
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai
lượt xem 1
download

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 - Trường THPT Văn Hiến, Đồng Nai
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 TRƯỜNG THPT VĂN HIẾN MÔN: LỊCH SỬ ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh : ………………………………. Số báo danh : ………………………………….. PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Quốc gia nào sau đây đã thành lập nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới? A. Trung Quốc. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 2. Lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 là A. Ngô Quyền. B. Trần Hưng Đạo. C. Lê Lợi. D. Quang Trung - Nguyễn Huệ. Câu 3. Cơ quan nào của Liên hợp quốc chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới? A. Đại hội đồng. B. Ban thư ký. C. Hội đồng bảo an. D. Tòa án quốc tế. Câu 4. Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào? A. Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN. B. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. C. Lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên. D. Hiệp ước Ba-li đã được thông qua. Câu 5. Đâu không phải là một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Chính trị - An ninh. B. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. C. Cộng đồng An ninh - Quốc phòng. D. Cộng đồng Kinh tế. Câu 6. Nội dung nào sau đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám nổ ra? A. Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ. B. phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh. C. Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Câu 7. Một trong những nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là A. đoàn kết kháng chiến. B. vườn không nhà trống. C. toàn dân kháng chiến. D. đánh nhanh thắng nhanh. Câu 8. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam (1959) đã quyết định A. tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng các căn cứ địa. B. phát lệnh tổng khởi nghĩa tiến công trên toàn miền Nam. C. để nhân dân nhân miền Nam sử dụng bạo lực khởi nghĩa. D. phái lực lượng ra miền Bắc chở vũ khí vào Nam đánh Mỹ. Câu 9. Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986 trong hoàn cảnh như thế nào? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã sụp đổ. B. Tình hình thế giới có rất nhiều điểm thuận lợi. C. Đất nước đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ. D. Đang lâm vào khủng hoảng về kinh tế - xã hội.
- Câu 10. Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh là A. Pháp. B. Ấn Độ. C. Liên Xô. D. Ba Lan. Câu 11. Một trong những thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là: A. nhân dân hăng hái ủng hộ cách mạng. B. được sự công nhận của các cường quốc. C. là thành viên của tổ chức Liên hợp quốc. D. thực dân Pháp đã đầu hàng quân Nhật. Câu 12. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình A. có truyền thống yêu nước. B. có kinh nghiệm đi biển. C. nông dân rất nghèo khổ. D. công nhân kỹ thuật cao. Câu 13. Nguyên nhân khách quan đẫn đến sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là A. đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí. B. chưa khai thác tốt thành tựu khoa học kĩ thuật. C. công cuộc cải tổ đất nước có nhiều sai lầm. D. sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch. Câu 14: Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. Lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc B. Sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh C. Những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược D. Các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa Câu 15. Vì sao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ và Liên Xô đối đầu gay gắt? A. Khác nhau về mục tiêu và đường lối chiến lược. B. Do những mâu thuẫn trong hội nghị I-an-ta (1945). C. Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa. D. Sự cạnh tranh gay gắt về ngành công nghiệp vũ trụ. Câu 16. Vấn đề Biển Đông có tác động như thế nào đến sự hợp tác và phát triển của Cộng đồng ASEAN? A. Thách thức lớn đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN. B. Cần tập hợp sự đoàn kết của các nước ASEAN để giải quyết. C. Giúp các nước Đông Nam Á trở thành một khối thống nhất. D. Xóa bỏ những mâu thuẫn để cùng nhau hợp tác và phát triển. Câu 17. Âm mưu của Mỹ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) là A. buộc quân dân Việt Nam đầu hàng không điều kiện. B. khống chế và hủy diệt đường Hồ Chí Minh trên bộ. C. cứu nguy cho quân đội Sài Gòn đang sắp bị tiêu diệt. D. buộc Việt Nam ký hiệp định theo hướng có lợi cho Mỹ. Câu 18. Vì sao trong đường lối Đổi mới giai đoạn (1986-1995) Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm là đổi mới kinh tế?
