
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Số 2 Nghĩa Hành, Quãng Ngãi
lượt xem 1
download

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Số 2 Nghĩa Hành, Quãng Ngãi". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có đáp án - Trường THPT Số 2 Nghĩa Hành, Quãng Ngãi
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI ĐỀ THI MINH HOẠ TN THPT- NĂM 2025 TRƯỜNG THPT SỐ 2 NGHĨA MÔN: LỊCH SỬ HÀNH Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại hội nghị nào dưới đây? A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) B. Hội nghị Niu Oóc (Mĩ). C. Hội nghị Pốtxđam (Đức). D. Hội nghị Xan Phranxixcô (Mĩ). Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 2: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây? A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Đức. C. Liên Xô, Mĩ, Anh. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 3: Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành cuộc đấu tranh đòi độc lập. B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. C. Hình thành các tổ chức hợp tác trong khu vực. D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: ASEAN những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 4: Việt Nam là thành viên thứ mấy của ASEAN? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: ASEAN những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 5: Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là của ai? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. Trường Chinh. C. Phạm Văn Đồng. D. Võ Nguyên Giáp. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 6: Lực lượng tiến hành Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là lực lượng nào? A. Quân đội tay sai. B. Quân Pháp. C. Quân Mĩ. D. Quân đồng minh. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 7: Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI là gì? 1
- A. Đổi mới toàn diện và đồng bộ. B. Đổi mới về kinh tế, chính trị. C. Đổi mới về tư tưởng, văn hóa. D. Đổi mới về giáo dục. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Công cuộc đối mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 8: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập. B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc. C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc. D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 9: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai? A. Lê Hoàn. B. Lý Thường Kiệt. C. Trần Quốc Tuấn. D. Ngô Quyền. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 10: Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn chống lại chính quyền cai trị nào? A. Nhà Hán. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 11: Dưới triều đại nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất gì? A. Lộc điền. B. Quân Điền. C. Hạn Điền. D. Phú Điền. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 12: Thời Lê Sơ, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Nho giáo. Phân tích: 1-Thành phần NL: Tìm hiểu LS; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Biết. Câu 13: Nội dung nào sau đây không đúng về “Trật tự 2 cực Ianta” ? A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai. B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta. C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. 2
- Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 14: Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua A. Giữ Liên xô và Mỹ không xung đột trực tiếp bằng quân sự. B. Chiến tranh lạnh chỉ diễn ra chủ yếu giữa hai nước Liên Xô và Mỹ. C. Chiến tranh lạnh làm cho thế giới luôn trong tình trạng cang thẳng. D. Chiến tranh lạnh diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 1: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnh, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 15: Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do A. tác động của cuộc chiến tranh lạnh và cục diện hai cực, hai phe. B. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc. C. các nước thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế khác nhau. D. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: ASEAN những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng về bối cảnh lịch sử đưa đến xu hướng mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX? A. Chiến tranh lạnh đã kết thúc. B. Vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết. C. Chống lại sự hình thành trật tự đa cực. D. Tình hình chính trị khu vực được cải thiện. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: ASEAN những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu Câu 17: Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc Cải tổ của Liên Xô (từ năm 1985) với Cải cách - mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) và Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)? A. Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách. B. Trọng tâm cải cách. C. Vai trò của Đảng cộng sản. D. Kết quả cải cách. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 18: Từ việc bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” không được Hội nghị Véc-xai (1919) chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc thuộc địa A. phải dựa vào sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. C. phải liên hệ mật thiết với phong trào công nhân quốc tế. D. chỉ có thể đi theo con đường cách mạng tư sản. 3
- Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 6: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 19: Chiến thắng nào đã kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc? A. Cuộc nổi dậy năm 931 do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo. B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. C. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo. D. Trận chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4:Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 20: Nguyên nhân nào Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển? A. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu. B. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ. C. Tránh việc gây chia rẻ trong triều. D. Tập trung quyền lực vào tay Vua. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5: Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Hiểu. Phân tích: 1-Thành phần NL: Nhận thức và tư duy; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4:Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, lớp 11; 3-Cấp độ tư duy: Thông hiểu. Câu 21: Bài học nào từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay? A. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. B. Đoàn kết toàn dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. D. Kiên trì và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Phân tích: 1-Thành phần NL: Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam( từ tháng 8 năm 1945 đến nay), lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dung. Câu 22: Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa- ri (1973), đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề đấu tranh ngoại giao hiện nay? A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao. C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao. Phân tích: 1-Thành phần NL: Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. 4
