
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Định Quán, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Định Quán, Đồng Nai”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Định Quán, Đồng Nai
- SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ MINH HỌA TỐT NGHIỆP 2025 TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Phần I. Thí sinh trả lời câu 1 đến câu 24, mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án Câu 1. Quốc gia nào sau đây đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 2. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 3. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc B. Sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh C. Những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược D. Các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam? A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Lý Bí. D. Phùng Hưng. Câu 5. Liên hợp quốc được thành lập bởi quyết định của hội nghị nào? A. Pốtxđam. B. Ianta. C. Xan Phranxixcô. D. Vécxai – Oasinhtơn. Câu 6. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì đối với tình hình thế giới? A. Trở thành khuôn khổ trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I-an-ta”. B. Làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau. C. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. D. Đánh dấu sự xác lập vai trò duy nhất thống trị toàn cầu của Mĩ. Câu 7. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX là gì? A. Trật tự hai cực I-an-ta xuất hiện và kết thúc. B. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ. C. Sự thành lập hai nhà nước ở hai miền nước Đức. D. Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế của thế giới. Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại quốc gia nào? A. Thái Lan. B. Việt Nam. C. Xin-ga-po. D. Trung Quốc. Câu 9 . Văn kiện nào sau đây được thông qua năm 1967 đã chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? Mã đề 101 Trang 5/5
- A. Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ. B. Tuyên bố ASEAN. C. Hiến chương ASEAN. D. Tuyên bố Ba-li II. Câu 10. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí. B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc. C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ. D. tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán. Câu 11. Một trong những địa phương giành chính quyền sau cùng trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là: A.Bến Tre. B. Bình Định. C. Hà Tiên. D. Cần Thơ. Câu 12. Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Câu 13 . Chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã A. làm thất bại chiến tranh cục bộ. B. làm thất bại chiến tranh tổng lực. C. làm thất bại chiến tranh đặc biệt. D. bảo vệ an toàn cơ quan đầu não kháng chiến Câu 14 . Nội dung nào sau đây không phải là kết quả và thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ? A. Chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài. B. Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị phát triển mạnh. C. Phong trào phá ấp chiến lược diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt. D. Hệ thống ấp chiến lược của Mỹ ở đô thị bị phá huỷ. Câu 15 . So với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam Việt Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam Việt Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ có điểm gì mới? A. Mục tiêu đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ. B. Sự tham gia đông đảo của tín đồ Phật tử và đội quân “tóc dài”. C. Sự tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo. D. Kết quả của các cuộc đấu tranh làm rung chuyển chính quyền Sài Gòn. Câu 16. Nhân tố quyết định đến sự thành công của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là A. những bài học từ Liên Xô và Trung Quốc. Mã đề 101 Trang 5/5
- B. viện trợ to lớn, cần thiết từ Liên Hợp quốc. C. Mỹ chủ động xóa bỏ bao vây và cấm vận. D. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 17. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) có nội dung nào sau đây? A. Chỉ tập trung đổi mới về văn hóa. B. Chỉ đổi mới về tổ chức và tư tưởng. C. Chỉ tập trung đổi mới về chính trị. D. Đổi mới kinh tế là trọng tâm. Câu 18. Nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" được áp dụng nhằm mục đích gì? A. Tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương B. Đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của nhân dân trong quá trình đổi mới C. Giảm thiểu sự can thiệp của Đảng vào các quyết định kinh tế D. Thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới Câu 19. Trong những năm 1905 – 1908, những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở A. Xiêm (Thái Lan). B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 20. Một trong những kết quả đem lại cho cách mạng Việt Nam từ việc ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 là: A. đầy hai mươi vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước. B. Pháp còn ở Việt Nam mười ngàn quân. C. Pháp công nhân độc lập cho Việt Nam. D. các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ. Câu 21. Một trong những quốc gia Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại trong giai đoạn từ năm 1923 đến năm 1924 là A. Ấn Độ. B. Liên Xô. C. Thái Lan. D. Tây Âu. Câu 22. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Sang Liên Xô dự lễ tang Lênin, nghiên cứu chủ nghĩa Mác. B. Tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III. C. Gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai. D. Tham gia đoàn cố vấn cao cấp của Liên Xô đến Trung Quốc. Câu 23. Nhận định nào sau đây là đúng về vị trí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc. B. Người lãnh đạo cao nhất của Quốc tế cộng sản. C. Hoạch định đường lối cho các dân tộc thuộc địa. D. Biểu tượng cho nền hòa bình an ninh của thế giới. Câu 24. Hoạt động đối ngoại của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam? A. Sự giúp đỡ của bên ngoài là yếu tố quyết định. B. Cách mạng Việt Nam cần phải gắn kết với thế giới. Mã đề 101 Trang 5/5
