intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tam Phước, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tam Phước, Đồng Nai’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Tam Phước, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Ra đề: THPT Tam Phước MÔN: LỊCH SỬ Phản biện đề: THPT Tam Hiệp Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề có 04 trang Họ, tên thí sinh: .................................................................. Số báo danh: ....................................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là A. Lê-nin. B. Xta-lin. C. Pu-tin. D. Goóc-ba-chốp. Câu 2. Năm 1407, sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của triều đại phong kiến Trung Quốc nào sau đây? A. Nhà Hán. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Tống. Câu 3. Nội dung nào sau đây là mục tiêu của Mỹ khi phát động Chiến tranh lạnh (1947)? A. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. B. Chống lại các lực lượng khủng bố ở châu Âu. C. Chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu. D. Thiết lập khối kinh tế ở các nước Đông Âu. Câu 4. Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày tháng năm nào và là thành viên gia nhập thứ mấy trong các quốc gia ASEAN? A. 28/8/1995, thành viên gia nhập thứ 10. B. 27/8/1996, thành viên gia nhập thứ 9. C. 27/8/1995, thành viên gia nhập thứ 8 D. 28/7/1995, thành viên gia nhập thứ 7. Câu 5. Hiến chương ASEAN được ký kết chính thức tại A. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất (tháng 2/1976) B. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 ( tháng 12/1998) C. Hội nghị Cấp cao ASEAN thứ 13 (tháng 11/2007) D. Hội nghị Cấp cao ASEAN thứ 14 (tháng 2/2009) Câu 6. Năm 1945, tổ chức nào sau đây của Việt Nam được thành lập? A. Quân giải phóng miền Nam. B. Uỷ ban Dân tộc giải phóng. C. Trung ương Cục miền Nam. D. Trung đội Cứu quốc quân II. Câu 7. Thái độ và hành động của Mĩ sau thất bại của quân đội Sài Gòn ở Đường 14 - Phước Long (6/1/1975) là A. tăng viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn. B. tấn công quân sự và ngoại giao để đe dọa ta. C. phối hợp với chính quyền Sài Gòn đưa quân đánh chiếm lại. D. phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa ta từ xa. Câu 8. Một trong những nguyên tắc quan trọng của quá trình đổi mới ở Việt Nam là A. không thay đổi quan niệm về chủ nghĩa xã hội. B. không thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa. C. chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị. D. từng bước xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế cũ. Câu 9: Phong trào nào sau đây được Phan Bội Châu tổ chức trong giai đoạn 1905 đến 1917?
  2. A. Tây học. B. Cải cách. C. Bạo động. D. Đông Du. Câu 10: Một trong những tổ chức được Nguyễn Ái Quốc thành lập khi ở nước ngoài giai đoạn từ (1911-1930) là A. Hội liên hiệp thuộc địa. B. Điền Quế Việt liên minh. C. Mặt trận Việt-Miên-Lào. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Câu 11. Năm 1911 đến năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động tiêu biểu nào sau đây? A. Tham gia hoạt động trong Quốc tế cộng sản. B. Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-Sai. C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ nhất. Câu 12: Tổ chức UNESCO tôn vinh “Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” vào năm nào? A. 1997. B. 1977. C. 1987. D. 1988. Câu 13: Nguyên nhân sâu xa bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc là A. nhân dân Việt Nam đã thiết lập được chính quyền vững mạnh. B. chính quyền đô hộ của phương Bắc khủng hoảng, tổ chức lỏng lẻo. C. do ách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ phương Bắc. D. do mâu thuẫn của các thủ lĩnh người Việt với chính quyền đô hộ. Câu 14. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Sự suy giảm thế mạnh kinh tế của Mĩ và Liên Xô B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và các nước Tây Âu. D. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Câu 15: Yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN? A. Chiến tranh lạnh chấm dứt. B. Xu thế hòa hoãn Đông Tây. C. Nhu cầu hợp tác của các nước trong khu vực. D. Vấn đề Campuchia được giải quyết căn bản. Câu 16. Sau khi kí Hiệp định Pari (năm 1973), chính quyền Sài Gòn mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng. Vì thế, quân dân Việt Nam phải A. tiếp tục con đường cách mạng bạo lực. B. ngừng đàm phán kết hợp với ngừng bắn. C. chuyển sang thế giữ gìn lực lượng. D. chuyển sang đấu tranh chính trị hòa bình. Câu 17. Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968? A. Buộc Mỹ chấp nhận đàm phán để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. B. Buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam. C. Làm lung lay ý chí xâm lược Việt Nam của Mỹ. D. Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. Câu 18. Nhiệm vụ trọng tâm của đường lối Đổi mới giai đoạn 1996 - 2006 ở Việt Nam là A. đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. D. hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất. Câu 19. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhằm A. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. B. Phá thế bao vây cấm vận.
  3. C. Giành độc lập dân tộc. D. Thống nhất đất nước. Câu 20. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, của Nguyễn Ái Quốc xuất bản năm 1925 tại Pari đã trở nên nổi tiếng vì A. là một tác phẩm được nhiều người quan tâm đến. B. là một tác phẩm chính của Nguyễn Ái Quốc. C. tác phẩm đã buộc Pháp phải thỏa hiệp. D. tác phẩm lên án tội ác của Pháp và kêu gọi quần chúng đấu tranh. Câu 21: Trước những xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, chiến lược chủ đạo để phát triển đất nước của Việt Nam là gì? A. Tập trung ổn định tình hình chính trị. B. Tập trung phát triển kinh tế. C. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. D. Mở rộng quan hệ ngoại giao. Câu 22. Nhận xét nào sau đây là không đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nạm (1945-1975)? A. Đấu tranh ngoại giao chỉ là sự phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và quân sự. B. Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị. C. có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. D. dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh Câu 23. Thực tiễn công cuộc Đổi mới kinh tế ở Việt Nam (từ năm 1986) để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây? A. Cần hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường vì đó là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. B. Cần tiến hành tư nhân hoá, tự do hoá toàn bộ nền kinh tế để giải phóng sức sản xuất. C. Cần phải xây dựng nền kinh tế thị trường với mục tiêu phục vụ lợi ích của nhân dân. D. Cần đổi mới toàn bộ các ngành kinh tế với tốc độ nhanh nhất để thúc đẩy sản xuất Câu 24. Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với con đường truyền thống của lớp người đi trước? A. Gửi yêu sách đòi Pháp thừa nhận các quyền dân tộc của Việt Nam. B. Tiếp thu nền văn minh phương Tây để giúp đất nước đến phú cường. C. Hướng về phương Tây, khảo sát thực tiễn, tìm hiểu cách mạng thế giới. D. Nhờ các nước phương Tây đào tạo lực lượng để chuẩn bị chống Pháp. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trật tự thế giới mới này [đa cực] được hình thành như thế nào, còn tùy thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,…; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,…); Sự phát triển của cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”. (Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021, tr.424). a . Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về những biểu hiện của trật tự thế giới đa cực đang được hình thành hiện nay. b . Cuộc chạy đua về sức mạnh tổng hợp của các cường quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự hình thành trật tự thế giới đa cực.
  4. c . Mỹ, Nga, Trung Quốc là những cường quốc giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế trong cả trật tự hai cực I-an-ta và trật tự đa cực. d . Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật vừa là nguyên nhân dẫn đến sự xói mòn và sụp đổ của trật tự hai cực I-an-ta, vừa là nhân tố tác động đến sự hình thành của trật tự thế giới đa cực. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB. Sự Thật, Hà Nội, 1977, trang 37, 38). a. Đây là nhận định về hậu quả mà chiến tranh phá hoại đế quốc Mĩ đã gây ra cho miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. b. Chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ đã phá hủy hoàn toàn miền Bắc, gây khó khăn cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. c. Quân dân miền Bắc đã chiến đấu và chiến thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. d. Trong cả hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mĩ đều nhằm mục tiêu buộc ta phải đàm phán, cứu nguy cho Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chúng ta không thể né tránh, kiêng kị cơ chế thị trường, vì đó là sự vận động của quy luật khách quan ngoài ý muốn của ta. Trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chúng ta đã bác bỏ cơ chế thị trường, làm trái quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, rốt cuộc vẫn phải bị động chạy theo tính tự phát của thị trường tự do. Đó là sai lầm cần phải khắc phục”. (Trường Chinh, Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, NXB Sự thật, Hà Nội, 1988, tr65) a. Trước khi đổi mới đất nước, cơ chế quản lí kinh tế của nước ta là tập trung, quan liêu, bao cấp. b. Cơ chế quản lí kinh tế của nước ta là tập trung, quan liêu, bao cấp đã trái với quy luật khách quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng kéo dài, đất nước khủng hoảng trầm trọng. c. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. d. Đổi mới kinh tế chỉ là chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trong lịch sử Nhật Bản, giai đoạn 1955-1973 rất đặc biệt. Giai đoạn đó làm nên một thời đại, thời đại phát triển thần kỳ. Trung bình mỗi năm tăng trưởng 10%, kéo dài gần 20 năm, rất hiệu suất và đạt toàn dụng lao động. Giai đoạn này đã đưa Nhật Bản vươn lên thành một cường quốc công nghiệp, theo kịp các nước tiên tiến phương Tây, thực hiện giấc mơ và mục tiêu của lãnh đạo thời Minh Trị Duy tân. Trong cuốn sách này, GS.TS Trần Văn Thọ phân tích những yếu tố làm nên giai đoạn phát triển thần kỳ ấy xoay quanh hai từ khóa “nhà nước kiến tạo phát triển” và “năng lực xã hội”. Ngoài khung phân tích kinh tế học phát triển để khảo sát chiến lược, chính sách về đầu tư, hội nhập, giáo dục đào tạo, du nhập và sử dụng công nghệ, v.v.., cuốn sách còn đặt vấn đề từ một cái nhìn rộng hơn, khảo sát tư tưởng và hành động của các chủ thể như lãnh đạo chính trị, quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp,… GS. TS Trần Văn Thọ sách “Kinh tế Nhật Bản giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973” (NXB Phanbook tháng 5 - 2022). a) Nhật Bản đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình 10% mỗi năm trong giai đoạn 1955-1973. b) Thành công trong phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 chủ yếu nhờ vào nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. c) Sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản trong giai đoạn 1955-1973 là kết quả của sự kết hợp giữa chiến lược nhà nước kiến tạo phát triển và năng lực xã hội. d) Bài học từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1955-1973 không thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển hiện nay.
  5. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2