intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Ra đề: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP Phản biện đề: Trường THPT Ngô Quyền THPT NĂM 2025 ĐỀ SỐ 1 MÔN: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (Đề có 4 trang ) Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi một câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Một trong những biểu hiện mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. năm 1945, Cộng hòa Tiệp Khắc được thành lập. B. năm 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. C. năm 1945, Liên bang Cộng hòa Dân chủ nhân dân Nam Tư ra đời. D. năm 1959, nước Cộng hòa Cu-ba thành lập. Câu 2. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong quá trình cải cách, cải tổ. C. Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ. D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Câu 3. Nhà nước Vạn Xuân được thành lập (544) gắn liền với cuộc khởi nghĩa nào sau đây? A. Khởi nghĩa Lí Bí. B. Khởi nghĩa Bắc Sơn. C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 4. Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa lịch sử về thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (1427)? A. Đánh bại hòa toàn ý chí xâm lược của phong kiến phương Bắc. B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. C. Đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất lãnh thổ của triều đại Lê sơ. D. Chấm dứt ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh kéo dài 20 năm. Câu 5. Đâu là một trong những vai trò/mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Cân bằng quyền lực các nước. B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. D. Thực hiện quyền tự do hàng hải. Câu 6. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ đã A. mở ra chiều hướng và điều kiện giải quyết hòa bình các tranh chấp, xung đột quốc tế. B. tạo điều kiện thuận lợi để Liên Xô và các nước Đông Âu vươn lên phát triển kinh tế. C. mở ra thời kì Mĩ vươn lên xác lập được trật tự thế giới đơn cực, bá chủ thế giới. D. tạo điều kiện thuận lợi để Mĩ và Liên Xô phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội Câu 7. Trật tự hai cực Ianta có tác động như thế nào đối với Việt Nam A. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách. B. Chiến tranh ở Việt Nam là nơi thử sức mạnh của quân đội các nước lớn. C. Trở thành tâm điểm của mâu thuẫn Đông – Tây từ khi trật tự hình thành. D. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không đạt được kết quả. Câu 8. Quốc gia thứ 10 gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là A. Campuchia. B. Malaxia. C. Inđônêxia. D. Philippin. Câu 9. Một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN là
  2. A. Cộng đồng Công nghệ ASEAN. B. Cộng đồng Quốc phòng ASEAN. C. Cộng đồng Quân sự ASEAN. D. Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Câu 10. Hiệp hội Đông Nam Á (viết tắt là ASA, thành lập 1961) và tổ chức MAPHILINDO (thành lập năm 1963) hoạt động không hiệu quả vì A. chưa tập hợp được các nước Đông Nam Á vào tổ chức. B. những mâu thuẫn giữa các nước xung quanh vấn đề Campuchia. C. chính sách chia rẽ và can thiệp ngày càng sâu của Mỹ và đồng minh. D. bất đồng trong quan hệ song phương giữa các nước thành viên. Câu 11. Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi để nhân dân Việt Nam nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945? A. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm toàn bộ Đông Dương. C. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Câu 12. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam, chiến thắng nào đã buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)? A. Vạn Tường. B. Bình Giã. C. Điện Biên Phủ. D. Phước Long. Câu 13. Trong giai đoạn 1965 – 1968, nhân dân miền Nam Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Chống chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. C. Chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ. D. Xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Câu 14. Một trong những điểm tương đồng của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và “Điện Biên Phủ trên không” (1972) về tác động đến mặt trận ngoại giao là A. góp phần quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán. B. buộc kẻ thù phải thừa nhận xâm lược và rút quân. C. giành ưu thế ngoại giao cho phe xã hội chủ nghĩa. D. buộc Mỹ rút hết quân xâm lược và tay sai về nước. Câu 15. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là A. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương. B. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao. C. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. D. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Câu 16. Đặc trưng nền kinh tế Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới (1986) là A. tự nhiên. B. bao cấp. C. tự chủ. D. thị trường. Câu 17. Trong đường lối đổi mới giai đoạn (1986-1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế vì A. kinh tế là tiêu chí đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia. B. nền kinh tế của Việt Nam đang bị Pháp vượt qua. C. đang học hỏi bài học kinh nghiệm của Trung Quốc. D. kinh tế tự chủ mới quyết định được các vấn đề khác. Câu 18. Một trong những bài học Đảng Cộng sản Việt Nam rút ra được từ công cuộc Đổi mới đất nước vẫn vẹn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là A. phải đảm bảo lợi ích cho nhân dân. B. phải liên kết với các cường quốc. C. phát triển nhanh các ngành kinh tế. D. thực hiện chế độ tam quyền phân lập.