- C. Cần đa phương hóa, đa dạng hóa với các nước. D. Thực hiện các chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Phần II. Thí sinh trả lời câu 1 đến 4 . Trong mỗi ý a) b) c) d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau. “ Mục tiêu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr.80) a) Mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với sự phát triển toàn diện đất nước, từ vật chất, kĩ thuật, tinh thần, quốc phòng, an ninh,… tiến tới xã hội văn minh. b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. c) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình tăng lên mạnh mẽ việc áp dụng công nghiệp trong sản xuất để hiện đại hóa mức sống của người dân. d) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là nhằm mục tiêu xây dựng đất nước thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: - Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á: + Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập. + Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2- Trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo xung quanh; quốc tế hoá thương cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận; Liên Xô cùng Trung Quốc khai thác đường sắt Nam Mãn Châu - Đại Liên; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin. a) Sau chiến tranh thế giới thứ hai nước Đức và Triều Tiên bị chia cắt làm hai quốc gia với hai chế độ chính trị khác nhau là biểu hiện của Trật tự hai cực I-an-ta. b) Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô từ đồng minh chống phát xít chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. c) Sau chiến tranh thế giới thứ hai miền Đông nước Đức, Đông Beclin, các nước Đông Âu, Trung Quốc, Cu-ba đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. d) Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á là quyết định của Hội nghị I-an-ta. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Tháng 9-1977, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Nhiều nước trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhiều hiệp định trao đổi về thương mại, văn hoá, giáo dục được ký kết. Ngoài việc các nhà lãnh đạo Việt Nam đi thăm Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi thăm Pháp và các nước Bắc Âu (Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy), năm 1978 thăm 5 nước ASEAN, năm 1979 thăm Cuba và một số nước Mỹ latinh (Mexico, Panama, Nicaragua, Jamaica)”. (GS. Vũ Dương Ninh, Giáo trình quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940 đến nay, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, tr.166) a) Tháng 9-1977, Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. b) Sau khi đặt quan hệ ngoại giao với các nước, nhiều hiệp định về các lĩnh vực đã được kí kết. c) Đoạn tư liệu trên thể hiện những nỗ lực về đối ngoại của Việt Nam nhằm mục đích chính là bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Mã đề 101 Trang 5/5
- d) Đoạn tư liệu trên khẳng định chính sách đối ngoại Việt Nam muốn là bạn của các nước trên thế giới. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: "Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn do Ngô Đình Diệm đứng đầu đã trắng trợn phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, mở các chiến dịch "tố cộng, diệt cộng" bằng cái gọi là sức mạnh của quân lực cộng hoà,... ... Để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi cơ bản của mình, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng không có con đường nào khác là phải đứng lên đánh đổ chế độ độc tài phát xít của Mỹ và tay sai, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà". (Lê Mậu Hãn, Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.294) a) Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm cốt là để trì hoãn việc thống nhất đất nước ở Việt Nam. b) Đặc điểm lớn nhất và độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam (1954 - 1975) là một đảng thống nhất lãnh đạo cả nước thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ chiến lược. c) Từ thực tiễn đất nước và sự phá hoại của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nếu chỉ sử dụng hình thức đấu tranh hòa bình sẽ không thể thống nhất Tổ quốc. d) Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi đã hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời mở ra kỉ nguyên mới cho cả dân tộc. ------ HẾT ------ Hướng dẫn chấm 4 lựa chọn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 C B A A B A A A B C C D D D A D D B C A B C B B Đúng – sai 1a 1b 1c 1d 2a 2b 2c 2d 3a 3b 3c 3d 4a 4b 4c 4d Đ Đ S Đ Đ Đ S Đ Đ Đ S Đ S S Đ Đ Mã đề 101 Trang 5/5

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