- A. Kinh tế là tiêu chí đánh giá sức mạnh mỗi quốc gia. B. Nền kinh tế của Việt Nam đang bị Pháp vượt qua. C. Đang học hỏi bài học kinh nghiệm của Trung Quốc. D. Kinh tế tự chủ mới quyết định được các vấn đề khác. Câu 19. Các hoạt động đối ngoại mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành từ sau Cách mạng tháng Tám phải tuân thủ nguyên tắc nào sau đây? A. Không vi phạm đến chủ quyền dân tộc. B. Không nhân nhượng thỏa hiệp với Pháp. C. Nhân nhượng tất cả yêu cầu của Tưởng. D. Giải quyết xung đột bằng thương lượng. Câu 20. Vì sao trong quá trình hoạt động ở nước ngoài (1911-1941) Nguyễn Ái Quốc luôn nhận được sự trân trọng giúp đỡ của nhiều nhân vật uy tín, nổi tiếng trên thế giới? A. Nhân cách cao đẹp của Người. B. Quốc tế cộng sản đã can thiệp. C. Do đề nghị hỗ trợ của Liên Xô. D. Do nguyện vọng của nhân dân. Câu 21. Nguyên nhân của những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay là A. do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ. B. cạnh tranh kinh tế, giành giật thị trường giữa các quốc gia. C. sự xuất hiện, trổi dậy của chủ nghĩa ly khai và khủng bố. D. tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh. Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta (từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)? A. Xây dựng lực lượng chống giặc ngoại xâm. B. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. C. Nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước. D. Nâng cao sức năng lực lãnh đạo của Đảng. Câu 23. Đâu là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong lịch sử đã đem lại thành công cho công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay? A. Đặt lợi ích của Nhân dân lên hàng đầu. B. Kiên trì lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. C. Tận dụng các cơ hội đến từ bên ngoài. D. Tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ. Câu 24. Một trong những điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và Phan Chu Trinh là A. Mục tiêu giải phóng dân tộc Việt Nam. B. Cống hiến hết mình cho cách mạng. C. Khuynh hướng cách mạng cứu nước. D. Ý chí mãnh liệt, muốn đất nước độc lập. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D. “Bài học của thời kì Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay
- suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học — kĩ thuật”. (Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.401) A. Xu thế chính trong quan hệ giữa các nước sau Chiến tranh lạnh là hợp tác, đối thoại. B. Sức mạnh tổng hợp quốc gia bao gồm hai nhân tố chính là kinh tế và khoa học - kĩ thuật. C. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và sự suy yếu của Mỹ trong thời kì Chiến tranh lạnh là do việc chạy đua vũ trang, đối đầu về chính trị - quân sự kéo dài giữa hai cường quốc. D. Sự vươn lên của Đức, Nhật và NICs (các nước công nghiệp mới) đã tác động đến xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu dưới đây: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. (Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457) a. Tư liệu trên nói về ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. b. Cuộc kháng chiến này đã chấm dứt hoàn toàn chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. c. Đó là một chiến công vĩ đại, có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc. d. Cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi đã chấm dứt mọi cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu dưới dây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d. “Tăng trường kinh tế là điều kiện và tiền đề vật chất để thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến lượt mình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là nhân tố và động lực thúc đẩy tăng trường kinh tế cao và bền vững. Tăng trường kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội phải được kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển; phải thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước”. (Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.173) a. Đoạn tư liệu đề cập đến mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh tế và phát triển xã hội. b. Trong công cuộc Đổi mới, Việt Nam tập trung phát triển kinh tế trước, phát triển xã hội sau. c. Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội thuộc trách nhiệm của cả Nhà nước và các doanh nghiệp. d. Chính sách an sinh xã hội của Việt Nam hiện nay chủ yếu hướng vào mục tiêu giảm nghèo. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây:
- “Ngày 17/10/1994, Việt Nam chính thức gửi đơn xin gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 25/7/1995. Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước đó, tháng 6 năm 1994 Việt Nam đã đã được công nhận là quan sát viên của WTO. Cũng trong giai đoạn này, Việt Nam đang tích cực đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ và tham gia các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương khác.” (Trần Văn Cường: Giáo trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Xây dựng, trang 12) a) Tư liệu đề cập đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ sau công cuộc đổi mới. b) Việc gia nhập ASEAN là bước đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. c) Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. d) Trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ với Mỹ là hoạt động quan trọng nhất. HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không được giải thích gì thêm.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch sử có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
7 p |
246 |
15
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Liên trường THPT Nghệ An
16 p |
152 |
8
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
5 p |
181 |
7
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Gia Lai
204 p |
208 |
6
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Cầm Bá Thước
15 p |
133 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phan Đình Phùng, Quảng Bình
5 p |
190 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đông Thụy Anh
6 p |
119 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Đồng Quan
6 p |
154 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Chuyên Biên Hòa
29 p |
186 |
4
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 - Trường THPT Minh Khai, Hà Tĩnh
6 p |
125 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán có đáp án - Trường THPT Phụ Dực
31 p |
118 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán lần 1 có đáp án - Trường THPT chuyên ĐHSP Hà Nội
32 p |
123 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn - Trường THPT Trần Phú
1 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đặng Thúc Hứa
6 p |
101 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai
7 p |
131 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường Chuyên Võ Nguyên Giáp
6 p |
145 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Lần 1)
6 p |
122 |
3
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh học có đáp án - Trường THPT Hồng Lĩnh (Lần 1)
4 p |
152 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