  3. Câu 19. Một trong những địa điểm mà Nguyễn Ái Quốc thực hiện các hoạt động đối ngoại từ năm 1911 đến năm 1920 là A. Trung Quốc. B. Liên Xô. C. Thái Lan. D. Pháp. Câu 20. Hoạt động đối ngoại của Việt nam từ 1930-1945 được tiến hành bởi tổ chức nào? A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. C. Các hội cứu quốc của mặt trận Việt Minh. D. Các phái đoàn của triều đình nhà Nguyễn. Câu 21. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu, Trung Quốc vì A. có nhiều người Việt Nam yêu nước. B. chính quyền Tưởng ở đây rất mạnh. C. có sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản. D. thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 22. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc phải tiến hành Nguyễn Ái Quốc phải tiến hành triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản vì A. cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ. B. có sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Quốc tế cộng sản. C. yêu cầu thiết tha của nhân dân ba nước Đông Dương. D. các tổ chức cộng sản đã yêu cầu tiến hành hợp nhất. Câu 23. Tháng 12-1946, đứng trước âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hành động nào sau đây để đối phó? A. Ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. B. Công bố chỉ thị Toàn dân kháng chiến. C. Đề ra đường lối kháng chiến đơn độc. D. Đến thăm Pháp để tranh thủ hòa hoãn. Câu 24. Năm 2006, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW, tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhằm mục địch chủ yếu nào sau đây? A. Xây dựng và quảng bá hình ảnh, con người, đạo đức Hồ Chí Minh với bạn bè quốc tế. B. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong toàn xã hội. C. Trực tiếp đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. D. Xử lý nghiêm các sai phạm được phát hiện theo đúng kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hay sai. Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây: Nước Nội dung thỏa thuận Tại châu Âu Tại châu Á Liên Xô Quân đội Liên Xô đóng Trả lại cho Liên Xô nam bán đảo Xa-kha-lin, quân miền Đông nước Liên Xô chiếm bốn đảo thuộc quần đảo Cu-rin Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu Vùng Đông Âu thuộc - Tại Trung Quốc: Liên Xô được thuê cảng Lữ phạm vi ảnh hưởng của Thuận làm căn cứ hải quân, được trả lại tuyến Liên Xô đường sắt Xi-bi-ri-a… - Kiểm soát phía Bắc vĩ tuyến 38 Triều Tiên Mỹ và Quân đội Mỹ, Anh chiếm - Mỹ chiếm đóng Nhật Bản các nước đóng miền Tây nước Đức, - Mỹ kiểm soát Nam vĩ tuyến 38 Triều Tiên phương Tây Béc-lin và các nước - Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á thuộc phạm vi Tây Tây Âu ảnh hưởng truyền thống của phương Tây a) Những quyết định của Hội nghị I-an-ta (2/1945) đã tạo cớ cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. b) Những thỏa thuận tại Hội nghị I-an-ta (2/1945) đã giải quyết triệt để những mâu thuẫn giữa các cường quốc Đồng minh
  4. c) Những thông tin trên là nội dung thỏa thuận của các cường quốc phe Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2/1945) d) Những quyết định tại Hội nghị I-an-ta (2/1945) đã dẫn tới hình thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực các nước Đông Âu. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), trích trong: Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 37, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 457) a) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam chỉ có ý nghĩa đối với dân tộc Việt Nam và thế giới trong bối cảnh thế kỉ XX. b) Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. c) Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ là minh chứng cho sức mạnh của đoàn kết quốc tế trong việc hỗ trợ các phong trào giải phóng dân tộc. d) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam đã đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu. Câu 3. Cho bảng thông tin sau đây: Phân loại Giai đoạn 2011 - 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Tổng kim ngạch xuất khẩu 770,0 tỉ USD 1267,0 tỉ USD Kim ngạch xuất khẩu bình quân 141,9 tỉ USD 251,4 tỉ USD/ năm Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ Tổng kim ngạch nhập khẩu 734,2 tỉ USD 1238 tỉ USD Kim ngạch nhập khẩu bình quân 146,8 tỉ USD/ năm 247,6 tỉ USD/ năm (Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2011 – 2020; Nguồn: Niên giám thống kê) a) Trong giai đoạn từ 2011 – 2020, cán cân thương mại của Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu. b) Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thu nhập cao hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. c) Bảng thông tin thể hiện những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – giáo dục. d) một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2020 là kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau: “Với tư cách là một thành viên của ASEAN, Việt Nam đã có thể giải quyết các vấn đề với các cường quốc trong vị thế cân bằng hơn khi tham gia vào các cuộc họp thường xuyên của ASEAN đối với các đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và EU. Bên cạnh đó, trở thành thành viên của ASEAN sẽ hỗ trợ cho Việt Nam gia nhập vào WTO, một thể chế quốc tế quan trọng khác để hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.” (Lê Minh Tiến, 25 năm hội nhập ASEAN – Một chặng đường gắn kết và chủ động thích ứng, Tạp chí Luật học, số 12/2020, tr. 8) a) Đoạn tư liệu trên phản ánh rõ vai trò Việt Nam đối với tổ chức ASEAN từ khi thành lập.
  5. b) Nhờ việc gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đạt được thế cân bằng về sức mạnh với các cường quốc hàng đầu thế giới. c) Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, các nước Mỹ, Nhật Bản, Nga, EU lần lượt bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. d) Gia nhập ASEAN là cơ sở để Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế. ------------------------------- Hết------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0