việt Nam. Câu 35: Chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách là của A. Phan Bội Châu. B. Hoàng Hoa Thám. C. Phan Châu Trinh. D. Phan Đình Phùng. Trang 3/4 - Mã đề thi 201
- Câu 36: Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945 - 1975) ở Việt Nam là gì? A. Sử dụng các lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định. B. Có sự sáng tạo trong thành lập lực lượng ba thứ quân. C. Xây dựng được hậu phương lớn trong cuộc kháng chiến. D. Đã nối tiếp và phát huy các truyền thống của dân tộc. Câu 37: Nội dung nào sau đây là nét tương đồng về nghệ thuật quân sự của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)? A. Đồng loạt tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn chiến trường. B. Từng bước xiết chặt vòng vây, kết hợp đánh tiêu diệt và đánh tiêu hao. C. Kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhân dân. D. Chia cắt, từng bước đánh chiếm các cơ quan đầu não của đối phương. Câu 38: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị A. Giơ-ne-vơ (Pháp). B. Ianta (Liên Xô). C. Pôtxđam (Đức). D. Xan Phranxixcô (Mĩ). Câu 39: Việc mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN không chịu tác động của A. xu thế toàn cầu hoá. B. chủ nghĩa khủng bố. C. cuộc đấu tranh giành độc lập. D. chiến tranh lạnh. Câu 40: Một trong những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra cuối thế kỉ XIX là A. Chấn hưng nội hóa. B. Đông Dương Đại hội. C. Đồng khởi. D. Cần vương. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 201
- ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023 MÔN: Lịch sử Câu 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 1 B C A C D B D B C A A A B B A D C B A B C D B D 2 B B D B C C A C D C C A B A C C C B B B C B B B 3 A B A A B C C B D A B C B D C D C C D B D C B B 4 A D B B D B A D B A D A C B C A D D B A C D D D 5 B B C C A D B A A D B B A C B C B B B D B B A B 6 A C A C B B C B D C B B D B B C A C D D A D D A 7 A B C B B D D D A B C A C C A A A A A A D A D A 8 D B A B A A B C D D D B D C B B A B C D B C B D 9 D A D A A D D D B C D D A D A B B D A D B D D A 10 B B A A D A D C C B B C B A B A B A A C C C A C 11 C A C C A D C B C D C C A C A C C A B B D A B D 12 C A B C C C C B B B A C C D D C A B A A C D C A 13 C C B C D D C C D C B D D D D D C D D A A A B B 14 A C A D D C B A A D A D B B C D C D C D D B C A 15 C A D D C A B D D D D A C B A C D C D C A B C A 16 C D D D B A D D B C C A A C B D D D C D D B B D 17 D D C D B D B D A D A D C C D A D A A B D A D D 18 B C C A D D A A A C A C A B B C A D D C B A A A 19 A A A C C B A A A B D B C A D D D B B D A B C C 20 A C D B B A A C C B C B D D C A D D B B B C B A 21 B D D A A D A A B D D C A D B B B C C B D C A D 22 A A B D A A A A B A D D A B C B C C D C A D D C 23 C B C C D C D C B A A B C B B A C A B C A A A D 24 A D B A B C B D C B A B A D A C A B A A A A D B 25 D B D D D A B A B C B D D A B A B A C A B A C C 26 D D D D A C B C A B A C A B C B A C B A C C A A 27 D C C B B B D C D B B D B C D D B C D C A D C C 28 C B D D D B C A A C D A B D D C B A A A B D C C
- 29 D D B B B D A D C D A A D D A A C A D B C A D B 30 C C A D A A C B D A A C C A C B D A C D B B A B 31 C B B A C A D B C D B C B A C A D C B C D B C C 32 B D B A A A C D B A B B A C A D B D D D C C C B 33 B D A A C B B A B A C D D C D D D D C C B C B D 34 A C C C B B B B D D D B D A D C A B A D D B A D 35 C A B B C D D C C A C C C B C D D C C B C A A C 36 D C C D C B A D C B C D D C D B B D D A A C C A 37 B D C B A C C B A C C D B D A B A A B C A D A C 38 D A B A C C A A C B D A B A A B C B C B C D B B 39 B A A C C C C B D A C B D A D A A C A C D C D B 40 D A D B D B D C A C B A C A B B B B C A B B D C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p | 181 | 15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p | 88 | 7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p | 116 | 6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương
9 p | 105 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
7 p | 67 | 5
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p | 115 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p | 121 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p | 80 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p | 66 | 4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p | 77 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p | 84 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p | 53 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p | 58 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p | 55 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p | 57 | 3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p | 82 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p | 62 | 2
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn