
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Với mong muốn giúp các em có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi tốt nghiệp THPT sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các em “Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất, Đồng Nai”. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Thống Nhất, Đồng Nai
- SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI ĐỀ THAM KHẢO TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT MÔN: LỊCH SỬ Mã đề: 121 Thời gian làm bài: 50 phút Họ và tên: ................................................................... Số báo danh: ....... ......... Phần I: Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm Câu 1. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 2. Mở đầu thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa của A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Lý Bí. D.Phùng Hưng. Câu 3. Mục tiêu chính của Liên Hợp Quốc là: A. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. B. giúp đỡ các dân tộc về y tế, giáo dục. C. thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế. D. gìn giữ các di sản văn hóa của nhân loại. Câu 4. 5 nước sáng lập ASEAN gồm A. Thái lan, Singapo, Indonesia, Philippin, Malaysia B. Thái lan, Singapo, Indonesia, Việt Nam, Lào C. Singapo, Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia D. Indonesia, Philippin, Malaysia, Brunei, Mianma Câu 5. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là A. hợp tác để cùng nhau phát triển. B. thành lập một liên minh quân sự. C. tiến tới thành lập nước Liên bang. D. tố chức lại trật tự khu vực châu Á. Câu 6. Nhân dân Bắc Bộ có hành động như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ (Việt Nam) sau Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Ủng hộ về vật chất và tinh thần. B. Kêu gọi các bên kiềm chế. C. Gửi các đoàn quân Tây tiến vào Nam. D. Ủng hộ đấu tranh ngoại giao. Câu 7. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri? A. Điện Biên Phủ trên không năm 1972. B. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. D. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 8. Bài học kinh nghiệm nào của cách mạng Tháng Tám năm 1945 còn nguyên giá trị đến ngày nay? A. Sự lãnh đạo của Đảng, có đường lối chiến lược linh hoạt, phù hợp. B. Chú trọng thời cơ, tạo ra thời cơ để phát triển kinh tế đối ngoại. C. Sự đoàn kết của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. D. Đường lối đấu tranh ngoại giao phù hợp, chú trọng chính sách mở cửa. Câu 9. Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm đổi mới phải A. đồng bộ và toàn diện. C. phát triển kinh tế bằng mọi giá.
- B. thay đổi phương hướng chiến lược. D. lấy chính trị làm trung tâm. Câu 10. Ngày 6-3-1946, Chính phủ nước Việt Nam diện của Chính phủ Pháp bản hiệp định nào sau đây? A. Bàn Môn Điếm. B. Gio-ne-vo. C. Hiệp định Pa-ri. D. Hiệp định Sơ-bộ. Câu 11. Thế giới vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ một trong những lí do cơ bản nào sau đây? A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho dân tộc Việt Nam. B. Là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, tham gia bảo vệ hoà bình thế giới. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh ủng hộ nhân dân Nam Phi chống chế độ A pác-thai. D. Có đóng góp trực tiếp vào giải quyết mâu thuẩn cuộc đối đầu Đông - Tây. Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Xiêm. D. Ấn Độ Câu 13. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời có ý nghĩa gì đối nhân dân Nga? A. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô. B. Kiềm chế sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. C. Xây dựng được liên minh quân sự chống Đức Quốc xã. D. Thúc đẩy phong trào cách mạng tại châu Âu. Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam? A. Chủ động ngăn chặn được mọi hành động xâm lược của thế lực xâm lược. B. Phát huy tinh thần bất khuất của dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm. C. Góp phần quan trọng vào hình thành và phát triển truyền thống yêu nước. D. Góp phần khơi dậy, củng cố tinh thần đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. Câu 15. Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến nay là gì? A. Góp phần ngăn chặn được nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới. B. Là trung gian h oà giải mọi tranh chấp quốc tế giữa các dân tộc. C. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hoá giữa các nước thành viên. D. Là trung tâm giải quyết các mâu thuẫn về vấn đề dân tộc trên thế giới. Câu 16. Mục tiêu xây dựng một Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ sở nào sau đây? A. Hiến chương ASEAN. B. Sự đồng thuận cao của các nước. C. Nguyên tắc hoạt động của ASEAN. D. Cơ cấu hoạt động của ASEAN. Câu 17. Trong thời kì 1945 – 1954, chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thu – đông. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông. D. Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải thành tựu của Việt Nam trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 – 1996)? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện. B. Nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. C. Việc xoá đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả, được nhân dân và quốc tế ghi nhận. D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành. Câu 19. Ở Việt Nam, đấu tranh ngoại giao được nâng lên trở thành một mặt trận trong A. cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975).
- B. cuộc vận động trực tiếp giải phóng dân tộc (1939 – 1945). C. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). D. thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976). Câu 20. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với con đường truyền thống của lớp người đi trước? A. Hướng về phương Tây, khảo sát thực tiễn, tìm hiểu cách mạng thế giới. B. Tiếp thu nền văn minh phương Tây để giúp đất nước đến phú cường. C. Gửi yêu sách đòi Pháp thừa nhận các quyền dân tộc của Việt Nam. D. Nhờ các nước phương Tây đào tạo lực lượng để chuẩn bị chống Pháp. Câu 21. Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng và phát triển đất nước là gì? A.Thu hút vốn, tiếp thu thành tựu khoa học. B.Không bị áp dụng luật chống bán phá giá. C.Sự ổn định tình hình chính trị trong nước. D.Mua được các bằng phát minh với giá rẻ. Câu 22. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), đường lối kháng chiến được xác định là A. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. B. kháng chiến lâu dài với phương châm trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi. C. tự lực, toàn dân, toàn diện, lâu dài, từng bước tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. D. vận động bên ngoài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ. Câu 23. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đã chứng tỏ A. Đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi cơ bản là phù hợp. B. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ giúp cho Đổi mới thành công. C. Sức mạnh ngoại lực đóng vai trò nền tảng cho công cuộc Đổi mới. D. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, lấy chính trị làm trọng tâm là đúng đắn. Câu 24. Đâu là kết quả mà cách mạng Việt Nam đạt được khi ký Hiệp định Giơ-ne năm 1954? A. Miền Bắc giải phóng. B. Thống nhất đất nước. C. Miền Nam giải phóng. D. Đánh bại đế quốc Mỹ. Phần II. Câu hỏi trắc nghiệm Đúng/Sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chỉ chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh… Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16) a) Sau chiến tranh lạnh xu thế đa cực không phải là một trong những xu thế phát triển chính của thế giới. b) Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự tham gia của các trung tâm, tổ chức quốc tế. c) Trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra theo nhiều xu thế mới với những diễn biến phức tạp, chủ trương nhất quán của Đảng và nhà nước Việt Nam là chủ động nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu để vượt qua thách thức. d) Xu thế đa cực được hiểu là một trật tự thế giới mới với vai trò vượt trội của Mĩ, chi phối các nước khác. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Việt Nam khởi đầu kháng chiến chống Mỹ xâm lược trong bối cảnh Hiệp định Giơ-ne-vơ (21-7-1954) – một văn bản mang tính pháp lí quốc tế, công nhận chủ quyền, độc lập
- và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã được kí kết và có hiệu lực; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, Tập 9, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.21) a) Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. b) Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương là một thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nhưng đó là thắng lợi chưa trọn vẹn. c) Trong giai đoạn đầu sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, thế và lực của cách mạng miền Nam Việt Nam bất lợi so với thực dân Pháp. d) Với Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam đã hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Sau 35 năm đổi mới (1986 – 2021), “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay... Thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.10) a) Trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước. b) Những thành tựu của Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn. c) Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là yếu tố quyết định để Việt Nam phải tiến hành đổi mới đất nước. d) Những thắng lợi của công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng tham gia các tổ chức khu vực và toàn cầu. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây: “ Đặt bút kí vào bản hiệp định Pa-ri lịch sử, tôi vô cùng xúc động…Tôi như thay mặt nhân dân và các chiến sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam làm nhiệm vụ đấu tranh trên tiền tuyến và trong lao tù cắm ngọn cờ chiến thắng chói lọi. Vinh dự đó đối với tôi thật quá to lớn. Tôi không có đủ lời để nói lên được lời biết ơn vô tận đối với đồng bào và chiến sĩ ta từ Nam chí Bắc đã chấp nhận mọi hy sinh dũng cảm chiến đấu để có được thắng lợi to lớn hôm nay.” (Nguyễn Thị Bình, Gia đình, bạn bè và đất nước(Hồi ký), NXB Tri thức, Hà Nội 2012, trang 131) a) Đoạn tư liệu trên là của nhân chứng không trực tiếp tham gia sự kiện. b) Đoạn tư liệu thể hiện niềm xúc động, tự hào và biết ơn của tác giả. c) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin liên quan đến việc kí kết hiệp định Pa-ri năm 1973, là thắng lợi to lớn của Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao. d) Hiệp định Pa-ri để lại bài học: đấu tranh ngoại giao có vai trò quan trọng hơn đấu tranh quân sự . Đơn vị biên soạn đề: Đơn vị phản biện đề: Trường THPT Thống Nhất. Trường THPT Dầu Giây

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
