intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ LƯƠNG THẾ VINH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ THAM KHẢO PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ trả lời một phương án. Câu 1. Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua đã hoàn thành quá trình A. thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. B. thành lập nước Nga Xô viết và kết thúc cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. C. thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập ở nước Nga Xô viết (SNG). D. thành lập liên hiệp các nước xã hội chủ nghĩa Xô viết ở nước Nga. Câu 2. Sự kiện nào sau đây đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã phát triển trở thành hệ thống thế giới? A. Thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba đã lật đổ chế độ độc tài Batixta (1959). B. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (1945). C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu (1945 – 1949). D. Nội chiến ở Trung Quốc kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). Câu 3. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (Trung Quốc) từ năm 1075 – 1077, quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào sau đây? A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Tiên phát chế nhân. C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống. Câu 4. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây? A. Nhân dân Việt Nam không có tinh thần yêu nước. B. Quân Pháp luôn huy động lực lượng áp đảo, vũ khí tối tân. C. Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra chưa sôi nổi. D. Hạn chế về giai cấp lãnh đạo và đường lối đấu tranh. Câu 5. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) đã thông qua A. Hiến chương Liên hợp quốc. B. việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc. C. nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật. D. xét xử tội phạm chiến tranh thế giới. Câu 6. Nội dung nào sau đây là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh được nhân dân các nước hi vọng, mong muốn trở thành hiện thực? A. Đa cực, đa phe trong đối ngoại quốc tế. B. Liên kết và hội nhập giữa các nước lớn. C. Hoà bình, ổn định để cùng phát triển. D. Phát triển kinh tế, quân sự là trung tâm. Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về xu thế đa cực sau Chiến tranh lạnh? A. Là một quá trình tất yếu, phù hợp với tính toán của các nước lớn. B. Nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu. C. Tạo ra những bước đột phá mới với sự thống trị tuyệt đối của Mỹ. D. Quan hệ giữa các nước được điều chỉnh theo hướng tăng cường đối thoại về văn hóa. Câu 8. Năm nước sáng lập ra Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1967 là 1
  2. A. In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. B. In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. C. In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. D. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan. Câu 9. Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN (APSC) là A. khối phòng thủ chung nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định, hợp tác khu vực. B. khuôn khổ hợp tác chính trị an ninh toàn diện giữa các nước thành viên ASEAN. C. tổ chức hợp tác toàn diện nhằm xây dựng môi trường hòa bình và an ninh. D. khuôn khổ hợp tác hướng tới xây dựng ASEAN lấy con người làm trung tâm. Câu 10. Cộng đồng ASEAN (AC) được thành lập năm 2015 là một A. cơ chế hợp tác mới của tổ chức ASEAN. B. tổ chức hợp tác quốc tế liên chính phủ. C. hoạt động thường niên của khu vực Đông Nam Á. D. cơ cấu hoạt động về chính trị của tổ chức ASEAN. Câu 11. Ngày 13 – 8 – 1945, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh đã A. thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa. B. tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng. C. chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trên cả nước. D. cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Câu 12. Thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp? A. Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ (1945). B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc (1946 - 1947). C. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). D. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950). Câu 13. Từ trong phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị nào sau đây đã ra đời? A. Liên minh Nhân dân Việt - Miên - Lào. B. Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh). C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 14. Điểm khác nhau của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 so với chiến dịch biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. đối tượng tác chiến. B. loại hình chiến dịch. C. địa hình tác chiến. D. lực lượng chủ yếu. Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Việt Nam (1979 – 1989)? A. Nhiều trận chiến đã diễn ra quyết liệt ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,... B. Dư luận trong nước phản đối mạnh mẽ hành động xâm lược của Trung Quốc. C. Toàn bộ lực lượng quân đội chính quy được huy động lên biên giới. D. Quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam đã đứng lên chiến đấu. Câu 16. Trong giai đoạn 1986 – 1995, nội dung chính của đường lối đổi mới về kinh tế ở Việt Nam là A. đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. B. kết hợp với đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. C. xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. D. tích cực hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Câu 17. Một trong những nội dung chủ yếu về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay là A. hoàn chỉnh toàn bộ quan điểm, đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. 2