- Câu 23: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? A. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật. B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. Phân tích: 1-Thành phần NL: Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 4: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. Câu 24: Nét độc đáo trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là A. cách thức tìm đến với chân lí cứu nước. B. thời điểm xuất phát, bản lĩnh cá nhân. C. ý chí đánh đuổi giặc Pháp, cứu Tổ quốc. D. mục đích ra đi tìm con đường cứu nước. Phân tích: 1-Thành phần NL: Vận dụng kiến thức, kĩ năng; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 6: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: Vận dụng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN phải đối mặt với những thách thức như sự đa dạng về chế độ chính trị, tình hình chính trị ở một số nước còn phức tạp, còn tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương, sự chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển giữa các nước gây trở ngại cho hợp tác. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ảnh hưởng các nước lớn đối với khu vực, diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông và tình hình quốc tế; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… đặt ra những thách thức không nhỏ cho Cộng đồng ASEAN. a) Đoạn tư liệu trên đề cập những thách thức trong nội khối và cả bên ngoài của Cộng đồng ASEAN. (Đ) b) Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là cơ hội lớn của các nước ASEAN. (S) c) Để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay cần sự đồng thuận giữa các quốc gia và vai trò trung tâm của ASEAN.(Đ) d) Việt Nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á. (Đ) Phân tích: 1-Thành phần năng lực: a) Tìm hiểu Lịch sử; b) Nhận thức và tư duy Lịch sử; c) và d) Vận dụng kiến thức, kỹ năng; 2-Đơn vị kiến thức: Chủ đề 2: ASEAN: Những chặng đường lịch sử, lớp 12; 3-Cấp độ tư duy: a) Biết, b) Thông hiểu, c) và d) Vận dụng Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sau khi kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngày 21-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh để cho thế giới biết rõ mục tiêu và quyết tâm đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Người khẳng định: “Cuộc kháng chiến rất lâu dài và gian khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất. Chúng ta có 20 triệu chống lại 10 vạn thực dân. Cuộc thắng lợi của ta rất được bảo đảm”. 5
- (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 480-481) a) Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là một cuộc kháng chiến trường kỳ. (Đ) b) Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ của Mỹ. (S) c) Bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân. (Đ) d) Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế. (Đ) Phân tích: 1 – Thành phần NL: a) Tìm hiểu LS; b) Nhận thức và tư duy LS; c) và d) Vận dụng KT, kĩ năng; 2 – Đơn vị kiến thức: Chủ đề 3. Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay, lớp 12; 3 – Cấp độ tư duy: a) Biết; b) Thông hiểu; c) và d) Vận dụng. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Sau đó, Việt Nam và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô, nhưng thất bại. Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh ký với chính phủ Pháp bản Tạm ước, nhường thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá tạo thêm thời gian hoà hoãn để chuẩn bị lực lượng. a) Tạm ước 14/9/1946, Việt Nam đã nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa.(Đ) b) Mục tiêu hoạt động đối ngoại của Việt Nam là nhằm bảo vệ vững chắc chính quyền cách mạng. (Đ) c) Các hoạt động đối ngoại giai đoạn 1945-1954 không góp phần cho Việt Nam thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp Việt Nam. (S) d) Việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để lại bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong chính sách đối ngoại hiện nay là cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. (Đ) Phân tích: 1 – Thành phần NL: a) Tìm hiểu LS; b) Nhận thức và tư duy LS; c) và d) Vận dụng KT, kĩ năng; 2 – Đơn vị kiến thức: Chủ đề 5: Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại; 3 – Cấp độ tư duy: a) Biết; b) Thông hiểu; c) và d) Vận dụng. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc của đất nước và nhân dân Việt Nam. Người là một nhà lãnh đạo vĩ đại với tầm nhìn xa, ý chí và sức mạnh kiên cường, tấm lòng nhân ái bao la. Những phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ mãi soi sáng cho đất nước và nhân dân Việt Nam. a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc của đất nước và nhân dân Việt Nam. (Đ) 6
- b) Công lao đầu tiên của Người là tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Vệt Nam. (Đ) c) Việc tìm ra con đường cách mạng vô sản không phải là công lao đầu tiên và quan trọng nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. (S) d) Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm được lan tỏa và mang lại hiệu quả tích cực trên nhiều lĩnh vực hiện nay. (Đ) Phân tích: 1- Thành phần NL: a) Tìm hiểu lịch sử ; b) Nhận thức và tư duy; c) và d) Vận dụng… 2- Đơn vị KT: Chủ đề 6: Hồ Chí Minh trong Lịch Sử Việt Nam, Lớp 12 3- Cấp độ tư duy: a) Biết; b) Thông hiểu; c) và d) Vận dụng. .……………..HẾT………….. 7

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