  3. B. khắc phục khủng hoảng nhận thức về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. C. thực hiện thành công xoá đói giảm nghèo và đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. D. phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Câu 18. Quá trình nào sau đây cho thấy công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hiện nay đang tiếp tục được đẩy mạnh? A. Hoàn thành cải cách nền giáo dục. B. Hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. C. Hoàn thành quá trình hội nhập khu vực về văn hóa. D. Thoát khỏi khủng hoảng nợ công ở khu vực và toàn cầu. Câu 19. Vào thập niên đầu thế kỉ XX, các nhà yêu nước Việt Nam tiến hành những hoạt động đối ngoại trong bối cảnh nào sau đây? A. Con đường giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến bị bế tắc. B. Đảng Cộng sản Pháp đã thành lập và giúp đỡ cách mạng Việt Nam. C. Phong trào đấu tranh chống phát xít trên thế giới phát triển mạnh mẽ. D. Phong trào dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ngừng hoạt động. Câu 20. Một trong những chính sách đối ngoại của Đảng và Chính phủ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) là A. củng cố, phát triển quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa. B. bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ. C. củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. D. hợp tác toàn diện với Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp. Câu 21. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng của đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975) ở Việt Nam? A. Đấu tranh ngoại giao luôn đi trước mở đường cho đấu tranh quân sự. B. Mặt trận ngoại giao quyết định và được hình thành từ đầu cuộc kháng chiến. C. Hoạt động ngoại giao chịu sự chi phối hoàn toàn của hoạt động quân sự. D. Đấu tranh ngoại giao có mối quan hệ chặt chẽ với đấu tranh chính trị. Câu 22. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được kế thừa những truyền thống nào sau đây của quê hương Nghệ An và gia đình? A. Yêu chuộng hoà bình, chống phát xít. B. Truyền thống yêu nước, hiếu học và đoàn kết. C. Truyền thống hiếu học và chống phát xít. D. Truyền thống khoa bảng và tinh thần chống phát xít. Câu 23. “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” là quyết định của Nguyễn Ái Quốc khi đọc A. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. B. báo Đời sống công nhân, báo Nhân đạo và cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. C. báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. D. Tác phẩm Đường Kách mệnh và các bài viết của Lê-nin đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế. Câu 24. Nhận định nào sau đây là đúng về vị trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế? A. Người lãnh đạo cao nhất của Quốc tế cộng sản. B. Hoạch định đường lối cho các dân tộc thuộc địa. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc. D. Biểu tượng cho nền hòa bình an ninh của toàn thế giới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn. Cộng đồng ASEAN không phải là tổ chức quốc tế mới của các quốc gia Đông Nam Á được thành lập để thay thế cho ASEAN. Cộng đồng ASEAN tiếp tục kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên cấp 3
  4. độ cao hơn và phạm vi rộng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN cũng như của các quốc gia thành viên trong giai đoạn mới”. (Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2021, tr. 35) a. Cộng đồng ASEAN ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác và phát triển của ASEAN cũng như của các quốc gia thành viên trong giai đoạn mới. b. Cộng đồng ASEAN là một tổ chức ra đời thể hiện sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và thay thế ASEAN. c. Cộng đồng ASEAN là liên kết “thống nhất trong đa dạng” của các quốc gia độc lập trong khu vực Đông Nam Á nhưng không hướng tới mục tiêu nhất thể hóa khu vực. d. Cộng đồng ASEAN thực chất là “tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành một khối như một xã hội”. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phả bỏ Hiệp định Giơ- ne-nơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hòa,... …Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mĩ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà”. (Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294) a. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cốt là để trì hoãn việc thống nhất đất nước ở Việt Nam. b. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi đã góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước; đồng thời mở ra kỉ nguyên mới cho cả dân tộc Việt Nam. c. Đặc điểm lớn nhất và độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam (1954 – 1975) là một đảng thống nhất lãnh đạo cả nước thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ chiến lược ở Bắc, Trung, Nam. d. Từ thực tiễn đất nước và sự phá hoại của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu chỉ sử dụng hình thức đấu tranh hoà bình sẽ không thể thống nhất Tổ quốc. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong vòng chưa đầy 40 năm, từ dưới 600 USD/người năm 1986 lên gần 3.700 USD (theo PPP năm 2015). Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống còn 4,2% năm 2020… Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện…”. (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Tổng quan về Việt Nam, ngày 19/04/2024, từ https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview) a. Trong quá trình Đổi mới đất nước từ năm 1986, Việt Nam đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế. b. Xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra mạnh mẽ tạo sức mạnh thời đại to lớn để Việt Nam đẩy mạnh công cuộc Đổi mới đất nước. c. Trong thực tiễn quá trình Đổi mới đất nước, Việt Nam đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. d. Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam đã góp phần làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hiện nay ngày càng hùng mạnh. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng 4
  5. đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562) a. Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở một ra cơ hội mới trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước. b. Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. c. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc thấu hiểu đầy đủ ngay từ lần đọc đầu tiên. d. Cụm từ “đây là con đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản. ----------- HẾT ---------- Đồng Nai, ngày 22 tháng 12 năm 2024 GIÁO VIÊN RA ĐỀ GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hoàng Bá Lưu Nguyễn Thị Thu Hằng (Số điện thoại: 0979283921) (Số điện thoại: 0985424369) 5
  6. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: LỊCH SỬ LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ THAM KHẢO HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn - Mỗi câu hỏi trả lời đúng, thí sinh được 0,25 điểm Câu Đáp án 1 A 2 C 3 B 4 D 5 A 6 C 7 B 8 D 9 B 10 A 11 C 12 A 13 D 14 B 15 C 16 A 17 D 18 B 19 A 20 C 21 D 22 B 23 A 24 C Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm. 6
  7. - Học sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu Đáp án a) Đ b) S 1 c) Đ d) S a) S b) Đ 2 c) S d) Đ a) Đ b) Đ 3 c) Đ d) S a) S b) Đ 4 c) S d) Đ ––– HẾT ––– Đồng Nai, ngày 22 tháng 12 năm 2024 GIÁO VIÊN RA ĐỀ GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Hoàng Bá Lưu Nguyễn Thị Thu Hằng (Số điện thoại: 0979283921) (Số điện thoại: 0985424369) 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2